Xin hãy giúp anh Điệp – hai vợ chồng bệnh tật nghèo khó

Hộ khẩu ở Kim Giao Nam nhưng mấy năm nay, gia đình anh Phạm Văn Điệp phải xuống Diêu Quang (cùng xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), cách đó hơn 4km ăn nhờ ở đậu. Đặc biệt, tai họa ập đến hồi cuối năm 2013, khiến anh Điệp mất nguyên cả phần chân phải sau vụ tai nạn giao thông khiến cuộc sống gia đình càng trở nên khốn đốn.


Gia đình anh Phạm Văn Điệp

Trong gian nhà tạm bợ 20 m2 dựng trên nền đất tái định cư thuê với giá 100 ngàn đồng/tháng, cái gia đình 4 nhân khẩu ấy lẽ ra có thể sống cuộc sống bình thường như bạn chài lam lũ chung quanh. Tai họa ập đến hồi cuối năm 2013, khi Điệp mất nguyên cả phần chân phải sau vụ tai nạn giao thông. Nửa năm điều trị hết tỉnh đến huyện, vết thương giờ vẫn còn đau nhức. Không tự di chuyển được, hàng tháng anh nhờ người thân đưa lên Bệnh viện Bồng Sơn để các bác sĩ theo dõi, chăm sóc.

Anh Điệp trước gian nhà thuê 100 ngàn đồng/tháng

30 triệu đồng chi phí chữa trị là cái giá quá nặng nề cho một hộ ngư dân quanh năm thiếu trước hụt sau. Điệp, từ chỗ là trụ cột gia đình, trở thành gánh nặng trên vai người vợ bệnh tật, ốm yếu. Huỳnh Thị Thảo, 29 tuổi, mắc chứng bướu cổ, nhiễm độc giáp, chủ mô giáp lan tỏa, từng được Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng mổ 1 lần, sau đó, phải định kỳ tái khám. Đi lại tốn kém 400 – 500 ngàn đồng/lượt, giờ cùng túng, chị xin được điều trị ở Bồng Sơn. Từ ngày chồng gặp nạn, người đàn bà nặng chưa tới 40 kg, ngoài chứng basedow còn bị hành hạ bởi bệnh tim, giun đầu chó, giun kim song không tiền chạy chữa ấy, mỗi ngày phải rời nhà từ 4 giờ sáng, vượt chặng đường 15km tới Tam Quan lột da mực thuê. Công việc giúp chị có được từ 40 – 100 ngàn đồng/ngày. Hết mùa mực thì quanh quẩn ở nhà, sống dựa vào con cá, mớ rau, lít nước mắm của bà con chòm xóm. Điệp kể, mắt ngân ngấn nước: “Có hôm vừa bước tới cửa, Thảo đã ngã lăn, bất tỉnh”.

Ông Huỳnh Có, Chủ tịch UBND xã Hoài Hải cho biết: “Địa phương không có nguồn hỗ trợ nào. Chúng tôi chỉ vận động dân 2 thôn lá lành đùm lá rách. Tháng 10.2013, khi xét danh sách hộ nghèo, Điệp “lọt sổ” do còn đi biển được. Sắp tới, chúng tôi sẽ đưa trường hợp này vào diện hộ nghèo. Chỉ ngại, bệnh tình của Thảo mỗi ngày một thêm trầm trọng. Hơn nữa, 2 đứa con (5 và 4 tuổi) rồi sẽ phải đến trường. Chừng đó, không biết họ xoay trở cách sao”.

Hoàn cảnh gia đình anh Điệp rất khó khăn. Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động xin tiếp nhận mọi sự hỗ trợ tại địa chỉ:
Anh Phạm Văn Điệp, ĐT 01636116137

* Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động

Địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

ĐT: 04.39232756; Fax: 04.39232737, 098.222.1960

* Tại TP.Hồ Chí Minh: Cơ quan thường trú Báo Lao Động

Địa chỉ: 43 Hoa Đào, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh. ĐT: 08.35171402;

* Tại Đà Nẵng: Văn phòng Báo Lao động tại Miền Trung Tây Nguyên

Địa chỉ: 86 Lê Duẩn, TP.Đà Nẵng. ĐT: 0511.3825132;

* Tại Cần Thơ: Văn phòng Báo Lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long

Địa chỉ: 101 Trần Văn Hoài, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3823020.

* Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng,

Số tài khoản VND: 10201.00000.13374

Số tài khoản USD: 10202.00000.02906

Số tài khoản EUR: 10203.00000.00075

Tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

* Phần dành cho các tổ chức, các nhân gửi tiền từ nước ngoài:

Bene ficiary name: Quy Xa hoi tu thien Tam Long Vang.

Bene ficiary Bank: Industrial anh Commercial Bank of Viet nam,

(Bic code: Icbvvnvx). Hoan Kiem Branch (37 Hang Bo, Hoan Kiem, Ha Noi)

* Hoặc ủng hộ từ thiện miễn phí tại Vietcombank.

STK: 0021000303088 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, chi nhánh Hà Nội
Theo laodong

Xin giúp cháu Yến vượt qua cơn đau từ các khối u

Nhìn cơ thể em bất giác tôi phải quay đi một lúc, vì không thể hình dung hết những đớn đau lúc này em đang phải chịu đựng. Một cô bé chỉ mới 15 tuổi thôi, mà nếu như phải lìa xa cõi dương gian, thật không còn nỗi đau nào bằng ?

Khắp người em, giờ đây không chỗ nào không có những vết thương. Những khối u đen thẫm, chỗ thì rỉ máu, chỗ thì mưng mủ. Có khối u đã to bằng miệng bát, có khối u vừa bắt đầu xuất hiện bằng ngón tay, nó cứ nhung nhúc trên cơ thể của em khiến em nằm cũng đau, ngồi cũng đau, mà nhiều khi tôi biết em sẽ nghĩ thà chết còn đỡ hơn là phải hứng chịu tình cảnh như lúc này.
Nhưng mẹ em thì không chịu được ý nghĩ sẽ phải mất con. Với chị, nếu cứu được con mà phải đánh đổi bằng bất cứ điều gì, chị cũng sẽ không từ nan. Đã hơn 1 năm nay, chị đã cố gắng trăm phương nghìn cách, hết đi bệnh viện này đến bệnh viện khác, với hi vọng le lói: Rồi con sẽ khỏi bệnh.
“Ai cứu con tôi với ?”
Tính mạng của bé Trần Thị Yến giờ đây như “ngàn cân treo sợi tóc” khi mắc phải căn bệnh ung thư quái ác

Chị tên là Nguyễn Thị Oanh, đến tận tòa soạn của chúng tôi cùng đứa con gái đáng thương, đang trong tình cảnh không đủ sức để đi, thế mà không hiểu sao hai mẹ con vẫn cố gắng vá víu, dựa dẫm vào nhau để đến. Ngay câu mở lời, nước mắt của chị đã trào ra, cứ ngỡ như trời đất đang sụp đổ dưới chân.

Chị Oanh quê ở Phú Thọ, con gái chị là Trần Thị Yến, sinh năm 1999, học lớp 8 Trường THCS Hà Thanh (xã Hà Thanh, thị xã Phú Thọ). “Đầu năm 2013, bỗng nhiên cháu kêu mệt mỏi, chán ăn. Lúc đầu chúng tôi cũng không để ý lắm vì mải lo làm ăn, nhà có 3 đứa con mà vợ chồng tôi chỉ làm nông nên cuộc sống cũng khó khăn lắm. Thế rồi chúng tôi thấy máu ở chân răng của cháu cứ liên tục chảy ra, mới cho cháu đi khám thì bác sĩ bảo gan, lách cháu to bất thường. Rồi bác sĩ kết luận cháu bị ung thư máu, lại ở thể nặng, có thể chết bất kỳ lúc nào làm vợ chồng chúng tôi như chết đứng”.
Các khối u gần như phá hủy toàn bộ cơ thể của bệnh nhân
Các khối u gần như phá hủy toàn bộ cơ thể của bệnh nhân

Sở dĩ hôm nay hai mẹ con chị Oanh đến tòa soạn báo Dân trí, cũng là vì hết cách xoay sở, khi trong túi của hai mẹ con chỉ còn đúng 50.000 đồng, mà bắt xe ôm đi từ Bệnh viện Huyết học truyền máu và Trung ương đến tòa soạn đã mất hết 30.000 đồng. Chúng tôi lại động viên hai mẹ con chị trở lại bệnh viện để tìm cách cứu giúp.

Tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thùy Dương, chúng tôi được biết, cháu Yến mắc phải căn bệnh ung thư máu Lơ xê mi bạch cầu cấp dòng tủy, là một bệnh ung thư ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng. “Bệnh nhân điều trị ở đây đã 1 năm, qua nhiều lần điều trị hóa chất nhưng cơ thể không đáp ứng, thâm nhiễm toàn bộ. Các khối u thâm nhiễm toàn bộ là kết quả của việc di căn từ các ung thư tạng, xương. Phương án điều trị của bệnh nhân hiện tại chỉ mang tính cầm cự, kéo dài mạng sống được ngày nào hay ngày đó mà thôi”.
Nước mắt của người mẹ không ngừng rơi khi tình trạng của con đang ở giai đoạn nguy kịch nhất
Nước mắt của người mẹ không ngừng rơi khi tình trạng của con đang ở giai đoạn nguy kịch nhất

Cái lắc đầu của bác sĩ Thùy Dương khiến chúng tôi cũng hiểu, bệnh tình của cháu Yến đã ở giai đoạn nguy nan, tính mạng giờ đây chỉ như ngọn đèn leo lét trước gió mạnh. “Từ sáng giờ mẹ con em đã có gì vào bụng đâu. Không còn một xu dính túi, cháu Yến được suất cháo từ thiện của bệnh viện nhưng cháu không nuốt nổi. Nó không ăn mà chỉ khóc. Em cũng chỉ biết khóc theo. Con gái không ăn thì em còn lòng dạ nào mà ăn được nữa. Cháu vừa đi tiểu tiện mà toàn ra máu, tôi sợ quá anh ơi”, chị Oanh lại lã chã nước mắt cầu cứu chúng tôi và các bác sĩ.

Tôi lại nhìn những khối u đang phá hủy dần cơ thể của Yến, mà không khỏi xót xa với những đớn đau em đang phải chịu đựng. Đầu em giờ nhẵn thín không một sợi tóc, nhưng cơ thể thì xuất hiện chi chít những khối u đen kịt, mưng mủ, thật là một hình ảnh quá đỗi thê lương. Cái tuổi 15 trăng tròn vành vạnh của cô bé có ai ngờ lại là những ngày tháng đau khổ đến vậy.

“Ai cứu con tôi với”, tiếng gào của chị Oanh, người mẹ yêu con đến tha thiết lại càng làm cho không khí thêm đỗi não nùng.

Thái Bình: Em bé mù gảy đàn khiến người nghe xúc động

 Sáng 15/4, hàng ngàn người trẩy hội đền thờ mẫu Tiên La (Thái Bình) bất ngờ trước tài năng của một đứa trẻ mù mưu sinh bằng nghề gảy đàn ven đường.

Đền Tiên La thờ Bát Nàn Tướng Quân Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định. Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.
Đền Tiên La thờ Bát Nàn Tướng Quân Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định. Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân, được tổ chức vào các ngày 15 đến 17 tháng 3 âm lịch. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự hội ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Chính hội là ngày 17, trùng ngày hy sinh của bà tướng là ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43).
Lễ hội đền Tiên La  được tổ chức vào các ngày 15 đến 17/3 âm lịch. Ngày nay, để phục vụ đông đảo du khách về dự hội, ban tổ chức đã mở hội từ ngày 10 đến 20/3 âm lịch. Chính hội là ngày 17, trùng ngày hy sinh của bà tướng năm Quý Mão (năm 43).
. Năm nay, du khách đến với lễ hội Tiên La đông hơn mọi năm. Họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Phần hội có trò chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, trọi gà, thổi sáo trúc. Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...
Năm nay, du khách đến với lễ hội Tiên La đông hơn mọi năm. Họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Phần hội có trò chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, chọi gà, thổi sáo trúc. Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc.
Tại lễ hội năm nay, du khách lần đầu tiên được chứng kiến tài năng của một đứa trẻ mù lòa, ngồi ven đường gãi đàn nguyệt.
Tại lễ hội năm nay, du khách lần đầu tiên được chứng kiến tài năng của một đứa trẻ mù lòa, ngồi ven đường gảy đàn nguyệt.
Cháu tên là Đỗ Đức Thiện (11 tuổi, trú xã Thành Công, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), bị mù bẩm sinh. Với nghị lực phi thường, Thiện đã chiến thắng số phận nghiệt ngã, mưu sinh bằng nghề hát rong, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
Cháu bé tên là Đỗ Đức Thiện (11 tuổi, trú xã Thành Công, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), bị mù bẩm sinh. Với nghị lực phi thường, Thiện đã chiến thắng số phận nghiệt ngã, mưu sinh bằng nghề hát rong, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
Không chỉ chơi được đàn nguyệt, Thiện có năng khiếu sử dụng được tất cả các loại nhạc cụ khác như ghi ta, óc – gan, sáo, đàn bầu, sáng tác và hát nhiều ca khúc dành cho tuổi thơ. “Sau này, cháu ước mơ sẽ thành một nghệ sĩ chơi đàn, gom tiền giúp đỡ gia đình và những người đồng cảnh ngộ”, Thiện chia sẻ.
Không chỉ chơi được đàn nguyệt, Thiện có năng khiếu sử dụng được tất cả các loại nhạc cụ khác như ghi ta, đàn organ, sáo, đàn bầu, sáng tác và hát nhiều ca khúc dành cho tuổi thơ. “Sau này, cháu ước mơ sẽ thành một nghệ sĩ chơi đàn, gom tiền giúp đỡ gia đình và những người đồng cảnh ngộ”, Thiện chia sẻ.
Nhiều du khách sẵn lòng giúp đỡ Thiện.
Nhiều du khách sẵn lòng giúp đỡ Thiện.
Sáng 15/4, ông Lò Đình Múi - Bí thư Huyện ủy huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết, khoảng 17h ngày 12/4, tại bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) đã xảy ra lốc xoáy và mưa đá gây thiệt hại lớn cho người dân. Vào thời điểm trên, lốc loáy kèm theo mưa đá kéo đến đã làm sập hoàn toàn 3 nhà dân và tốc mái 24 nhà khác. Trận lốc xoáy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản, ước tính lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngay sau khi nhận được tin, huyện Quan Sơn đã cử đoàn công tác tới động viên và hỗ trợ ban đầu cho mỗi hộ bị sập nhà 1 triệu đồng, hộ bị tốc mái 500.000 đồng. Đến hôm nay (15/4), công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiếp tục. Gia đình của 3 ngôi nhà bị sập hiện vẫn đang phải đi ở nhờ, chính quyền địa phương và các ngành đang tích cực giúp đỡ ngày công để giúp các hộ sớm khôi phục chỗ ở. 24 ngôi nhà bị tốc mái cơ bản đã sửa chữa hoàn thành. Để phòng tránh những thiệt hại do thời tiết gây ra, huyện Quan Sơn đang tích cực khoanh vùng để cảnh báo những khu vực có nguy cơ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan tương tự, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra./.
Chứng kiến tài năng của đứa trẻ bất hạnh này, nhiều du khách không khỏi xúc động và khâm phục nghị lực vươn lên của cháu.
“Luồn qua bóng mẹ, vào chùa thảnh thơi” là một trong những nghi lễ tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo quan niệm, sau khi quỳ bò qua lại 10 vòng, người ta sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
“Luồn qua bóng mẹ, vào chùa thảnh thơi” là một trong những nghi lễ tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo quan niệm, sau khi quỳ bò qua lại 10 vòng, người ta sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nhiều du khách vây quanh giếng nuôi cá thần trong đền thờ Tiên La.
Giếng nuôi cá thần trong đền thờ Tiên La.
Bên cạnh những trò chơi mang tính trí tuệ, lành mạnh, lễ hội vẫn còn xuất hiện nhiều trò chơi mang tính đỏ đen, bạo lực…
Bên cạnh những trò chơi mang tính trí tuệ, lành mạnh, lễ hội vẫn còn xuất hiện nhiều trò chơi mang tính đỏ đen, bạo lực…
Nhiều cửa hàng công khai bán súng đạn có khả năng gây sát thương cao, nhiều cái có giá tới 600 nghìn đồng.
Nhiều cửa hàng công khai bán súng đạn có khả năng gây sát thương cao, nhiều cái có giá tới 600 nghìn đồng.

Cô Đính – người mang lại công việc cho 6 cô gái khiếm thính

 Mỗi cô gái bị khiếm thính trong ngôi nhà này có quê quán, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng tình cờ gặp nhau ở một nơi, họ coi nhau như chị em gái. Hàng ngày, họ cùng nhau sinh hoạt, giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ rất riêng và cần mẫn làm việc để nuôi sống chính bản thân mình.

Hàng ngày, họ cần mẫn làm việc, giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng và quan tâm lẫn nhau như chị em một nhà.

Chân dung những cô gái bị khiếm thính bẩm sinh kể trên chính là Lê Thị Thúy Hằng, Hà Thị Mai Hòa, Lê Thị Vân, Phùng Linh Chi, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phạm Thị Ngọc Ánh. Hiện gần 2 năm nay, 6 cô gái trẻ này cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhau trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 6, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội.

Một sáng hè, chúng tôi tìm đến địa chỉ ngôi nhà đặc biệt kể trên. May mắn chúng tôi đã gặp đủ 7 thành viên cũng rất đặc biệt của ngôi nhà này. Mỗi thành viên đều có hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Song hầu hết họ có tuổi đời còn rất trẻ. Thành viên lớn tuổi nhất năm nay chỉ mới 28 tuổi. Còn thành viên ít tuổi nhất năm nay 21 tuổi.

Hàng ngày, họ cùng nhau sinh hoạt, vui đùa và làm việc với nhau như một gia đình đầm ấm thật sự dưới sự quản lý của người mẹ thứ 2 – chị Nguyễn Thị Đính (50 tuổi).

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Ngôi nhà đặc biệt của các cô gái trẻ

Ngay từ khi bước chân vào căn nhà nhỏ này nằm sâu trong ngõ này, vì đang trong giờ làm việc nên tuyệt nhiên không nghe thấy những tiếng nói cười đùa ồn ã. Ngược lại, chỉ nghe thấy tiếng lạch cạch của những chiếc máy may. 7 cô trò trong căn phòng nhỏ lại thi thoảng ngước lên hỏi nhau bằng những cử chỉ khua khoắng tay – một thứ ngôn ngữ ký hiệu của các bạn khiếm thính.

Người thủ lĩnh tận tâm dồn hết năng lượng

Người đầu tiên phải kể tới trong ngôi nhà nhỏ đặc biệt này chính là chị Nguyễn Thị Đính, 50 tuổi (người chuyên phụ trách chăm sóc 6 cô gái khiếm thính).

Dù gia cảnh chỉ bình thường nếu chưa muốn nói là khá khó khăn khi mọi thu nhập chỉ trông chờ vào người chồng lái taxi, nhưng 1 năm rưỡi quản lý và làm việc tại đây, chị Đính vẫn luôn tận tâm dồn hết năng lượng cho ngôi nhà này. Chính bởi thế, chị được 6 cô gái trẻ coi như người mẹ hiền thứ 2 của mình.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Chị Nguyễn Thị Đính, 50 tuổi

Mỗi ngày, dù đi làm xa nhà 8-10km, nhưng không ngày nào chị vắng mặt. Bởi nếu không đến, chị sẽ cảm thấy không yên tâm khi các em nhốn nháo, mong chờ cô đến: “Hàng ngày mình vạch kế hoạch công việc cụ thể, sau đó phân chia công việc hợp lý cho các em. Tiếp đó, khi thì mình tự làm các sản phẩm mẫu, hướng dẫn các em cách phối màu, cách may, cách ghép vải… lúc lại chạy ra chợ mua nguyên liệu, mua vải may nếu hết.

Hay khi có khách order hàng, mình lại tranh thủ trưa hoặc chiều tối hay khi đi mua nguyên liệu để đi đưa hàng. Một ngày của mình cứ xoay như chóng chóng với đủ thứ việc lặt vặt như vậy”.

Vì hàng ngày tiếp xúc trò chuyện với các cô gái nhiều nhất, lại hiểu được ngôn ngữ ký hiệu của các em khiếm thính nên phần nào chị còn hiểu tính nết của 6 thành viên này còn hơn cả bố mẹ các em ở nhà. Thương các em hơn cả các em thương mình, hàng ngày chị Đính luôn tận tâm chăm lo cho các em từ cái tăm, đến gạo, nước, rau ăn hàng ngày.

Chị chia sẻ: “Vì 6 em ở đây đều là những cô gái bị khiếm thính bẩm sinh, lại có có hoàn cảnh khá đặc biệt nên các em rất nhạy cảm. Do đó mình thật sự thương các em nhiều hơn phần các em thương mình. Bởi mình luôn muốn các em trưởng thành hơn để sau này khi có gia đình, các em cũng đỡ khó khăn hơn, trưởng thành trong xã hội. Do đó, bất cứ việc gì giúp được các em, mình cũng không nề hà”.

Chính bởi thế mà dù đi làm xa nhà, công việc lại vất vả, trong khi lương chỉ được 4 triệu đồng/tháng nhưng chị Đính vẫn cứ gắn bó với lớp học và theo 6 cô gái từ ngày đầu đến giờ: “Nhiều khi mình cũng mệt mỏi, buồn, bất lực lắm. Bởi công việc đòi hỏi nhiều tâm sức, thời gian. Mình đã dồn hết năng lượng của mình có mà nhiều khi các em chỉ tiếp thu, học được phần nào, đặc biệt có những lúc, các em chưa có tính tự giác cao khiến mình khá vất vả”.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Mỗi người một công việc

Nhất là những ngày đầu khi ngôi nhà chung này mới hoạt động, do số vốn ban đầu ít ỏi, sản phẩm bán ra dù đẹp nhưng chưa có đầu ra, chưa được tiêu thụ nhiều trên thị trường nên hoạt động rất khó khăn: “Rất nhiều lần mình buồn chán nhưng đến lớp học là chẳng dám thể hiện ra mặt. Mình không muốn các em biết nỗi buồn, gánh nặng cũng như những cực nhọc của mình. Bởi các em khiếm thính nên rất nhạy cảm. Mình sợ những hành động tiêu cực của mình ảnh hưởng đến tâm trạng các em. Do đó, mình phải lẳng đi hết những gì buồn chán để hòa vào với các em”.

Cứ thế, chị Đính cứ nhẹ nhàng quan sát, lắng nghe những gì các em nói. Chị cũng nhẫn nại giải thích cho các em từng ly từng tí một. Với các mẫu cũ mà cô trò làm thạo rồi không nói làm gì. Nhưng các mẫu mới nào ra mắt, hầu như 7 cô trò làm đều phải làm việc khá vất vả.

“Nhiều khi, mình chỉ bảo thì trò bảo hiểu rồi. Nhưng trò có thể hiểu sai hoặc làm không đúng ý nên sản phẩm vẫn sai. Mình lúc ấy cũng phải rất nhẫn nại giải thích cho các em. Bởi thực sự, dạy và hướng dẫn những người bình thường đã khó, đằng này lại dạy và hướng dẫn cho cả 6 cô gái vừa câm vừa điếc nên càng khó hơn”, chị Đính thú nhận.

Khi 6 cô gái đã hiểu những gì chị Đính truyền tải bằng ký hiệu ngôn ngữ riêng của nhóm, mỗi người mỗi công đoạn sẽ được chị phân công làm. Để sản phẩm mỗi ngày một đẹp hơn, chị luôn đòi hỏi kỹ thuật may đẹp, làm đẹp.

“Với những em đã làm đẹp rồi, may đẹp rồi thì mình luôn nhắc cần phải may đẹp hơn. Hay có những bạn lại may sản phẩm ẩu, không cẩn thận thì hướng dẫn và nhắc con phải may cẩn thận hơn, gọn gàng, sạch sẽ hơn. Để làm được điều này, mình cũng phải tự quan sát để ý vể nắm hết tính cách và thế mạnh của từng bạn, phân công hợp lý, bình đẳng thì các bạn mới phục và không tị nạnh nhau”, chị kể.

Ngoài sát sao trong công việc, chị đặc biệt này cũng kiêm luôn người mẹ, người chị hướng dẫn các em lau nhà, quét sân, lau dọn nhà vệ sinh… Thậm chí, từ việc rửa bát, rửa cốc chén thế nào, hướng dẫn tắm giặt ra sao, chị cũng tranh thủ phải làm cụ thể và hướng dẫn từng ly từng tý cho các em.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Bữa trưa bình thường của cô trò

Có lẽ, vì cô trò quá gắn bó với nhau còn hơn cả người thân ruột thịt nên ở lớp học này chị Đính được các bạn yêu quý như người mẹ hiền: “Ngày thường, cô trò đều hay ăn cơm trưa cùng nhau. Có những hôm 12h trưa mà cô đi đâu đó chưa về là các em cũng nhất định chờ cơm cô dù cô bảo cứ ăn trước đi. Hoặc những buôit trưa nghỉ ngơi, cô thường vừa ăn cơm vừa là phiên dịch viên bất đắc dĩ các bộ phim các em thích xem”.

Thậm chí, mang tiếng giờ làm mỗi ngày thường kết thúc vào lúc 5h chiều nhưng rất hiếm khi chị đã ở lớp học về được trước 6 giờ tối: “Chiều nào cứ hết giờ làm, cả nhóm lại xúm lại nhờ mình đọc và trả lời, tư vấn, giải thích giúp tin nhắn của các bạn gửi đến mà các bạn ý không hiểu. Hoặc có bạn nào đó giận nhau thì nhờ mình hòa giải giúp”.

Ngôi nhà đặc biệt đầy ước vọng của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Công việc hàng ngày đòi hỏi sự tỉ mẩn

Qua tiếp xúc và tìm hiểu hoàn cảnh của 6 cô gái này, chị Đính cho hay: “Tất cả các em ở đây đều sinh ra trong những gia đình nghèo khó, anh chị em nhiều người mắc khuyết tật khiếm thính. Trước khi đến công ty này làm việc, hầu hết các em đều đã trải qua tuổi thơ buồn tủi với nhiều lời phân biệt khiến ai cũng ắặc cảm suốt 1 thời gian dài”.

Tuy nhiên, bằng nghị lực và ý chí mạnh mẽ, tất cả 6 cô gái bị khiếm thính trẻ tuổi này hiện đều cố gắng vươn lên để tạo dựng cuộc sống tự lập cho riêng mình.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Mỗi cô gái mỗi hoàn cảnh và quê khác nhau nhưng đều rất khéo léo

Trong 6 cô gái, Hà Thị Mai Hòa (SN 1987) là cô gái nhiều tuổi nhất. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quê ở Nghệ An nghèo khó quanh năm. Thế nhưng thiệt thòi chưa dừng tại đó khi trong gia đình Hòa có 4 anh chị em thì 3 anh chị em Hòa đều bị khiếm thính. Gia đình Hòa vì thế rất khó khăn nên bố mẹ đành phải gửi con lên đây.

Tại ngôi nhà nhỏ này, cô gái 28 tuổi này nhận nhiệm vụ chuyên máy vì Hòa có tính may vá rất cẩn thận. Chính Hòa là người chuyên may vá những con thú nhồi cát tại ngôi nhà nhỏ này.

Cô gái thứ 2 được đánh giá là xinh đẹp nhất nhà trong ngôi nhà này là Lê Thị Vân (SN 1994). Vân sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em ở Hà Tây nhưng Vân và một chị gái cũng bị khiếm thính từ nhỏ. Từ nhỏ, cuộc sống ở quê nghèo nên Vân chỉ hay quanh quẩn trong nhà.

Rồi Vân biết đến ngôi nhà chung này và nhanh chóng nhận nhiệm vụ chuyên làm búp bê. Bởi thực tế, Vân là bạn gái làm búp bê rất nhanh và giỏi. Vì khéo tay nên búp bê nào Vân làm cũng có hồn, có hình dáng rất xinh xắn và tươi tắn như chính con người Vân ngoài đời vậy. Em cũng thường xuyên thêm thắt những ý tưởng mới lạ khác với cô giáo nên búp bê trở nên hồn nhiên, sinh động hẳn lên.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Hàng ngày, mỗi người phụ trách một công đoạn để cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng

Cô gái thứ 3 tên Phạm Thị Ngọc Ánh. Khác với các bạn trong lớp học, cô gái Phạm Thị Ngọc Ánh (SN 1993) sinh ra trong 1 gia đình Hà Nội nhưng nhà chỉ có mỗi Ánh là con 1. Gia đình Ánh không đến nỗi quá khó khăn nhưng Ánh vẫn thích ở ngôi nhà chung này.

Tại đây, Ngọc Ánh luôn cần mẫn chuyên lộn các sản phẩm đã may cho các thú nhồi bông và búp bê. Sau đó, Ánh giúp nhồi cát và ngồi thêu mặt búp bê.

Ngoài ra, phải kể tới cô gái mang cái tên rất đẹp – Phùng Thị Linh Chi (SN 1994). Với bản tính nhanh nhẹn, chăm chỉ, ngoan và rất khéo tay, Linh Chi là người phải làm tương đối nhiều việc và toàn việc nặng như: chuyên tỉa, làm sạch các sản phẩm, rang gạo, đập quế hồi…

Sinh năm 1994, cô gái Nguyễn Thị Kim Ngân lại đến từ Thái Bình. Tuy có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nhưng từ ngày vào ngôi nhà này, Kim Ngân luôn chăm chỉ học và có trách nhiệm với công việc. Vì thế, Ngân dần trở nên khá khéo tay và là người chuyên đảm nhận việc khâu, là sản phẩm.

Cuối cùng, phải kể tới Lê Thúy Hằng – cô gái trẻ tuổi nhất trong ngôi nhà này. Hằng năm nay vừa bước sang tuổi 21. Cũng như nhiều bạn ở đây, Hằng có tuổi thơ vô cùng thiếu thốn khổ cực khi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình nông nghiệp có 6 anh chị em ở Nghệ An.

Tại lớp học, Hằng được coi là thủ lĩnh thứ 2 trong căn nhà này vì Hằng khá nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và đặc biệt có kỹ năng quản lý tốt. Nhưng khi cô giáo Đính bận, Hằng thay cô chỉ đạo các bạn ăn uống, quán xuyến công việc. Bên cạnh đó, Hằng cũng thường xuyên phối hợp cùng cô vẽ, cắt mẫu, làm, may mẫu với tay nghề tương đối vững.

Nói chung, tuy không thể nghe nói bình thường nhưng 6 cô gái bị khiếm thính này đều sở hữu đôi mắt tinh anh và đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những con thú nhồi cát xinh xắn, ngộ nghĩnh với chất liệu đặc biệt an toàn.

Ngoài được làm tỉ mỉ từ vải, chúng còn được nhồi bằng cát ấm Quảng Bình – thứ cát mịn, không thể chui lọt khe vải và bao giờ cũng được ướp hương quế hồi thơm nồng. Do tất cả các sản phẩm thú nhồi cát ở đây được 6 cô gái làm hoàn toàn bằng thủ công nên để làm ra sản phẩm mất khá nhiều công sức.

Nơi ‘cứu cánh’ của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp

Gia đình đặc biệt của 6 cô gái trẻ

Bình thường, tùy vào từng mẫu thiết kế, kích cỡ và độ tinh xảo khác nhau mà thời gian 6 cô gái làm ra sản phẩm hoàn chỉnh cũng khác nhau. Tính ra, một người hàng ngày miệt mài và làm nhanh nhất cũng chỉ làm ra 1 -2 con/ngày.

Theo chị Nguyễn Thị Đính cho biết: “Những sản phẩm này khi bán trên thị trường có giá trên dưới 100 ngàn đồng. Tuy nhiên, vì chưa tìm được nơi để xuất buôn nên sản phẩm bán ra chưa được nhiều. Trong khi chi phí phải chi trả hàng tháng thì quá lớn”.

Được biết, dù hoạt động còn nhiều eo hẹp nhưng công ty luôn cố gắng chi trả toàn bộ chi phí ăn ở, toàn bộ vật dụng sinh hoạt  hàng ngày cho 6 cô gái. Chưa kể, các cô gái này cũng được nhận thêm 2 triệu tiền lương mỗi tháng để chi tiêu.

“Ở đây, các em làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật nào các em cũng được nghỉ. Khi ấy, các em hay tham gia sinh hoạt các hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ người khuyết tật. Vừa được làm và vừa được vui chơi bổ ích, các em vui lắm. Hôm nào không sinh hoạt ngoại khóa, các em lại cùng nhau ở nhà nấu nướng, xem phim quây quần bên nhau vui vẻ chẳng khác gì chị em gái”, chị Đính nhìn các em và nói trong hạnh phúc.

Theo Tiin

Xúc động với người mẹ tật nguyền dùng chân chăm sóc con

Tuy bị khiếm khuyết về cơ thể, nhưng chị Mã vẫn chăm con rất khéo léo mà không hề thua kém một người mẹ nào.

Chị Mã năm nay 26 tuổi, sống ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.  Ngay từ nhỏ, chị Mã đã bị khiếm khuyết đôi tay. Sau đó, chị lại bị mắc bệnh khiến đôi chân càng ngày càng co quắp lại. Do nhà không có điều kiện chữa trị nên đành để mặc đôi chân của chị cứ biến dạng dần dần.

Tuy nhiên, vượt qua số phận khó khăn, chị Mã đã tìm mọi cách để cố gắng tập luyện đôi chân và tìm cách vươn lên trong cuộc sống. 5 tuổi, chị bắt đầu đi lại được. Đến 6 – 7 tuổi, chị đã tự mình làm được một số công việc nhà đơn giản. 8 tuổi chị đã biết nấu cơm và cho em ăn. Lớn lên, chị bắt đầu tập luyện để dùng đôi chân làm những việc khâu vá quần áo, thêu thùa đơn giản để kiếm thu nhập tự nuôi sống bản thân. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình khó khăn và gian nan vất vả mà không phải ai cũng có thể làm được.

Chị Mã cũng có khát vọng muốn được làm vợ, làm mẹ. Chị đã tính làm mẹ đơn thân nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép. May mắn thay, chị đã gặp được chồng của mình bây giờ. Anh yêu thương chị vì đức tính hiền lành, chịu khó. Niềm hạnh phúc lại càng nhân đôi khi chị Mã đón đứa con trai đầu lòng ra đời. Tuy nhiên chồng của chị phải đi làm xa nên tất cả mọi việc chăm sóc con ở nhà chị Mã phải gánh vác.

Chị Mã đã dùng đôi chân của mình để ôm con, tắm rửa, thay tã, giặt giũ và cho con ăn. Chị còn khéo léo thêu thùa, tạo ra những đồ chơi bằng đôi chân của mình để cho con chơi. Ban đầu, các động tác chân của chị không được khéo léo và còn nhiều vụng về. Người nhà của chị cũng lo lắng chị sẽ làm tổn thương bé. Nhưng bằng sức mạnh kỳ diệu và tình yêu thương của người mẹ, chị đã làm được hết tất cả.

Con trai chị bây giờ đã được 7 tháng, rất khỏe mạnh và đáng yêu. Chị Mã chia sẻ: “Người bình thường chăm sóc con được thì người tật nguyền cũng có thể làm được. Dù cách thể hiện hay chăm sóc của tôi có vẻ khác với mọi người nhưng tình yêu thương của tôi dành cho con cũng không kém một người nào khác”.

Theo Yan

Bà giáo của trẻ khuyết tật và người nghiện

Khi nhắc đến bà Hồ Hương Nam (82 tuổi) cả phố An Dương (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) ai cũng biết đến bà. Ngoài việc cưu mang, giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, bà còn là “cô giáo” của nhiều trẻ em khuyết tật.

 
Bà Nam luôn mỉm cười trìu mến khi nhắc đến những học trò của mình. Ảnh: N.C

Hai mô hình cùng song hành với người giáo già

Sau khi về hưu, bà làm cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em ở phường. Công việc đòi hỏi bà đến từng ngõ, gõ từng nhà. Cũng chính lúc này bà chứng kiến những thanh niên nghiện ngập hay những đứa trẻ bất hạnh sinh ra mang hình hài không bình thường, không được giao tiếp với bên ngoài, đặc biệt không được đi học. Tình thương trách nhiệm của một nhà giáo bao nhiêu năm làm nghề trồng người trong bà trỗi dậy thúc đẩy bà làm một việc gì đó giúp đỡ họ.

Năm 1993, bà thành lập câu lạc bộ của những người nghiện, vận động họ đi cai nghiện. Bà nói: “Họ đã bị rơi vào vũng bùn của xã hội, mình phải cưu mang để họ có chỗ dựa, không rơi vào đường cùng. Cứ hắt hủi, bỏ mặc họ thì thật đáng thương”. Sau khi những thanh niên này cai nghiện trở về, bà tìm một địa điểm ở phố An Dương giúp họ làm nghề rửa xe tự nuôi bản thân mình.

Khi những người nghiện có việc làm, bà lại bắt đầu trăn trở về những đứa trẻ bị khuyết tật. Bà lần nữa tiếp tục hành trình vận động, thuyết phục họ đưa con em khuyết tật của mình tham gia lớp học. Đến từng nhà, thuyết phục từng người, một lần, hai lần, ba lần… là hành trình thật gian nan, xen lẫn tủi thân. Có người vừa thấy bà đến đầu ngõ đã đuổi bà quầy quậy. Bà tâm sự: “Có những hôm đi bị chửi thậm tệ, nào là già rồi lẩm cẩm, việc mình không lo, đi lo việc thiên hạ. Biết tâm lý họ mặc cảm nên tôi không nản chí, kiên trì thuyết phục, dần dần họ cũng đồng ý”. Năm 1997, lớp học tình thương do bà chủ nhiệm được mở. Lúc đầu lớp học chỉ có hai học sinh. Bà vừa dạy vừa tiếp tục vận động những
gia đình khác.

Sau một thời gian tham gia lớp, các cháu biết về nhà chào hỏi, ăn cơm biết mời, tự đi vệ sinh, khi nghe phụ huynh kể lại, bà càng có niềm tin để tiếp tục công việc của mình. “Tiếng lành đồn xa”, các phụ huynh trước đây xua đuổi bà, giờ đã đồng ý cho con theo học.

Những đứa trẻ đến với bà đều gia đình khó khăn, mang khuyết tật khác nhau, như: Thiểu năng trí tuệ, câm, điếc, tự kỷ, khuyết tật về vận động… Bởi vậy, bà phải có nhiều phương pháp dạy khác nhau. “Dạy cho trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật còn khó hơn nhiều. Mình phải kiên trì, nhẫn nại, thậm chí một chữ cái có khi dạy cả tháng các cháu không nhớ là chuyện thường. Mình phải khái niệm cho các cháu, định hình cho các cháu được hình dạng chữ, phân biệt chữ a với o khác nhau thế nào và phải viết cho thẳng hàng, những trẻ câm điếc thì có giáo án riêng” – bà Nam tâm sự.

Cứ ngỡ mới hôm qua

Khi nhắc đến những kỷ niệm thời gian này, bà nói ngắn gọn hai từ “tình người”. Những đứa trẻ đến với lớp học của bà biết đọc, biết viết đã là điều kỳ diệu. Nhưng việc bà “biến” những đứa trẻ khuyết tật đó biết cảm nhận và thể hiện tình yêu thương mới là điều phi thường, những việc mà ban đầu chính bố mẹ các em cho rằng “không thể làm được”. “Năm 2002, tôi bị tai nạn, cháu Thoa trong lớp đến thăm, thấy bà nằm, tay băng bó, nó đã khóc vì sợ bà chết. Ngày 20.11 tôi được các cháu tặng hoa, tôi hỏi các cháu lấy tiền đâu mua hoa tặng bà? Nghe chúng bảo tiền từ quà ăn sáng, tôi không kìm được nước mắt” – bà Nam rưng rưng kể lại.

Chặng đường bà đưa chữ đến với trẻ khuyết tật luôn có sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng xã hội, nhưng không ít lần bà cháu đang học thì phải trả địa điểm để địa phương xây trường, hay xây nhà văn hóa, mấy bà cháu lại phải tìm chỗ khác. Lần cuối cùng bà phải nhờ đến Phòng Giáo dục Q.Tây Hồ giúp đỡ. Người mà bà không bao giờ quên là cô giáo Trần Thị Vân (Hiệu trưởng Trường THCS An Dương). Từ đó đến nay các cháu có một căn phòng để học tử tế.

Mặc dù mái tóc đã pha sương, đôi lưng đã còng nhưng tấm lòng bà vẫn luôn hướng về những số phận thiệt thòi trong xã hội. Ông Việt (56 tuổi, chạy xe ôm ở phố An Dương) nói: “Bà cưu mang nhiều người lắm, từ người bị nghiện ma túy đến trẻ khuyết tật, cả khu phố ai cũng cảm phục bà bởi tấm lòng nhân hậu”.

Hiện nay lớp học tình thương của bà có 17 cháu theo học, với mong muốn sẽ có nhiều lớp được học như thế này nữa, nhiều trẻ khuyết tật có thể được biết đến con chữ là tâm nguyện của người giáo già 82 tuổi này.

 

Theo Báo Lao Động

Rung thu ấm áp của những học sinh khiếm thị

  Năm nay, với sự chung tay của những tấm lòng nhân ái, các em học sinh khiếm thị của Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu lại được tự tay làm cho mình những chiếc bánh Trung thu. Nhìn các em háo hức khi được cầm trên tay những chiếc bánh do mình làm ra, niềm hạnh phúc trào dâng trong trái tim mỗi người.

Kết nối những trái tim

Theo cô Nguyễn Thu Hà, tổ trưởng tổ giáo dục chuyên biệt nhà trường, năm nay là năm thứ 3 các tình nguyện viên đến tổ chức cho các bé làm bánh Trung thu. Họ đến từ nhiều tổ chức khác nhau, một số người là bạn bè của giáo viên trong trường, một số người nghe nói đến hoạt động này và tự tìm đến. Cô Thu Hà cho biết, bánh Trung thu do các bé làm ra không chỉ để thưởng thức mà sẽ được gửi tặng các bạn vùng cao, vùng khó khăn.

Lịch làm bánh được thông báo vào 3 giờ chiều nhưng từ rất sớm, 8 sinh viên tình nguyện thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội đã có mặt ở nhà ăn của các em học sinh. Mỗi người một việc, các bạn lau dọn bàn, rửa các khay bánh, chuẩn bị chu đáo mọi việc. Trần Tố Loan, sinh viên Trường Đại học Dược cho biết: “Đã nhiều lần đến Trường Nguyễn Đình Chiểu thăm các em học sinh khiếm thị, nhưng đây là lần đầu tiên em được cùng các em làm bánh Trung thu. Em rất hạnh phúc khi góp một chút công sức để Trung thu trở nên đẹp và đáng nhớ trong lòng các em”. Chung cảm xúc như các bạn sinh viên tình nguyện Trường Đại học Dược, càng gần giờ tổ chức, các tình nguyện viên có mặt càng đông. Mọi người tìm cho mình một vị trí phù hợp để có thể góp sức vào hoạt động có ý nghĩa này.Chị Phương, một trong những tình nguyện viên thuộc nhóm Bông Sen cho biết: “Năm nay là năm thứ ba nhóm tình nguyện Bông Sen tổ chức làm bánh Trung thu cho các con ở Trường Nguyễn Đình Chiểu. Do bận bịu công việc nên các thành viên có mặt không đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng duy trì hoạt động này hàng năm. Bông Sen mong rằng với những hoạt động như thế, Trung thu của các con ở Trường Nguyễn Đình Chiểu sẽ vui hơn, đầy đủ hơn”.

Đúng giờ, các bé khiếm thị của Trường Nguyễn Đình Chiểu hào hứng nắm tay nhau bước vào nhà ăn và tìm một chỗ ngồi phù hợp. Nhân bánh đủ màu sắc được chia đều vào mỗi khay. Các tình nguyện viên chẳng ai bảo ai, thay nhau lọc bột, nhào bột, phân chia khuôn bánh và sắp xếp lên bàn, chuẩn bị cho “bữa tiệc” lớn của các bé.

Nhiều tình nguyện viên mang các con đến tham dự cùng các bạn khiếm thị với mong muốn các con hiểu và thông cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Hôm nay, bé Vũ Gia Uyên San (9 tuổi, Gia Lâm) rất vui khi được cùng mẹ và em gái tham gia làm bánh Trung thu cùng các bạn học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu. Vì đã nhiều lần được gặp gỡ và giao lưu cùng các bạn nên Uyên San rất tự nhiên. Thấy ai làm gì cô bé cũng bắt chước. Uyên San tự tay nhào bột, nặn nhân bánh cùng các anh chị, cô chú tình nguyện viên. Được cùng mẹ và em gái đến Trường Nguyễn Đình Chiểu bánh Trung thu với các bạn, Nguyễn Nhật Trường (12 tuổi, học sinh Trường THCS Thành Công) vô cùng hào hứng. Gặp nhau chưa lâu nhưng Trường đã thân thiết với các bạn ở Trường Nguyễn Đình Chiểu. Trường trò chuyện với các bạn rất lâu. Em tâm sự: “Các bạn không thể nhìn thấy ánh sáng nhưng rất vui vẻ. Em rất khâm phục nghị lực của các bạn ấy. Được làm bánh cùng các bạn, em thấy ý nghĩa lắm!”.

Anh Nguyễn Xuân Tuấn Anh (45 tuổi, kỹ sư xây dựng) cho biết: “Tôi nghe bạn tôi nói hôm nay có tổ chức cho các bé khiếm thị làm bánh Trung thu nên đến tham gia. Thấy các cháu khiếm thị vui vẻ, tinh nghịch và hoạt bát thế này tôi xúc động vô cùng”.

Nhân lên niềm hạnh phúc 

Bắt tay vào làm bánh, mỗi tình nguyện viên làm bạn với một bé. Các em sẽ được các anh chị, cô chú kể cho nghe, nhân bánh màu nâu là nhân sô cô la, nhân bánh màu xanh là nhân cốm… Các em đưa lên mũi để cảm nhận hương vị riêng của từng loại nhân và chọn cho mình thứ thích nhất. Đôi tay dò dẫm tìm bột cho vào khuôn, Trần Văn Duy, lớp 1A3 vừa bẽn lẽn, vừa tò mò khi lần đầu tiên được tự tay làm một chiếc bánh Trung thu. Duy nói: “Em vui lắm. Lần đầu tiên làm nên em thấy hơi khó. Em sẽ làm bánh Trung thu nhân sô cô la cho mình và để dành một cái cho bạn của em”.

Đã được làm bánh Trung thu tại trường vào năm ngoái nên Lê Thị Thảo Vân rất thành thạo trong các khâu làm bánh. Em tìm và cho bột vào khuôn rất nhanh. Cô bé cười nói với người bạn bên cạnh suốt buổi và hướng dẫn bạn cách làm. Thảo Vân khoe: “Con đã làm được 3 chiếc bánh Trung thu rồi đấy ạ!”. Anh Lê Văn Phong, bố Thảo Vân nói với tôi: “Mới sáng sớm con bé đã nhắc bố phải đưa đến trường để làm bánh với các bạn. Thế là 1 giờ chiều 2 bố con đã chạy xe từ Quốc Oai lên trên này cho kịp giờ. Tôi rất cảm ơn và xúc động trước việc làm của các thầy cô, các tình nguyện viên ở đây. Các anh chị đã cho cháu một môi trường sống vui tươi, lành mạnh. Trung thu của những đứa trẻ thiệt thòi như con gái tôi sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Tại bàn ăn, các bé hí hoáy với chiếc bánh Trung thu của mình, bên góc nhà ăn, các tình nguyện viên tiếp tục nhào bột, chia bột để các bé làm được nhiều bánh hơn. Được các tình nguyện viên thông báo sẽ có thêm bột làm bánh, bé nào cũng vui. Khi những chiếc bánh của mình đã hoàn thiện, các bé được hướng dẫn xếp gọn gàng vào khay. Bé Ngô Văn Nam (13 tuổi, lớp 3A4) cứ lấy tay vuốt ve mãi chiếc bánh tự tay làm. Có lẽ, em đang cảm nhận hình dáng, màu sắc chiếc bánh Trung thu mình vừa hoàn thiện.

Sau khi những chiếc bánh được xếp gọn gàng vào khay, các bé cùng nhau thưởng thức bánh. Vừa ăn, các bé vừa trò chuyện với nhau. Nhóm các bé trai bàn luận xem bạn đang ăn là bánh Trung thu nhân đậu hay nhân cốm, bánh nhân nào ngon hơn. Nhóm các bé gái bình luận xem bánh Trung thu ai làm đẹp nhất. Các bé cười rất tươi, những đôi mắt lấp lánh niềm vui. Thấy các bé ăn bánh một cách ngon lành, các tình nguyện viên nhìn nhau cười hạnh phúc. Những chiếc bánh Trung thu do các bé khiếm thị làm ra, có chiếc vuông, chiếc dài, chiếc tròn, chiếc méo, nhưng ai cũng cảm thấy vui khi tấm lòng của tất cả đều tròn đầy.

Đôi mắt đã yếu, nhưng khi bước chân vào nhà ăn của các học sinh, cảm nhận rõ không khí vui tươi, hào hứng ở đây, thầy Phạm Văn Thắng, giáo viên Trường Nguyễn Đình Chiểu không nén nổi xúc động: “3 năm nay, các tình nguyện viên, các cháu sinh viên tình nguyện đã tổ chức nhiều hoạt động Trung thu có ý nghĩa cho các cháu khiếm thị ở trường chúng tôi. Các tình nguyện viên còn mang các con đến để giao lưu, chia sẻ với các bạn. Học sinh khiếm thị của trường sẽ thấy mình không bị lãng quên. Các con sẽ cảm nhận được yêu thương và sự trân trọng từ mọi người và thêm niềm tin yêu vào cuộc sống, sự lạc quan ở tương lai. Nhà trường chúng tôi rất xúc động và biết ơn các tấm lòng nhân ái đã đến và chia sẻ với thầy và trò nhà trường”.

Theo Hà Nội Mới

Nghị lực của chàng trai tật nguyền mê… sách

 Anh Ninh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 13 tuổi, một cơn bạo bệnh đã khiến cơ thể anh mắc nhiều dị tật, hai tay bị co quắp, chân đi không vững, miệng nói không rõ; khiến anh gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Đến năm 24 tuổi, anh xin phép mẹ vào TP Hồ Chí Minh bán vé số mưu sinh. Những năm lưu lạc xứ người, anh phải chịu nhiều khó khăn.

 Ở thôn Xuyên Đông 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có một thư viện sách được xây dựng bằng lòng hảo tâm của người dân, được tài trợ từ những người yêu sách, và được chăm sóc bởi anh Trần  Phước Ninh (43 tuổi), là một người khuyết tật có gia cảnh nghèo khó. Ngày nào cũng có nhiều người ghé đến nơi đây, kẻ đọc sách, người mượn về, nhộn nhịp cả một vùng quê…

 

Theo Công An

Ước mơ và sự vượt lên của đời tôi

Thông Tin tác giả Họ Tên: Lê Thái Bình Ngày sinh: 29/8/1988 Địa chỉ: Xóm Thượng Xuân – Xã Kỳ Tân-huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh, Điện thoại 0989.68.69.13, Học viên Lớp Tin học văn phòng (khóa 5) Trung tâm Dạy nghề, giới thiệu, GQVL cho người tàn tật tỉnh Hà Tĩnh. Tác phẩm đạt giải nhất toàn quốc cuộc thi viết do Bộ Lao động – TBXH tổ chức

Em Lê Thái Bình – Tác giả bài viết

Trước tiên tôi có mấy dòng tâm sự muốn gửi tới độc giả. Cuộc đời con người cũng giống như một bài luận văn. Một bài văn hoàn chỉnh gồm có ba phần, có phần mở bài, phần thân bài và phần kết luận. Có những người viết mở bài rất hay nhưng đến thân bài họ lại suy nghĩ không biết viết thế nào. Cũng có những người viết cả ba phần rất hoàn hảo nhưng họ lại không tìm thấy chủ đề cho bài viết. Cuộc đời con người cũng vậy, có người sinh ra hoàn hảo nhưng đi được nữa chặng đường họ gặp khó khăn và không muốn bước tiếp. Cũng có những người đi gần hết đời, họ lại không biết mục đích sống của mình và họ muốn quay lại. Còn có những người sinh ra không hoàn hảo nhưng họ biết cách tìm đường để đi hết cuộc đời của mình. Vì thế trên đời này không có thứ gì gọi là hoàn hảo. Nhưng dù thế nào đi nữa thì mỗi người cũng phải viết hết bài luận văn cuộc đời mình. Cuộc đời tôi là bài luận văn có mở bài không hoàn hảo, nhưng tôi luôn cố gắng, nổ lực hết mình để viết hết bài luận văn cho cuộc đời tôi…

Mặc dù tôi là một chàng trai khuyết tật ở vùng núi xa xôi nhưng chưa bao giờ tôi ngừng ước mơ, và tin vào ngày mai tươi sáng cho cuộc đời mình. Vì ai cũng chỉ sống một lần sao phải lãng phí thời gian mình được sống. Tuổi thơ của tôi phải dựa vào chiếc xe ba bánh tự chế để đi lại, đến giờ tôi cũng không biết tôi đã vấp ngã bao nhiêu lần cùng chiếc xe trên những con đường làng nữa, mỗi lần vấp ngã tôi đều tự mình vín vào chiếc xe rồi đứng dậy đẩy xe đi tiếp. Đến 12 tuổi tôi mới buông tay ra khỏi chiếc xe ba bánh của mình, chập chững những bước đi dầu đời. 12 tuổi mới bở ngỡ bước vào trường tiểu học, bị bạn bè trêu chọc tôi mặc cảm về cơ thể không lành lặn, đã có lúc tôi nghỉ đến cái chết để kết thức cuộc đời mình. Nhưng khi tình cờ tôi được đọc một bài báo viết về hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng người chỉ có một ngón tay nhưng anh có một nghị lực sống rất mãnh liệt. Chính bài báo đó giúp tôi có niềm tin vào cuộc sống,  tôi nghỉ rằng một người như anh Hùng có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu,  mình còn may mắn hơn anh ấy thì mình cũng có thể làm được. Cứ suy nghỉ như thế tôi càng quyết tâm làm được cái gì đó để gia đình tự hào về mình, và tôi đã làm được điều kỳ diệu đó đã khiến gia đình phải tự hào về tôi. Bây giờ tôi ước làm được điều gì đó giúp quê hương tôi giàu đẹp hơn. Tôi tin với tình yêu thương vô bờ bên của mọi người dành cho tôi, tôi sẽ thực hiện được điều ước ấy, Và tôi còn tiến xa hơn nữa trên con đường chinh phục ước mơ. (Tôi đã dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình) và dù bạn ai cũng có quyền được ước mơ và thực hiện ước mơ của bạn. Hãy tự đứng lên đi tìm kiếm cơ hội để thực hiện ước mơ của mình đừng đợi chờ người khác đem cơ hội đến cho bạn. Hãy yêu chính bạn thân và yêu cuộc sống của bạn như tôi yêu bản thân mình và yêu cuộc sống của tôi…
Có người đã từng nói: “Ước mơ không phải là cái sẵn có, cái không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để người ta khai phá và vượt qua”. Khi sinh ra ai chẳng mong mình bình thường như bao người khác. Tôi cũng vậy. Thế mà ước mơ đó lại là ước mơ quá xa vời đối với tôi. Sinh ra tôi đã không may mắn như bao đứa trẻ khác bởi tôi là người khuyết tật. Không thể đứng vững như bao bạn bè cùng trang lứa, tay chân tôi không được bình thường, lời nói của tôi thì “méo mó” mọi người không nghe rõ. Nhưng tôi khao khát được đến trường như bao người khác, tôi phải xin gia đình mãi mới được đi học, mà đi học cùng với những đứa em ít tuổi hơn mình.Với tay chân của mình tôi không thể ngồi gọn vào bàn. Một mình tôi với một góc trong lớp học. Tôi chỉ là người được cho đi đến lớp học để biết cái chữ thôi chứ viết chẳng viết được,đọc cũng chẳng ra tiếng. Vì sức khoẻ tôi quá yếu tôi đành ngừng việc học của mình lại khi chưa hết lớp 7.

Thấy tôi không bình thường là chúng bạn cứ trêu không thương tiếc và không một chút suy nghĩ. Mỗi lần tôi đi hay tôi nói cái gì thì tôi được xem như là trò cười. Có đứa còn bắt chước cả cách đi, bóp miệng để nói giống giọng của tôi, trước sự ủng hộ của chúng bạn. Tất cảnhững điều đó cũng không làm tôi đau khổ bằng khi đứa em trai của tôi ra đời lại bị dị tật giống tôi. Gia đình tôi lại một nữa phải chịu thêm một cơn đau dằn vặt khi đứa em trai mới lọt lòng đã mang di chứng tật nguyền. Tôi nhìn thấy nỗi buồn, sự lo lắng trong mắt cha và nỗi u sầu trong lòng mẹ. Nhiều đêm vắng lặng tôi nghe tiếng ru em pha lẫn tiếng khóc của mẹ. Có nỗi đau nào hơn khi cha mẹ tôi là những người bình thường, không có dị tật gì. Thì tại sao khi sinh ra những đứa con lại phải chịu cảnh tật nguyền. Tiền trong nhà lần lượt đội nón ra đi cho những lần chữa bệnh cho tôi và em tôi. Nhà nghèo lại càng nghèo thêm, chỉ để đổi lấy được câu kết luận phũ phàng “di chứng chất độc da cam”. Niềm hi vọng bị dập tắt, cha mẹ tôi phải chấp nhận sự thật đắng cay ấy. Dù cha tôi không đi bộ đội nhưng ông nội tôi đã đi và nhiễm cái chất độc đó. Người ta bảo “nhìn nét mặt tôi đẹp lắm, nếu tôi không bị tật nguyền thì đẹp trai, cao to không khác gì cha tôi”. Tôi cười như niềm an ủi, nhìn về tương lai của mình. Có lúc tôi từng ước mơ tôi là người bình thường để giúp đỡ được gánh nặng cho bố mẹ. Làm được cái gì đó để giúp cho đứa em trai của mình nhưng rồi thực tại lại kéo tôi về mờ mịt. 20 tuổi rồi tôi vẫn còn là kẻ ăn bám chẳng thể làm được gì cho bố mẹ vui. Một đứa trẻ cũng xem thường tôi vẫn kêu tôi là thằng, xưng ngang bằng “tau – mi” với tôi.Tôi phải làm gì đó để thay đổi đời mình đây. Đã có lúc tôi nghĩ đến cái chết. Vì tôi cũng không thích gì cuộc sống lầm lũi, sống trong mặc cảm này. Và đơn giản tôi nghĩ nếu tôi chết cha mẹ tôi sẽ bớt gánh nặng. Nhưng tôi vẫn là niềm an ủi cho bố mẹ vì tôi vẫn còn may mắn hơn em tôi. Khi em đã 15 tuổi rồi mà em tôi vẫn như một đứa trẻ 1 tuổi,không biết no đói là gì và vẫn phải bồng bế, vẫn giật lên từng cơn mỗi khi nghe tiếng động mạnh, dù đó là tiếng chó sủa. Người ta bảo “em bị động kinh” tôi cũng chỉ biết thế. Tôi thương mẹ đến thắt lòng. Chăm tôi rồi giờ đến em tôi. Đã hơn mười lăm năm và không biết đến bao giờ. Bà không được một lần nghỉ ngơi, lúc nào cũng như có con mọn. Đã thế lúc bấy giờ mọi chế độ cho di tryền chất độc da cam của thế hệ thứ 3 không được chấp nhận. Nên chúng tôi cũng không có quyền lợi gì.
Đời mẹ như gắn với số khổ vậy. Có lẽ giờ tôi cũng không hình dung ra nổi bao nhiêu lần bố mẹ tôi đưa anh em tôi đến bệnh viện.Cái nghề nông đã bao vất vả lại còn vướng phải hai đứa con tật nguyền, giọt nước mắt của thằng đàn ông trong tôi cử chảy trên niềm bất lực không làm được gì. Vẫn ước mơ đổi đời, ước mơ được học một cái nghề phù hợp với mình để tự nuôi sống bản thân. Rồi cuộc sống đã mỉn cười khi có người giới thiệu trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Hà Tĩnh. Đó cũng là cơ hội cho tôi, hay chính xác hơn đó chính là bước ngoặt của cuộc đời tôi. Ở đó tôi đã chọn nghề tin học, để học và theo đuổi nghề. Cùng là những con người chung cảnh ngộ có lẽ chúng tôi có sự đồng cảm hơn. Ai cũng có nỗi khổ, ai cũng có ước mơ, quyết tâm riêng của mình. Các bạn cũng hiểu với một người bình thường nếu ước mơ đó là một thì với một đứa trẻ tật nguyền như tôi là gấp mười vậy. Tôi đã cố gắng học, được sự dạy dỗ của các thấy cô trong trung tâm.Và có lẽ tôi có duyên với công nghệ thông tin nên tôi học rất nhanh. kết thúc khoá học tôi quyết định xin vào làm ở quán của người quen. Mặc cho bao ánh mắt dòm ngó, dị nghị nhìn tôi đi lại một cách lạ lẫm. Thế nhưng tôi vẫn quyết tâm với ước mơ của mình. Tôi phải xem người ta làm, học hỏi một chút kinh nghiệm về sữa chữa những lỗi của máy tính. Vì tôi đang cố gắng chịu khó để mở một cái quán nho nhỏ cho mình. Bởi chẳng ai muốn một người bị tật, nói năng không rõ như tôi vào làm việc cả. Khó khăn lại ập đến khi tôi quyết định mở quán “net” nơi quê nhà. Thật không dễ dàng gì về vốn và dị nghị của dân xung quanh, họ cứ nghĩ mở quán nét là xấu xa, là kéo bọn trẻ tiếp xúc với cái xấu. Đồng tình thì ít mà can ngăn thì nhiều ai ai cũng bàn lui. Cũng may nhờ sự quyết tâm và kiên trì của tôi và sự ủng hộ của bố mẹ mà tôi nghĩ con đường tôi chọn là đúng. Vì cuộc sống ngày càng phát triển, người ta dần dần cũng hiểu rằng internet còn phục vụ nhiều cái như xem tin tức, điểm thi,lấy tài liệu hay giải toán qua mạng…

Với vốn kiến thức tôi học được, tôi cũng sữa chữa được một số lỗi của máy tính.Ngoài ra tôi còn có sở thích viết báo, qua internet tôi có thể viết bài gửi các trang báo mạng, tôi còn cộng tác viên cho tạp chí đồng hành thanh niên khuyết tật Hà Nội. Công việc đó giúp tôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình.Tôi cũng là một con người có trái tim biết yêu thương, nhưng ước mơ có một hạnh phúc cho mình có lẽ là quá cao xa vời, quá tầm tay với một người như tôi. Nhưng tôi đã yêu em, người con gái tôi gặp trong trường khuyết tật. Em không xinh đẹp về vẻ bề ngoài nhưng có tâm hồn sáng là người biết đồng cảm, sẻ chia mọi nỗi lòng của tôi. Khi công việc ổn định, tôi đã nói ý định là sẽ cưới em về làm vợ. Lúc đó mọi người không ai ủng hộ hay phản đối, mà chỉ im lặng rồi bảo tôi từ từ. Tôi hiểu hai chữ “từ từ” đó. Vì em cũng là người khuyết tật, cha mẹ, họ hàng lại sợ đó lại là gánh nặng cho cả nhà lại thêm một người tật nguyền. Tôi lại phải cố gắng làm việc và vạch ra kế hoạch là cưới em về cả 2 vợ chồng phải làm gì. Cuối cùng rồi bố mẹ cũng chấp thuận. Thế là một đam cưới giản dị của hai người khuyết tật được tổ chức. Đám cưới của tôi tổ chức không to nhưng cũng thành rầm rộ nhất làng. Bởi đây là lần đầu tiên trong làng có đám cưới của người khuyết tật. Nhiều người kéo đến xem. Chia vui cũng có, mà tò mò thì nhiều hơn. Nhìn tôi đi xiêu vẹo bên cô dâu lưng gù mà ai cũng rơi nước mắt. Mẹ khóc, các dì, các bác cũng rơm rớm nước mắt. Người đi xem cũng quyệt lau vội dòng nước mắt trước lời nói nghẹn ngào, xúc động của bố mẹ và họ hàng nhà gái. Đó là một đám cưới lịch sử của làng vì có nhiều nước mắt như vậy.
Tôi đã từng đọc ở đâu đó câu “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy ắt sẽ có điều kỳ diệu”.Và tôi đã ước chúng tôi sẽ có thiên thần.dường như thượng đế đã nghe được điều ước của tôi.Đã đêm điều kỳ diệu đến với chúng tôi sau gần hai năm thiên thần của vợ chồng tôi đã chào đời với sự vui mừng của cả làng, các bác sĩ kết luận cháu bé hoàn toàn bình thường không bị tật gì.Đó là một phần thưởng quý giá nhất mà ông trời đã ban tặng cho vợ chồng tôi.Nhìn con gái tôi lớn lên từng ngày tôi như quên hết những chuyện quá khứ không vui trước kia. Giờ tôi có thể ngẩng cao đầu đi cùng bạn bè mà không phải mang tâm lý tự ti như trước nữa.
Khi có thời gian, tôi vẫn tiếp tục đam mê viết bài gửi báo.Tuy những bài viết của tôi chưa được nhiều, nhưng trong mỗi bài viết của tôi có những nổi niềm với mong muốn mọi người hiểu nổi lòng của những người không may mắn như tôi, đồng cảm hơn với chúng tôi…Tôi đã có một gia đình nhỏ hạnh phúc, vợ tôi thì bán hàng tạp hóa tại nhà, Còn tôi làm việc ở tiệm “Net”. Vợ chồng tôi mới bắt đầu bước đi trên còn đường đầy gian nan và thử thách,con đường ấy còn rất dài và nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng tôi tin rằng với lòng ý chí quyết tâm của mình, chúng tôi sẽ vượt qua con đường ấy.
Nhận thấy ở quê tôi còn nhiều người khuyết tật đang khao khát ước mơ thể hiện mình như tôi trước kia, nhưng ở quê chương trình hay trung tâm dạy  cho người khuyết tật. Vì vẫn tôi có một điều ước, sẽ cải tạo tiệm “net”thành một trung tâm dạy nghề  tin học cho những người khuyết tật tại quê nhà, để họ có thể tự mình vươn lên số phận làm người có ích.

Có một nhà văn đã viết “Số phận nghiệt ngã không làm gục ngã được một con người, nếu như ta có ý chí và lòngquyết tâm thì sẽ vượt qua tất cả.”Chính vì thế cử thôi thúc tôi phải chiếc thắng số phận vượt lên để  làm người có ích cho gia đình và xã hội. Đừng bao giờ gục ngã Cho dù số phận có nghiệt ngã đến đâu bạn nhé.Hãy cứ ước mơ, và thức hiện ước mơ. Tôi tin rằng bạn sẽ chạm tới uớc mơ của bạn.

Tác giả bài viết: Lê Thái Bình

Nghệ sĩ Kim Cương xúc động trong ngày cưới 40 cặp khuyết tật

Tối 20-10, NSND Kim Cương cùng Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM và các mạnh thường quân đã tổ chức thành công lễ cưới tập thể cho 40 đôi cô dâu, chú rể khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.

Lễ cưới diễn ra trang trọng, ấm áp và xúc động tại Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace.
1                                                                                                Các cô dâu chú rể chuẩn bị cắt bánh kem trong ngày nhớ nhất cuộc đời.

2                                                                                                                                  Cặp đôi này rạng ngời trong ngày cưới.

 

3                                                               NSND Kim Cương và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nói lời chúc mừng hạnh phúc các cặp đôi trong ngày cưới ý nghĩa này.
Để thực hiện chương trình “Thắp sáng yêu thương – Vẹn tròn hạnh phúc” với lễ cưới tập thể này, NSND Kim Cương và các cộng sự chuẩn bị hơn ba tháng. Bà tâm sự: “Nhiều thập niên qua, tôi gắn bó với các em khuyết tật, chia sẻ với hoàn cảnh các em thông qua những cuộc vận động quà, lương thực, thực phẩm, quần áo, và cả việc dạy nghề để các em có thể tự lực hoàn nhập vào đời sống cộng đồng. Duy nhất có một việc tôi chưa làm được, đó là quan tâm đến hạnh phúc của các em. Bởi ai trong chúng ta cũng đều mong có được hạnh phúc, mong một ngày được mặc áo cưới”.

4
Nghệ sĩ Kim Cương cho biết ý tưởng tổ chức đám cưới tập thể xuất phát từ câu chuyện kể của Kim Tuyến – người đồng hành với bà trong nhiều hoạt động từ thiện, chủ sở hữu một cửa tiệm cho thuê áo cưới. Theo đó, hằng ngày thường bắt gặp một thanh niên khuyết tật bán vé số nhìn chằm chằm vào những chiếc áo cưới mỗi khi đi ngang qua tiệm. Khi được hỏi, thanh niên này tâm sự có vợ cùng cảnh ngộ, cả 2 mơ một ngày được mặc áo cưới nhưng “chắc cả đời cũng không thực hiện được”.

Nghe câu chuyện này, bà nghĩ sao không tổ chức đám cưới tập thể cho những cặp đôi này? Nghĩ là làm, bà tập hợp chị em trong nhóm, phân mỗi người một việc. Thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM, nhóm của bà tìm những cặp đôi khó khăn để tổ chức đám cưới cho họ. Sau khi lo mặt bằng, cả nhóm vận động nhà tài trợ mua 40 cặp nhẫn cưới, mời thân nhân, bạn bè của họ đến dự…

 

5                                                                                                   NSND Kim Cương trao nhẫn cưới cho các cặp cô dâu, chú rể khuyết tật

 
6                         NSND Kim Cương cảm ơn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng bà trong việc tổ chức đám cưới tập thể cho người khuyết tật
NSND Kim Cương cảm ơn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng bà trong việc tổ chức đám cưới tập thể cho người khuyết tật
40 cặp khuyết tật có hoàn cảnh rất khó khăn, năm cặp đã từng được nuôi dạy và học nghề tại Trung tâm Nuôi dưỡng và dạy nghề người khuyết tật TP HCM. “Chúng tôi tật nguyền thế này, không dám mong có được một đám cưới như người ta. Đêm nay thật nhiều cảm xúc trong tôi, cảm ơn cô Kim Cương và các mạnh thường quân, đã tổ chức một đám cưới đặc biệt thế này cho chúng tôi” – chú rể Văn Mạnh và cô dâu Thu Lịch xúc động nói.

7                                                                                                                                Cả gia đình hạnh phúc rạng ngời
Tham dự tiệc cưới còn có nhiều nghệ sĩ: Thanh Bạch, Minh Béo, Đàm Vĩnh Hưng, Cao Mỹ Kim, Bạch Công Khanh…Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đến hát không nhận thù lao. MC Thanh Bạch đến dẫn chương trình tiệc cưới còn tặng thêm 40 phần quà cho cô dâu, chú rể.

8                                                                                 NSND Kim Cương đưa các cặp đôi vào vị trí chuẩn bị tiến hành nghi lễ trao nhẫn cưới