Nhiều trẻ em, người khuyết tật được hỗ trợ

Với chức năng trợ giúp, tư vấn cho các đối tượng trẻ em bị bạo hành, ngược đãi, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân… và kết nối với các chương trình, dự án hỗ trợ, thời gian qua, thông qua đường dây nóng (18001046), Trung tâm Công tác xã hội TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ cho hơn 840 trường hợp cần sự trợ giúp, trực tiếp tại văn phòng gần 380 trường hợp, qua đó tư vấn kết nối cho 937 trường hợp và can thiệp (mở hồ sơ) cho gần 240 trường hợp.

1

Trẻ bị sang chấn tâm lý được sự trợ giúp trị liệu tâm lý, can thiệp điều chỉnh hành vi…

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Tổ chức Holt, Trung tâm đã hỗ trợ cho 62 trường hợp, với tổng số tiền hơn 289 triệu đồng thông qua chương trình phục hồi, bảo tồn gia đình; hỗ trợ 37 trường hợp trẻ em được đến trường, với tổng số tiền 175 triệu đồng.

Bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong số các cuộc gọi đến Trung tâm cần sự hỗ trợ, rất nhiều trường hợp cần tư vấn, trợ giúp chủ yếu có liên quan đến các chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và các chính sách về người khuyết tật, trẻ em khuyết tật. Chính vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa, công tác phục hồi là một trong những nhiệm vụ được Trung tâm quan tâm, chú trọng.

Theo đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, đối với những trẻ em bị hội chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị sang chấn tâm lý do bạo hành hoặc bị xâm hại…trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sau khi được tư vấn đến khám tại các cơ sở y tế, Trung tâm sẽ hỗ trợ miễn phí các dịch vụ như trị liệu tâm lý, can thiệp điều chỉnh hành vi, cùng phụ huynh xây dựng kế hoạch hỗ trợ và chăm sóc trẻ tại gia đình.

Đối với các trường hợp cần sự trợ giúp là người khuyết tật, Trung tâm cũng có các hoạt động như tư vấn, kết nối và huy động các nguồn lực trợ giúp người khuyết tật từ xã hội. Cụ thể, như tư vấn nghề cho người khuyết tật tại Chợ việc làm, tặng xe lăn, xe lắc…

Đặc biệt, thông qua mô hình “Trợ giúp người khuyết tật là nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng”, trong 2 năm (2013-2014), Trung tâm đã khảo sát và hỗ trợ cho hàng chục trường hợp là nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn được học nghề, hỗ trợ sinh kế để tạo thu nhập cho gia đình.

Làm nghề phải có cái tâm với nghề.

Nghề nào cũng có những khó khăn, vất vả, thậm chí có những lúc con người ta phải đối diện với việc phải lựa chọn giữa sống với nghề hay chấp nhận từ bỏ, nhưng đối với những người làm nghề công tác xã hội, ngoài ý trí, bản lĩnh còn cần có một trái tim yêu thương và cái tâm thực sự với nghề.

“Không phải trường hợp nào cũng giống trường hợp nào, khi đến gặp từng gia đình để nắm tình hình, có gia đình vui vẻ chào đón nhưng cũng có những gia đình không hài lòng và không hợp tác vì họ chưa hiểu hết công việc mình làm, cũng như chưa hiểu rằng những trẻ khuyết tật như con của họ cần sự hỗ trợ của xã hội như thế nào”, chị Lê Thị Mỹ Lệ, cán bộ phụ trách gia đình trẻ em phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) bày tỏ.

Còn đối với chị Lê Thị Ngọc Diệp, một cán bộ phụ trách mảng gia đình – trẻ em thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang vẫn còn nhớ như in hoàn cảnh của em T.T.H.D, với căn bệnh  ung thư máu hành hạ em suốt 13 năm trời. Không ngại khó, ngại khổ chị Diệp chạy đôn chạy đáo tìm kiếm, liên hệ với các nhà hảo tâm để xin hỗ trợ số tiền 54 triệu đồng để em D có điều kiện chống chọi, chữa trị bệnh tật.

“Trung thực, trách nhiệm và quan trọng là có cái tâm với việc mình đang làm thì không có việc gì là không thể cả. Đấy cũng chính là điều mà một nhân viên công tác xã hội như tôi luôn lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để có nhiều hơn nữa những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình được giúp đỡ”, chị Diệp bày tỏ.

Bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH Đà Nẵng cho biết, ngoài hơn 10 cán bộ, nhân viên Trung tâm, hiện Đà Nẵng có gần 200 cộng tác viên ở các xã, phường, quận, huyện chủ yếu là các cán bộ ngành LĐ-TB&XH, y tế, giáo dục tại cộng đồng. Đa số làm nghề với lòng nhiệt huyết và mong muốn được giúp đỡ những số phận kém may mắn chứ không có thù lao. “Cần có sự hỗ trợ đối với những cộng tác viên nghề công tác xã hội, có như vậy mạng lưới trợ giúp những đối tượng yếu thế tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, chính sách của Nhà nước, góp phần bảo đảm an sinh xã hội hiệu quả, rộng khắp hơn…”, bà Hoa cho biết.

Bùi Minh/Lao động và Xã hội

Người thầy thuốc nghèo gom từng đồng tiền lẻ giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh

Với tâm niệm sống là để cho đi yêu thương, thầy thuốc Đông y Đỗ Thanh Bình đã cứu giúp hàng nghìn bệnh nhân, miệt mài làm thiện nguyện.

Bài thuốc hiệu quả chữa bệnh viêm gan B siêu vi của lương y Sài Gòn
Với tâm niệm sống là để cho đi yêu thương, ngót nghét 4 năm qua, thầy thuốc Đông y Đỗ Thanh Bình (61 tuổi, thôn Đoàn Kết, xã Tịnh Ấn Đông, TP Quảng Ngãi) chẳng những cứu giúp hàng nghìn bệnh nhân qua khỏi cảnh bệnh tật, hoạn nạn, mà còn miệt mài trên con đường thiện nguyện. Bằng cách gom góp mỗi tuần đủ 1 triệu đồng, 4 năm qua, ông đã gửi gắm, trao tặng đến những mảnh đời khốn khó hàng trăm triệu đồng.

Người góp nhặt tình thương

Gần 4 năm qua, những người dân nghèo Quảng Ngãi đã quá quen thuộc với hình ảnh người đàn ông nhân hậu, râu tóc bạc phơ, thường xuất hiện trong chương trình từ thiện “Kết nối những tấm lòng” của Đài PTTH Quảng Ngãi. Đó là ông Đỗ Thanh Bình (61 tuổi, thôn Đoàn Kết, xã Tịnh Ấn Đông, TP. Quảng Ngãi), một người thầy thuốc có tấm lòng nhân ái, góp nhặt từng đồng tiền lẻ để san sẻ với những mảnh đời khốn khó, hoạn nạn. Việc làm của ông không chỉ giúp nhiều người vượt qua cảnh ngặt nghèo mà còn gieo vào cuộc sống tình thương, lòng nhân ái và cả niềm tin, nghị lực cho mỗi người.

1
Ông Bình trò chuyện với phóng viên.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Bình từ lúc sáng sớm. Bên trong căn phòng khách giản dị, ông Bình đang tiếp và chữa bệnh cho từng người. Bệnh nhân tìm đến ông đa phần là những người lao động nghèo ở khắp tỉnh Quảng Ngãi, mắc các bệnh về xương khớp, cột sống. Những người bệnh cho biết, họ tìm đến ông Bình vì biết ông chữa bệnh hiệu quả mà lại có lòng thương người, chữa bệnh tận tâm nhưng không lấy tiền công.

Ông Bình cho biết, mình làm nghề chữa bệnh cứu người đã gần 15 năm qua, chữa các bệnh về xương khớp, cột sống, thần kinh tọa… Sinh ra trong gia đình nghèo khó, sau này phải bươn chải khắp nơi, vừa mưu sinh vừa học nghề thuốc, ông thấu hiểu nỗi khó khăn của những người lao động nghèo. Chính vì vậy, khi làm nghề, ông tâm niệm rằng chữa bệnh mục đích chính là để giúp đời nên ông chữa bệnh không hề lấy tiền công mà chỉ lấy ít tiền thuốc Nam coi như chi phí hái thuốc.

Chữa bệnh hiệu quả lại thật tâm giúp người, nên ông Bình được nhiều người biết đến, số bệnh nhân tìm đến mỗi ngày một đông. Rất nhiều người được ông chữa khỏi bệnh đã nài nỉ ông lấy tiền công chữa bệnh, ông từ chối, thì họ cố tìm cách báo đáp.

Không ít người đã để lại tiền trước khi ra về, coi như là chút ân tình đền đáp người thầy thuốc. Nhiều lần gặp chuyện như thế, ông Bình không khỏi cảm thấy áy náy, bởi chẳng thể trả lại cho chủ, cũng chẳng thể bỏ túi tiêu xài, làm trái với ý nguyện của bản thân. Thế rồi trong một lần xem truyền hình, ông Bình nảy ra ý định làm từ thiện, bằng cách góp nhặt tình thương.

2
Hàng chục bệnh nhân đợi ông Bình chữa bệnh

Ông Bình nhớ lại, đó vào đầu năm 2012, trong một lần xem tivi, ông thấy Đài PTTH Quảng Ngãi có phát sóng chương trình “Kết nối những tấm lòng”. Chương trình phản ánh về những trường hợp khó khăn, hoạn nạn trong tỉnh, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Theo dõi chương trình, ông Bình thấy trong tỉnh có nhiều hoàn cảnh rất đáng thương, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Lúc đó ông tự hỏi, tại sao mình không dùng số tiền công chữa bệnh để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh này, để vừa có thể làm một việc ý nghĩa mà không trái với tâm nguyện bản thân.

“Ban đầu tôi lên xã gặp cán bộ để xin ý kiến, xem họ có cho phép mình làm không. Khi được xã cho phép, tôi mới kiếm ít gỗ đóng chiếc thùng nhỏ. Xong xuôi, tôi mang thùng lên xã, nhờ cán bộ xã niêm phong lại. Hàng ngày, tôi vừa chữa bệnh vừa tâm sự về nguyện vọng của mình, là có nhiều người khốn khó quá, tôi muốn giúp đỡ họ. Mọi người ai muốn thì có thể làm cùng tôi, đó là bỏ tiền vào thùng, tùy lòng hảo tâm. Mọi người đều hưởng ứng, người thì 500 đồng, người thì vài nghìn… Hầu như chỉ toàn tiền lẻ, vì người bệnh ai cũng nghèo khó, nhưng mà quý lắm”, ông Bình tâm sự.

Sau một tháng, ông Bình mời mọi người đến để mở thùng gỗ ra kiểm tiền, dù chỉ toàn tiền lẻ nhưng số tiền góp được lần đó hơn 1,5 triệu đồng. Ngay sau đó, ông Bình trích ra 1 triệu đồng đem trao tặng cho một hoàn cảnh éo le mà khi xem tivi ông biết được. Sau lần đó, ông âm thầm giúp đỡ cho rất nhiều trường hợp bất hạnh khác, với số tiền cho mỗi trường hợp là 1 triệu đồng.

Người mẹ nặng tai … một mình nuôi con gái bị bệnh tâm thần

 

Trong 1 chuyến hành trình thiện nguyện tại Hải Phòng ..

1

Từ Thiện Thật đã đến với hoàn cảnh của Bà Thậy năm nay 70 tuổi …

 

Bà có 1 người con gái …Nhưng không may mắn con gái của bà đã bị tâm thần 8 năm nay , mọi sinh hoạt của cô ấy đểu phải cách li trong căn phòng này …

2

Hoàn cảnh đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi bà phải nuôi cô ấy 1 mình bằng đồng lương trợ cấp cho cả 2 mẹ con là 470 nghìn đồng ..

5

Trong căn nhà cấp 4 của Bà Thậy không có gì đáng quí , cuộc sống của 2 mẹ con họ làm nhiều người không kìm được nước mắt khi đến thăm hỏi ….

3

1 chiếc giường xập xệ cùng bộ chăn , màn , gối đã quá cũ kĩ …

4

Nơi đây vẫn chưa có nước sạch .. 2 mẹ con phải sử dụng nước mưa để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày ..

1/4 thế kỷ cưu mang trẻ lang thang.

25 năm cùng song hành với bao nhiêu thế hệ của mái ấm “xa mẹ”, họ thấu hiểu những gì mà trẻ lang thang ở thành phố (TP) phải chịu. 25 năm, hàng trăm người đã lớn lên, trưởng thành và có mái ấm riêng. Nhưng họ vẫn miệt mài với hành trình của mình, dù mái tóc đã pha sương. Đó là ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh sống tại phố Ngô Văn Sở, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Bà Oanh đang hướng dẫn các cháu trong mái ấm “xa mẹ” ôn bài.

1/4 thế kỷ cùng tổ ấm “Xa mẹ”

Năm 1989, ông bà mở quán cơm Hoa Phượng ở 65 Quán Sứ. Do quán cơm nằm gần chùa Quán Sứ, nên người già, trẻ nhỏ đến xin cơm rất đông. Nhìn những đứa trẻ ăn mặc rách rưới, gầy gò, ốm yếu, mặt mũi nhem nhuốc, đói khát vào xin cơm, bà rơi nước mắt, rồi tự tay lấy từng phần cơm, thức ăn để chia cho chúng. Dần dần, số lượng trẻ đến đây ngày càng nhiều, bà bàn với chồng mình tổ chức một bữa ăn tối cho các cháu. Bà Oanh kể: “Buổi tối khách vãn hết, số thức ăn chưa bán hết sẽ được làm lại, nếu thiếu sẽ mua thêm về nấu, để 6 giờ tối kịp tặng cơm miễn phí cho các cháu.

Từ đó “bữa ăn chống đói qua đêm” hình thành. Hằng ngày, bà dặn nhân viên ở quán nấu thêm 2kg gạo và mua thêm thức ăn để đủ cho các cháu đến ăn được no, tối về ngủ không bị đói. Khi ăn xong chúng lại tìm về bến xe, công viên, nhà ga hay mái hiên ngủ tạm, mai lại tiếp tục hành trình đi xin ăn hay làm thêm của mình. Những đứa trẻ đến với bà từ khắp nơi như Hưng Yên, Thanh Hóa, Lao Cai, Bắc Cạn, Hà Giang…, và đều có hoàn cảnh éo le.

Qua một thời gian, khi đã gần gũi truyện trò, bà biết những đứa trẻ này không được học hành, có đứa chỉ học lớp 1, lớp 2, nhưng đi lang thang lâu quá đã quên hết những gì học được. Bà nhen nhóm ý nghĩ thành lập lớp học cho trẻ ngay tại quán cơm của mình.

Lớp học ngay tại quán ăn

Ăn cơm tối xong, bà xếp các bàn ngay ngắn, bày sách vở, bảng viết đã mua sẵn để dạy học. Bà Oanh nói: “Trong các buổi học ngoài dạy chữ, tôi còn dạy chúng học cách đối nhân xử thế, các giao tiếp, ứng xử hằng ngày. Một thời gian sau chúng ý thức được về việc làm, xin ở lại quán rửa bát – không đi móc túi, hay ăn xin nữa. Nhưng tôi bảo bác không bắt các cháu rửa bát, bởi các cháu đang còn bé quá. Chúng bảo nếu không cho làm ở quán nó lại quay về nghề cũ. Đêm hai vợ chồng tôi trằn trọc nghĩ, cuối cùng cũng đưa ra được phương án cho các cháu đi bán báo”.

Năm 1990, “tổ bán báo xa mẹ” được thành lập. Vợ chồng bà bỏ tiền đi lấy báo, chồng bà đã đến các sạp báo, các toàn soạn viết cam kết bảo lãnh để được lấy báo về cho các cháu bán. “Số tiền bán báo được chia cho trẻ để ăn sáng và trưa, còn bữa tối thì ăn ở nhà tôi và ngủ ở đây. Số còn lại để các cháu chữa bệnh lúc ốm đau, dành gửi về nhà. Hoặc để cất đi, tết về quê đưa cho bố mẹ” – bà kể.

Các cháu được chăm sóc và đi học như con cái trong gia đình. “Những cháu nào có thể học lên đại học tôi cũng nuôi, cháu nào muốn đi học nghề: Nấu ăn, sửa chữa xe máy, lái xe…, miễn sao khi các cháu lớn lên có một nghề để mưu sinh”- bà giãi bày.

Cứ như thế, lớp này trưởng thành, lớp khác đến. Nhiều người đã lớn lên từ mái ấm “xa mẹ”. Có người đã trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng lớn, có người đã tốt nghiệp thạc sĩ và có một công việc ổn định.

Ở tuổi 73, ông Tiến vẫn miệt mài làm hướng dẫn viên du lịch cho các tour xuyên Việt, đến bất cứ đâu theo yêu cầu của khách. Những lúc rảnh rỗi, ông còn dạy các cháu học đàn piano. Ông bà còn mở thêm một quán cà phê nhỏ, một quán cơm bụi, toàn bộ tiền ông bà kiếm được tập trung vào nuôi các cháu với mong ước khi các cháu trưởng thành, vào đời có một cái nghề để mư

Có một người mù… dạy võ.

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, với anh Nguyễn Kim Hoàng, hiện ở số 29 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, 5 năm qua, mỗi ngày sống là một ngày chiến đấu để vượt lên bị kịch của số phận, không những thế anh đã làm được một việc khó tin nhưng có thật: mở lớp dạy võ miễn phí cho những người sáng mắt…

 1. Sân thi đấu thể thao tại Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội vào một buổi chiều giữa tháng 11, không khó để tìm thấy Hoàng và lớp học của anh bởi chỉ cần hỏi “lớp võ thầy Hoàng” thì ai cũng biết ông thầy dạy võ cao lớn, có giọng nói đanh thép đầy uy lực nhưng… bị mù. Lớp học của anh có hơn 20 võ sinh đang xếp hàng ngay ngắn, chăm chú nhìn những động tác mà Hoàng đang thị phạm. Nếu mới nhìn, chẳng thể hình dung được ông thầy đang thị phạm cho các học trò từng động tác kia lại không còn đôi mắt.

Anh Hoàng đang dạy cho võ sinh.

Khi sinh ra, Hoàng hoàn toàn khỏe mạnh. Năm 7 tuổi, Hoàng được bố mẹ cho theo học các lớp võ cổ truyền ở quận và sớm bộc lộ năng khiếu. Vì thế sau hơn 7 năm tập luyện, anh đã được giao đứng lớp huấn luyện các võ sinh tại Võ đường Thanh Lê. Sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Mở Hà Nội, ngoài công việc chính, Hoàng vẫn tham gia dạy võ cho sinh viên, học sinh. Cũng từ công việc này mà anh gặp chị Hà Tố Lan. Cuối năm 2005, hai người chính thức nên duyên vợ chồng. Một năm sau, trong ngôi nhà bé nhỏ đầy ắp tiếng cười có sự góp mặt của thành viên bé nhỏ, hạnh phúc chực vỡ òa.

Nhưng, trong cuộc đời mỗi con người thường có những ngã rẽ, với Hoàng cái ngã rẽ bất hạnh ấy là một ngày của năm 2010 khi anh đi khám bệnh, bác sĩ thông báo anh bị suy thận nặng. Dù đã chạy chữa khắp nơi, nhưng biến chứng của bệnh suy thận đã khiến đôi mắt anh mờ dần. Từ ngày Hoàng bị bệnh, cuộc sống gia đình anh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi chỉ dựa vào nguồn thu từ việc buôn bán của chị Lan, khoản lương hưu của bố Hoàng dùng để chi trả phí sinh hoạt và các đợt chạy thận. Gia đình vì thế càng trở nên túng bấn.

Những ngày tháng giam mình trong căn phòng chỉ vài mét vuông, Hoàng sợ có người tới thăm, sợ những tiếng sụt sùi, sợ cả lời động viên, sợ sự thương hại, và trong cơn thất vọng đến cùng cực khi nghĩ mình từ người trụ cột trong gia đình với vợ trẻ, con thơ, bố mẹ già, giờ đây bỗng chốc trở thành gánh nặng, đã có lúc Hoàng nghĩ đến cái chết.

Trong những ngày tháng cùng cực nhất ấy, chính người thân, học trò, những người yêu quý Hoàng đã vực anh khỏi giường bệnh, động viên anh không đầu hàng số phận. Và Hoàng quyết định phải sống để giúp vợ con bằng quyết định trở lại với công việc dạy võ mà anh đã gắn bó bao năm.

2. Nhắc lại chuyện cũ, Hoàng kể ngày nghe anh nói quyết định sẽ mở lớp dạy võ, người thân, bạn bè dù đều động viên anh nhưng ai cũng lo vì đó là công việc vất vả và… không dành cho người mù.

Lớp võ của anh Hoàng tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Lo thì lo vậy nhưng nghe tâm tư của “thầy”, học trò cũ của anh mỗi người mỗi việc, tổ chức chiêu sinh, liên hệ với các sân mà Hoàng từng mở lớp để thuê địa điểm tổ chức lớp học, mua các dụng cụ phục vụ việc học, đồng phục võ sinh… người góp công, người góp của.

Ngày 19-3-2010, Hoàng quay trở lại dạy võ với 7 võ sinh đều là sinh viên các trường đại học. 7 võ sinh ấy, mỗi người một trường, đứa nhặt được tờ rơi, đứa đọc được thông báo ở bảng tin trường, có em lại quen anh chị khóa trước từng học lớp Hoàng… đứa tò mò không biết thầy dạy thế nào, đứa lại muốn “mục sở thị” ông thầy có tiếng một thời. Tuy nhiên, lớn hơn cả là vì tình yêu võ thuật và nghị lực vượt qua hoàn cảnh của người thầy giáo mù đã đưa từng võ sinh tới với lớp học đặc biệt này.

Những ngày đầu trở lại với công việc đã ăn sâu vào máu thịt nhưng lại không dễ như anh tưởng.

Ngay một việc đơn giản nhất là đi từ nhà tới lớp Hoàng cũng không thể tự mình làm được mà thường học trò sẽ tới đưa đón đến sân rồi về nhà. Thấy bất tiện, anh tập đi xe bus. Việc làm quen với xe bus với anh có chút khó khăn; ban đầu phải nhờ mọi người xung quanh chỉ số xe và tự dò đường bằng gậy để đến được nơi mình cần, không phải làm phiền tới người khác.

Chưa hết, cánh tay trái anh gắn lỗ động tĩnh mạch (nơi máu được lấy ra để chạy thận nhân tạo và sau đó quay trở lại) có nguy cơ bị vỡ dẫn tới mất máu bởi những động tác mạnh trong võ thuật. Ngoài ra, các biến chứng do chạy thận nhân tạo thường xuyên xảy ra như hạ huyết áp, chuột rút cơ bắp, thiếu máu… thường làm anh “bối rối” trước những bài học cần truyền đạt.

Khó khăn vẫn không dừng lại ở đó, khác với trước đây, Hoàng có thể đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình luyện tập. Còn bây giờ, anh không thể xem từng học trò luyện tập như thế nào, động tác này đã đúng hay chưa, mũi chân nghiêng đã đủ để tạo lực và tránh thương tích chưa?…. Những câu hỏi cứ làm khó anh khi đôi tai, sự phán đoán không đủ để anh đi đến kết luận. Và lúc này, những trợ giảng là võ sinh đã từng theo học trong lớp võ trước đây của Hoàng giúp anh làm việc đó…

Cứ thế, từ một lớp học 7 người lúc anh mới bắt đầu quay trở lại dạy cho tới nay vẫn chiêu sinh mỗi khóa từ 20 tới 50 người. Hiện tại anh đang giảng dạy 3 câu lạc bộ võ thuật Pencatsiklat và võ Cổ truyền ở Đại học Ngoại ngữ, công viên Bách Thảo, và Trường THPT Trương Định. Điều đáng nói là các lớp này đều không thu bất cứ loại phí nào.

Cuối các tháng có buổi thi đấu giữa các học viên để tăng cường tính thực tế, cọ xát. Hình thức thi đấu đối kháng do trọng tài chuyên nghiệp làm chủ. Việc dạy học của Hoàng có sự giúp sức của các trợ giảng từ các học trò chuyên và không chuyên do anh đào tạo. Thực hiện các bài giảng do anh thị phạm đảm bảo chất lượng, độ chính xác của từng động tác, chiêu thức.

Mặc dù sức khỏe ngày càng kém đi, các giác quan bị hạn chế, anh đã suy nghĩ rất nhiều về việc dạy học. Với Hoàng, việc dạy võ không chỉ giúp anh có niềm vui sống để chiến đấu với bệnh tật mà còn giúp anh thấy mình còn có ích cho đời. Vì thế, anh luôn dạy các học trò rằng tập võ không chỉ là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe mà còn là một môn học giúp bản thân người học rèn luyện tâm tính, sử dụng sức mạnh của mình đúng mục đích; khả năng kiên cường và nghị lực trong cuộc sống, đánh không sợ thua, ngã không sợ đau.

Nhắc tới người thầy đặc biệt của mình, em Nguyễn Thị Liên, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, kể rằng thầy thường đặt biệt danh cho các võ sinh trong lớp, lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho học sinh. “Thầy không chỉ dạy võ mà dạy chúng tôi bài học sống, kết nối từng học viên như anh em trong gia đình”.

Nhắc tới Hoàng, ông Nguyễn Thành Lê, nguyên Phó tổng Thư ký Hội Võ thuật Hà Nội bảo rằng: “Khi con người ta có niềm say mê, lúc đó, họ sẽ dám dấn thân, lặn lội, vượt qua khó khăn bằng bất cứ giá nào để thực hiện cho kì được niềm đam mê đó. Đó chính là những điều tôi rút ra được từ chính cuộc sống của Hoàng”.

Nghe tôi hỏi những dự định tương lai, Hoàng bảo điều nuối tiếc nhất đối với anh khi mất đi đôi mắt đó là không thể tận mắt ghi lại những bước đi trưởng thành của cô con gái nhỏ, không thể chỉ cho con những điều mới lạ xung quanh. “Nhưng tôi sẽ dạy con bằng chính câu chuyện cuộc đời mình, đai đen âu cũng là một đai trắng do nỗ lực không ngừng nghỉ mà nên”.

Hoàng Thương
Theo CAND

Câu chuyện xúc động của cô gái da cam Việt trên báo mạng nước ngoài.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam để khai quang rừng nhằm phá hủy nơi ẩn nấp và hoạt động của du kích Việt Nam. Tuy nhiên, hậu quả của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến đời sống và cuộc đời của nhiều người dân Việt. 

 Câu chuyện của Nguyệt, một cô gái trẻ, là một trong nhiều người đang phải gánh chịu hậu quả của chất độc da cam sau chiến tranh, qua lời kể bằng hình ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước được đăng trên trang ảnh nổi tiếng Bored Panda đã đặc biệt  gây ấn tượng.

 

Nguyệt, một cô gái trẻ, là một trong nhiều người đang phải gánh chịu hậu quả của chất độc da cam sau chiến tranh.

 

Nguyệt đang sống với cha mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Cô sinh ra không có tay. Nhưng cô vẫn phải làm mọi việc hàng ngày của mình, nhờ vào đôi chân.

 

Cô có thể làm việc nhà, chăm sóc các cháu của mình để giúp đỡ gia đình cô.

 

Khi có thời gian rảnh, cô thường đọc sách…

 

… hoặc truy cập internet để nâng cao kiến ​​thức.

 

Cô mơ ước có một căn nhà nhỏ để sống độc lập và có một cuộc sống yên bình ở quê hương.

 

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam để khai quang rừng nhằm phá hủy nơi ẩn nấp và hoạt động của du kích Việt Nam.

 

Ước tính có khoảng 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam, hàng trăm ngàn người trong số họ đã qua đời và hàng triệu người, bao gồm cả con cháu của họ, vẫn phải sống chung với những phần tiếp theo của bệnh tật do hóa chất độc hại này gây ra.

Tuy nhiên, hậu quả của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến đời sống và cuộc đời của nhiều người dân Việt.

Tuấn Kiệt ( Hanoi moi) 

Khánh Thương người tiếp lửa cho phụ nữ ung thư vú’ đã qua đời

Sáng 17/3, Nguyễn Khánh Thương, người sáng lập “Mạng lưới ung thư vú Việt Nam”, đã qua đời tại Australia.

 Trưa 17/3, đại diện Mạng lưới ung thư vú Việt Nam xác nhận thông tin trên. Người này cho biết: “Thời gian qua, em gái của Thương – Nguyễn Thủy Tiên –  đã sang Australia để chăm sóc chị. Thương đã ra đi nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục công việc của chị, thắp hy vọng cho nhiều bệnh nhân khác”.

Thông tin về sự ra đi của Khánh Thương trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng trong sáng nay. Trên Facebook, bạn bè đăng tải ảnh và chia sẻ cảm động về chị. Bởi những năm qua, các hoạt động vì bệnh nhân ung thư của chị đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người.

Chị từng có lời tâm sự xúc động “Tôi bỏ tóc, bỏ ngực nhưng không từ bỏ tình yêu và hy vọng”. Đó là thời điểm khi chưa rụng nhưng chị vẫn cạo trọc đầu và gửi mái tóc của mình cho tổ chức từ thiện trẻ em bị hói bẩm sinh.

Bạn bè chia sẻ bức ảnh vĩnh biệt Khánh Thương.

Trước tin chị qua đời, bạn Phạm Ngọc Trâm Anh xúc động viết: “Con người chỉ thực sự sống khi ở trong lòng người khác. Chị đã sống cuộc đời trọn vẹn, ý nghĩa với một tâm hồn đẹp. Sẽ nhớ chị rất nhiều”.

Đỗ Chung – người bạn thân thiết của Thương chia sẻ: “Mình nhớ giọng hát trong trẻo cất lên từ căn phòng trọ bên cạnh, bài hát về chim én mang tin mùa xuân đến. Mọi tin yêu vẫn còn ở lại đây, trong trái tim những ai từng một lần gặp bạn. Ngọn lửa bạn đã thắp lên sẽ luôn cháy mãi. Ôm bạn thật chặt. Hãy luôn mỉm cười bạn nhé”.

Hình ảnh Khánh Thương trong chiến dịch phòng chống ung thư vú.

Nguyễn Khánh Thương sinh năm 1982, cựu sinh viên K45 Báo chí, ĐH KHXH&VN. Sau khi du học ở Australia, chị trở về trường làm giảng viên.

Năm 2006, Thương sáng lập “Vòng tay yêu thương” (Free Hugs Group – FHG). Năm 2007, chị  được chọn làm đại diện cho thanh niên Việt Nam dự Hội nghị Quốc tế về văn hóa châu Á và châu Âu tại Malaysia. Năm 2008, chị tham dự Hội nghị Quốc tế Thanh niên với các chính sách phát triển quốc gia tại Campuchia.

Tháng 10/2012, sau lễ ăn hỏi cùng chàng trai Australia, chị phát hiện ra căn bệnh quái ác. Từ đó, Thương dồn tâm huyết sáng lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam với nhiều chiến dịch, hoạt động từ thiện như Vượt qua sợ hãi, Kể chuyện qua video…

Hôn lễ của chị Khánh Thương cùng người chồng Australia.

Tháng 4/2014, chị trải qua cuộc phẫu thuật cắt toàn bộ hai bên tuyến vú. Tháng 8/2014, bác sĩ cho biết thời gian sống của chị không còn nhiều khi tế bào ung thư đã di căn vào xương.

Mới đây, em gái chị – Nguyễn Thủy Tiên – đồng sáng lập, quản lý và điều phối mạng được đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. Chiều 17/3, Thủy Tiên cho biết, tang lễ của chị cô được tổ chức vào 13h ngày 20/3 tại Australia.

Theo Zing

Nghị lực vươn lên của 3 anh em khuyết tật sống tại Cần Thơ

Ba người con trai của ông Nguyễn Văn Sáu ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị mù, điếc bẩm sinh nhưng 3 anh em lại làm ra những vật dụng bằng gỗ vô cùng độc đáo như chiếc ghế “biết đi”, chiếc giường 9 chân…

Vượt lên nghịch cảnh
Được một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của ông Sáu để tìm hiểu tài năng của anh Nguyễn Văn Suôl (39 tuổi), anh Nguyễn Văn Nhu (35 tuổi) và anh Nguyễn Thanh Tiến (29 tuổi), những người con bị mù, điếc bẩm sinh của ông Sáu.
Gia đình có tới 3 đứa con tật nguyền nên cả nhà ông Sáu phải tần tảo, gắn bó với 3 công ruộng đắp đổi qua ngày. Hoàn cảnh gia đình khó khăn cùng với sự thiệt thòi của số phận khiến các anh Suôl, Nhu, Tiến không có được tuổi thơ bình thường. 
Thấy những người bạn đồng trang lứa hàng ngày đến trường, trong lòng các anh luôn khát khao được đi học. Anh Suôl cho biết: “Tôi rất muốn được đi học, được làm việc để giúp ích cho bản thân và gia đình”.

Ghế “biết đi”, giường 9 chân của 3 anh em khuyết tật
3 anh em dù bị khiếm khuyết cơ thể nhưng vẫn tự lao động kiếm sống bằng sức lực và khả năng của mình.

Đến nhà ông Sáu, chúng tôi thấy có rất nhiều đồ mộc độc đáo. Ít ai ngờ rằng, chúng được tạo nên bởi 3 người con mù, điếc bẩm sinh của ông. Ông Sáu cho biết: “Năm Suôl 25 tuổi, Suôl, Tiến, Nhu đã biết đóng các vật dụng trong gia đình hoặc có thể làm những vật dụng khác hữu dụng trong sinh hoạt hàng ngày như ghế nhắc nồi (một vật dụng để kê nồi, xoong, chảo)”.
Anh Suôl nhớ lại, sau một tuần tự mày mò và cảm nhận, anh đã làm hoàn thiện được chiếc ghế nhắc nồi. Bình quân mỗi ngày anh làm 2 – 3 cặp ghế nhắc nồi (loại lớn), nếu loại nhỏ khoảng 10 cặp, bán với mức giá 35.000 đ/chiếc, trừ chi phí lãi trên 60.000 đ/ngày. “Mình không thấy đường nên làm chậm hơn người bình thường, nhưng mỗi năm, tôi làm được trên 400 cái ghế nhắc nồi, 200 bội gà để bán cho bà con trong vùng. Lúc này, công việc của tôi chuẩn bị vào vụ, vì sản phẩm làm ra chủ yếu bán vào thời điểm Tết”, anh Suôl cho biết.

Tất cả các vật dụng các anh tạo ra là tự sự cảm nhận của đôi bàn tay
Tất cả các vật dụng các anh tạo ra là tự sự cảm nhận của đôi bàn tay

Tuy nhiên công việc này chỉ mang tính thời vụ nên cả 3 anh em cùng nhau lên Bình Thủy (Cần Thơ) học lớp se nhang của Hội Người khuyết tật. Nhưng sau khi thành thạo, 3 anh em chỉ làm việc được 7 tháng thì thất nghiệp tiếp. Không nản lòng, cả 3 anh em lại một lần nữa lên Bình Thủy học lớp bó chổi. Sau 2 tháng, các anh đã tự tạo ra được sản phẩm. Dù thu nhập không cao nhưng với số tiền ấy đủ giúp các anh trang trải cuộc sống.
Anh Nhu chia sẻ: “Khi học nghề cả 3 anh em được trung tâm nuôi cơm. Sau khi thạo nghề, chúng tôi làm mỗi tháng có thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Ngoài ra, tự thân mình có thể vận động để cha mẹ không buồn lòng”.
Những sản phẩm độc đáo
Dù khiếm khuyết đôi mắt, đôi tai nhưng anh Suôl, anh Tiến, anh Nhu, mỗi người có một tài năng riêng. Anh Tiến rất sáng tạo trong việc đóng đồ gỗ, anh Suôl thì vừa đóng được vật dụng trong gia đình vừa làm được ghế… Còn anh Nhu cũng tự thân làm được công việc se nhang, bó chổi thuê để kiếm sống qua ngày.
Sản phẩm độc đáo đầu tiên của 3 anh em  là chiếc ghế gỗ “biết đi”. Theo quan sát của PV, chiếc ghế có 2 bánh xe để di chuyển, có mặt sau để dựa lưng và các phần được kết nối với nhau bằng bu lông, bản lề… Bề mặt được chà nhám, chạm khắc công phu. Đặc biệt là chiếc ghế di chuyển rất dễ dàng nhờ vào hệ thống trục xoay.

Chiếc ghế biết đi của anh Tiến
Chiếc ghế “biết đi” của anh Tiến

Anh Tiến chia sẻ: “Thấy ngồi ghế ở Trung tâm không được thoải mái và khó di chuyển nên trong đầu tôi đã tự nảy sinh ý tưởng và tiến hành làm chiếc ghế cho riêng mình. Mỗi ngày làm một ít, gần 2 tháng mới làm xong. Khi làm cái ghế này, khâu quan trọng và khó nhất là phải sử dụng những bìa cứng bằng giấy được cắt thành hình hoa văn, tiếp đó đặt những tờ giấy vào thân gỗ và tiến hành chạm khắc. Công đoạn khó nhất là cắt giấy và chạm khắc những hoa văn, còn việc bắt ốc và tạo cho chiếc ghế tự xoay là chuyện bình thường”.
Sản phẩm độc đáo thứ hai là chiếc ghế đa dụng của anh Suôl. Thoạt nhìn cứ ngỡ đó là cái bàn nhưng xem kỹ lại là chiếc ghế có chỗ dựa lưng được tạo nên từ 2 chiếc vành xe máy cũ và những đoạn gỗ thừa. Để làm được chiếc ghế đặc biệt thế này, anh Suôl đã làm cực công gần 2 tháng. Hình thức của chiếc ghế cũng giống như những chiếc ghế bình thường khác, tuy nhiên chiếc ghế được thiết kế có 2 mặt giống nhau, khi khép lại là chiếc bàn ăn tự xoay nhưng khi mở ra thì là chiếc ghế ngồi.

Và chiếc ghế đa năng của anh Suôl
Và chiếc ghế đa năng của anh Suôl

Dù không được sáng mắt nhưng anh Tiến vẫn cưa gỗ rất chuẩn. Cũng kê thước và dùng vật sắc nhọn để lấy mực, dùng tay áp sát lưỡi cưa để cảm nhận. Ngoài ra, các anh đục và bào gỗ rất chuyên nghiệp. Các anh chưa từng học qua lớp đào tạo nghề mộc nào, những đồ dùng được tạo ra phần lớn là do các anh tự suy nghĩ để làm, một số ít làm theo mẫu của người khác.
Ngoài những món đồ như chiếc ghế “biết đi”, chiếc ghế đa năng, chiếc tủ áo… thì chiếc giường 9 chân được xem là vật dụng “độc nhất vô nhị” của 3 anh em khuyết tật này. Theo ghi nhận của PV, vật liệu làm nên chiếc giường 9 chân này chủ yếu là tre. Chiếc giường có 2 đoạn ghép lại với nhau, có thể khép lại và bung ra khi sử dụng. Mỗi đầu giường được gắn thêm 2 cần gạt, được cấu tạo bằng gỗ nhỏ và tròn, kết nối với lò xo bằng dây kẽm và ruột xe đạp.

Và cái giường 9 chân vô cùng độc đáo của 3 anh em.
Và cái giường 9 chân vô cùng độc đáo của 3 anh em.

Anh Tiến cho biết: “Khi ngủ chỉ cần mở giường ra bằng cách kéo chiếc cần gỗ phía tay phải thì chiếc lưỡi gà hở ra, 2 đầu cây để dùng mắc màn bật lên, khi muốn khép lại chỉ cần kéo cần phía tay phải thì 2 cây mắc màn tự động bật xuống rồi xếp dọc theo chiếc giường”.
Đặc biệt, ba anh em khuyết tật không chỉ tạo ra những đồ dùng bằng gỗ độc đáo mà các anh còn nghĩ ra cách tận dụng những đồ vật cũ như yên xe đạp, vành xe,… để làm ra đồ dùng “có 1 không 2” phục vụ trong sinh hoạt. Do khiếm khuyết nên các vật dụng các anh tạo ra không khéo léo, sắc sảo như những thợ mộc sành sỏi nhưng qua các sản phẩm đầy sức sáng tạo, chúng tôi cảm nhận sức sống mãnh liệt và ý chí vươn lên của 3 anh em khuyết tật. 

 

Theo Dân Trí

Câu chuyện tinh cảm đẹp của nhạc sĩ bại não Thiên Ngôn

 Chuyện tình của chàng nhạc sĩ Thiên Ngôn và cô gái trẻ Thùy Dương tựa như một câu chuyện cổ tích tình yêu tươi hồng giữa đời thực đầy xô bồ. Đó là một tình yêu lớn nhưng giản dị, có thể vượt qua muôn ngàn trở ngại.

Đối với chính những người trong cuộc thì tình yêu này có lẽ là một cuộc chinh phục, mà ngọn núi ấy không dễ dàng để đến nơi. Nhưng hai năm qua, mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây Hùng đều dành cho Dương những sâu quý trân trọng nhất. Còn đối với Dương, cô muốn dành đức hi sinh cả cuộc đời của mình cho người đàn ông vốn dĩ đã chịu nhiều thiệt thòi này. Và nếu có ai đó hỏi Dương: “Tại sao cô chấp nhận tình yêu ấy?”, “Đối với cô đó có phải là một trở ngại không?”, Dương đều cười, bởi cô gọi đó là tình yêu. Mà đã là tình yêu thì không có lý do, không có lý lẽ và cũng không có cả sự đắn đo.
Thiên Ngôn tên thật là Vũ Quốc Hùng, sinh năm 1993, ở Thanh Xuân – Hà Nội. Cậu bị bệnh bại não bẩm sinh. Mặc dù gia đình đã đưa Thiên Ngôn đi rất nhiều nơi như Mỹ, Singapore để chữa trị nhưng bệnh của cậu vẫn không khỏi. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm ý chí và nghị lực ham sống, tha thiết được thể hiện bản thân. Từ năm 9 tuổi, Thiên Ngôn bắt đầu tự tập vật lý trị liệu với bác sĩ riêng đồng thời học văn hóa, âm nhạc và máy tính tại nhà.
Thiên Ngôn có khả năng chơi piano điêu luyện, biết sáng tác nhạc và phối khí cho chính các tác phẩm của mình. Một số ca khúc của Thiên Ngôn đã được các ca sỹ như Khắc Việt, Tăng Nhật Tuệ và Nam Cường thể hiện như Sợ mất em, Đến lúc buông tay, Hạnh phúc của anh… Thiên Ngôn và Thùy Dương bắt đầu yêu nhau cách đây gần ba năm.
Thùy Dương – sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối của trường Cao đẳng Sư phạm Thường Tín. Và người ta vẫn nói rằng có những tình yêu đẹp khiến người ta phải cảm thấy ghen tỵ nhưng ngược lại cũng có những tình yêu làm người ta phải thổn thức, ngưỡng mộ và cảm phục. Đó là thứ tình yêu không chút vị kỷ, nó rất giản dị, bắt nguồn từ sự rung cảm sâu sắc và đồng cảm mãnh liệt của một trái tim nhân hậu dành cho một tâm hồn cô đơn. Có lẽ chuyện tình của Thiên Ngôn và Thùy Dương chính là một nốt trầm ngân nga, da diết giữa muôn vàn thanh âm của bản nhạc tình.
Cổ tích tình yêu của chàng nhạc sĩ bại não
Dù gặp rất nhiều trở ngại nhưng Thiên Ngôn vẫn rất cố gắng sống sao cho thật đẹp, thật xứng đáng với đời.
Tình yêu “lệch chuẩn” nhưng kiên cường và mạnh mẽ
Khi ngồi kể cho tôi nghe về tình yêu của mình, không ít lần Thiên Ngôn dừng lại giữa cuộc đối thoại. Có lẽ bởi trong anh vẫn còn vẹn nguyên những xúc động, những cảm giác rất khó để diễn đạt về một nửa của mình – cô gái trẻ với lòng dũng cảm và sự tin yêu tha thiết vào một chàng trai bị khiếm khuyết như anh.
Câu chuyện của Thiên Ngôn khiến tôi có niềm tin mạnh mẽ vào những câu chuyện cổ tích tình yêu hiện đại. Dù có muôn ngàn lý do để người ta chọn lựa. Với Thùy Dương, cô có đủ điều kiện để tìm kiếm và gặp gỡ với một chàng trai ưu tú hơn Thiên Ngôn thì cuối cùng tình yêu vẫn là đáp án cuối cùng cho những lý giải của người đời về sự “lệch chuẩn” ấy.
Thiên Ngôn và Thùy Dương quen biết nhau một cách tình cờ. Mẹ của Thùy Dương chính là cô giáo dạy văn hóa cho Thiên Ngôn tại nhà. Trong suốt những ngày dạy học, cô giáo kể cho Thiên Ngôn biết cô cũng có một cô con gái chừng tuổi như cậu và một hôm nào đó sẽ đưa tới thăm cậu để hai người cùng trò chuyện, làm quen. Thời gian đi qua, rất lâu sau đó khi Thùy Dương thi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm thì hai người mới có cơ hội gặp nhau.
Cổ tích tình yêu của chàng nhạc sĩ bại não 2

Thiên Ngôn không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt của cậu đều dựa vào người thân.

Thiên Ngôn kể lại trong xúc động: “Đến giờ, em còn nhớ như in cái lần đầu tiên gặp Dương. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 2012, cô giáo dẫn Dương đến nhà em và giới thiệu để em và Dương làm quen với nhau vì em không đi lại được, cũng ít bạn bè. Nhưng không hiểu sao, từ lúc Dương bước vào em đã có cảm giác trái tim mình loạn nhịp và không giống như những cuộc gặp gỡ thông thường khác. 20 năm sống cuộc sống không bình thường nhưng đó là giây phút đầu tiên em cảm thấy mình quả thật ‘không bình thường’ một chút nào”.
Sau cuộc gặp mà không ai có thể ngờ là  “định mệnh” ấy, Thiên Ngôn cố gắng quên đi mặc cảm của mình để làm quen với Dương. Hàng ngày cậu nhắn tin hỏi thăm. Còn Thùy Dương – cô gái tốt bụng ấy đã thực sự bị tấm chân tình của Thiên Ngôn chinh phục. Dù trong lòng rất yêu mến Dương nhưng nghĩ đến tình trạng “chân đứng không vững, tay cầm không nổi” của mình, Thiên Ngôn lại đắn đo. Như hiểu được điều đó nên chính Dương là người chủ động tỏ tình với Thiên Ngôn trước. Hạnh phúc vỡ òa và đó cũng là lần đầu tiên trong đời, cậu hiểu thế nào là tình yêu.
Tình yêu chắp cánh cho âm nhạc thăng hoa
Sau khi chính thức công khai chuyện tình cảm của mình, bản thân Thiên Ngôn và Thùy Dương cũng đã gặp phải rất nhiều những áp lực. Bản thân Thiên Ngôn cũng thấy khi đi bên cạnh Dương, mình còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, gia đình Thùy Dương cũng từng phản đối gay gắt chuyện tình cảm của hai người. Những lúc như vậy Thiên Ngôn rất buồn: “Mình biết và rất hiểu cảm giác của gia đình Dương, không bố mẹ nào muốn con gái của mình yêu và sẽ gắn bó suốt đời với một người đàn ông bị khuyết tật. Mình không trách bác, không trách cả những ánh nhìn soi mói của mọi người xung quanh khi thấy mình và Dương đi bên nhau. Mình chỉ muốn mọi người hiểu đây là lựa chọn của chúng mình và mình sẽ chứng minh cho mọi người thấy mình là người tàn nhưng không phế”.
Có lẽ vì vậy mà Thiên Ngôn luôn cố gắng để Thùy Dương không bao giờ cảm thấy ân hận gì về quyết định khi gắn bó với cậu, bỏ qua mọi sự dèm pha và sự hoài nghi của người thân Thùy Dương về tình yêu của hai người. Thiên Ngôn thường xuyên mua tặng Dương những món quà độc đáo, làm những điều bất ngờ nho nhỏ cho Thùy Dương vào ngày Noel, 8.3 hay lễ Tình nhân.
Cổ tích tình yêu của chàng nhạc sĩ bại não 3

Thiên Ngôn và Thùy Dương hạnh phúc bên nhau.

Cổ tích tình yêu của chàng nhạc sĩ bại não 4

Cả hai rất thương và trân trọng nhau.

Ngược lại, Thùy Dương cũng rất trân trọng và nâng niu tình cảm của Thiên Ngôn. Thùy Dương khéo tay hay làm và rất thích làm đồ handmade. Trong nhà Thiên Ngôn thường ngập đầy hoa giấy, bút chì hoa hồng hay những khung ảnh đầy màu sắc mà Thùy Dương tặng. Dương thích nhìn Thiên Ngôn cười, bởi cô thấy nụ cười của cậu tràn đầy niềm tin.
Một tình yêu đẹp nhưng cũng giống như bao mối tình khác, thỉnh thoảng cũng có những giận hờn, hiểu lầm. Mỗi lần xảy ra xung đột, Thiên Ngôn luôn chủ động làm hòa trước. Còn Dương sẽ ngay lập tức đồng ý tha thứ vì không muốn người yêu mình phải mệt mỏi, gánh thêm một nỗi buồn trong cuộc sống. Và sau những phút giận hờn ấy sẽ luôn có một ca khúc được ra đời như gói ghém tất cả yêu thương và khát khao ở trong đó.
Thiên Ngôn học đàn  khi 12 tuổi, tới nay cũng đến 10 năm trời. 10 năm, lướt những phím đàn bằng đầu ngón chân, thế mà bài nào cũng du dương, nghe vừa sâu, vừa thăm thẳm, vừa đau nhói. Tiếng đàn của cậu làm tôi cay mắt, vì cậu chẳng thể tự điều chỉnh đôi tay, đôi chân hay cái đầu của mình theo ý muốn, mà vẫn mạnh mẽ, vẫn khí thế như một cây xương rồng phi thường.
Dưới những sáng tác của mình cái tên “Thiên Ngôn” luôn xuất hiện. Tôi hỏi về cái tên ấy, cậu cười bảo: “Không có gì đặc biệt. ‘Thiên Ngôn’ – Tiếng hát của trời. Mình muốn viết những sáng tác trong xanh như bầu trời, đơn giản như không trung, là chút buồn vui của cuộc đời mà ai cũng nếm trải, đi qua. Mình không mơ ước sự nổi tiếng, âm nhạc là thứ duy nhất kéo mình ra khỏi sự cô đơn. Đặc biệt, mình muốn dành tặng người con gái đã dùng lý trí và trái tim dũng cảm để đến với mình. Cô ấy như một lý do để mình muốn sống và cảm thấy cuộc sống này đáng sống hơn, có ý nghĩa hơn”.
Phải chăng vì vậy mà những sáng tác về tình yêu của Thiên Ngôn tôi nhìn thấy ăm ắp một cảm xúc thiết tha ở trong đó. Vượt qua 3 năm chông gai, hiện tại gia đình nhà Thùy Dương đã không còn phản đối gay gắt mối tình của đôi bạn trẻ nữa. Bạn bè của cả hai cũng rất ủng hộ họ. Nhưng những khó khăn của cặp đôi sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Song Thùy Dương cho rằng chỉ cần có quyết tâm và sự chân thành, mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

 

Theo Trí Thức Trẻ

5 năm ròng cậu bé Sáng bò tới lớp

Lầu A Sáng chưa bao giờ được đi một đôi dép mới, bởi suốt từ nhỏ tới lớn, em đều đến trường bằng đôi tay và đầu gối của mình.

Vì con chữ, bò tới trường học

Sinh ra và lớn lên ở tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Cờ Đỏ (Mộc Châu, Sơn La). Từ nhỏ Lầu A Sáng (14 tuổi) đã không may mắn như bao đứa trẻ khác, cậu bé bị dị tật bẩm sinh. Sáng có một khối u ác tính nằm ở hông, sau khi được gia đình đưa đi chữa trị, các bác sỹ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Ca phẫu thuật này giúp em giữ lại tính mạng nhưng đôi chân em vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, không thể đi lại bình thường. Vết thương gây ức chế đến sự phát triển của đôi chân nên khiến cho chân trái em bị khèo, còn chân phải bị teo nhỏ, thỉnh thoảng lại đau buốt, mưng mủ do bị rò tủy.

Bị khuyết tật, nhưng suốt 5 năm học cấp 1, ngày lạnh buốt cũng như ngày nắng đổ lửa, Sáng đều dậy thật sớm tự bò tới lớp học.

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

5 năm học cấp 1, Sáng thường tự bò tới trường

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

Và dạy các em học

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

Một vài lần, các bạn cùng lớp thương Sáng nên cõng cậu bé một đoạn

Anh Páo – bố của Sáng chia sẻ: “Ban đầu tôi cũng bảo nó, nghỉ học thôi, đi học làm gì chỉ thêm gánh nặng cho mọi người. Thế nhưng nó không chịu, nó bảo không làm được gì thì cũng phải theo học cho hết cái chữ”. Với tâm niệm đó, suốt 5 năm học cấp 1, Sáng đều cố gắng bò tới lớp. Quãng đường từ trường tới nhà không xa, chỉ có 500m, nhưng các bạn đi bộ mất 5 – 10 phút thì riêng Sáng phải dậy sớm, đi học trước các bạn 1 tiếng đồng hồ. Cứ như vậy, hết đoạn đường lổn nhổn đất đá này, sang đoạn đường khác.

Khi lên cấp hai, em phải chuyển đến học trường THCS 19-5. Nhà ở cách trường 3km nên Sáng không thể nào tự bò tới lớp học được. Thỉnh thoảng, bố em rảnh việc lên nương, đèo Sáng tới trường, chiều lại đón con về.

Tâm sự với chúng tôi, cậu bé rưng rưng nước mắt khi nghĩ đến thời gian tới: “Chắc là em phải nghỉ học thôi, bố mẹ cũng bận làm việc còn nuôi các em, không có thời gian đưa em đi học. Em ở nhà để học sữa chữa điện tử kiếm tiền phụ với bố mẹ”.

Nói rồi ánh mắt buồn của cậu bé nhìn xuống đôi bàn tay. Đôi bàn tay chai sần, đầy chi chit những vết sẹo lớn nhỏ và đất cát cáu bẩn. Chưa một lần trong đời, Sáng được đi dép, bàn tay và hai đầu gối chính là đôi chân của em. Một ước mơ nhỏ nhoi có thể được đến trường, đơn giản thôi nhưng với Sáng dường như là điều không thể.

Trở thành người có ích

Dù bản thân bị khuyết tật, và cơ hội được tới trường rất mong manh, nhưng Lầu A Sáng luôn nuôi ước mơ được học sửa chữa điện tử. Đây là công việc mà em yêu thích và hơn nữa, em muốn sẽ có một nghề nghiệp để phụ giúp gia đình.

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

 

Nhiều ngày, Sáng thường loay hoay với mấy đồ điện trong nhà, tháo ra rồi lắp vào thuần thục. Tất cả bảng điện trong nhà bị hỏng đều do một tay Sáng sửa chữa. Hè năm lớp 4, nhà nghèo, không có tiền mua quạt, Sáng tự tay sáng chế một chiếc quạt cho cả nhà dùng. Đó là chiếc quạt được làm từ những đồ điện hỏng mà hàng xóm bỏ đi. “Em mất gần ba tháng mới hoàn thành chiếc quạt, nhưng khi quạt làm xong thì thời tiết cũng chuyển sang mùa lạnh chị ạ”, Sáng cười hào hứng chia sẻ với tôi.

Nhìn đôi mắt sáng và nụ cười tươi của cậu bé này, ai cũng xót xa. Với cậu bé 14 tuổi chỉ nặng 23 kg này, ước mơ được học hết cái chữ, được tự nuôi bản thân thật quá xa vời.

Thắp sáng ước mơ

Câu chuyện của cậu bé hiếu học Lầu A Sáng thực sự đã làm lay động lòng người. Biết tới hoàn cảnh của Sáng, ca sỹ Đinh Mạnh Ninh đã đăng ký tham gia chương trình Vì bạn xứng đáng, với mong muốn có thể giúp đỡ được em.

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

Ca sỹ Đinh Mạnh Ninh

Cậu bé khuyết tật 5 năm bò tới trường học chữ

Món quà dành cho Sáng

Sau 5 vòng thi xuất sắc Đinh Mạnh Ninh đã mang về được số tiền khoảng 42 triệu đồng – đây như một món quà không chỉ dành riêng cho cá nhân Lầu A Sáng mà còn cả gia đình em. Hy vọng với số tiền này Sáng sẽ có thể tiếp tục được tới trường, được chữa chạy để em có thể thực hiện được ước mơ của mình.

Theo Tiin