Mối duyên kỳ lạ gắn kết hai tâm hồn Việt-Mỹ

VOA: Xin chào chị Elizabeth, cám ơn chị đã dành thời gian với VOA hôm nay. Thưa chị, có điều gì trong bức ảnh chụp Thảo đã khiến chị ám ảnh như vây?
Elizabeth Van Meter: Khi nghĩ lại khoảnh khắc lần đầu nhìn thấy bức ảnh của Thảo, cô ấy ngồi trên ghế và nhìn thẳng vào ống máy ảnh, tôi cảm thấy có gì đó trong ánh nhìn của cô ấy như thể đang gọi tôi hay thách thức tôi theo một cách nào đó. Tôi không những cảm thấy sự tự tin từ cô ấy mà còn cảm thấy sự thách thức từ cô. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng mình phải gặp người phụ nữ này, tôi phải mang sách đến gặp cô ấy, và biết đâu cô ấy có câu trả lời mà tôi luôn hằng tìm kiếm.

 

211

                                                                           Bức hình Thảo ngồi trên xe lăn đã khiến cô Elizabeth bị ám ảnh sâu sắc. Ảnh: Stephen M. Katz
Trong suốt bộ phim, tôi luôn phải cố tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với em gái tôi, tại sao em ấy lựa chọn con đường đó, và bây giờ tôi lại tìm thấy một người phụ nữ này đây, rất quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình. Có một cái gì đó về bức ảnh, về cô ấy, về yêu cầu giản đơn mà cô ấy mong muốn thực hiện, về sự quyết tâm của cô ấy, về ánh nhìn của cô ấy, tất cả làm tôi bị hút vào. Tôi nghĩ là đôi khi trong cuộc đời chúng ta phải ở đúng một địa điểm nào đó. Nếu tôi nhìn thấy bức ảnh đó 15 năm trước đây thì có lẽ tôi sẽ không có cùng một phản ứng như bây giờ.

VOA: Chị đã nảy ra ý định làm bộ phim tài liệu về Thảo như thế nào?
Elizabeth Van Meter: Tôi đã không chắc chắn liệu mình có muốn làm một bộ phim tài liệu không nhưng khi đó tôi đã muốn người bạn Stephen của tôi sẽ đi theo để quay phim và ghi lại hành trình tới Việt Nam này. Tôi đã không biết chúng tôi sẽ dùng những thước phim này như thế nào. Ý tưởng này bắt đầu từ từ hình thành qua vài năm. Có lúc, tôi đã cam kết rằng mình sẽ ghi lại hết tất cả những trải nghiệm của chúng tôi. Nhưng đối với tôi điều quan trọng nhất là sự kết nối trong mối quan hệ tôi và Thảo. Phải mất một thời gian để tôi nhìn lại câu chuyện và ngẫm nghĩ…Bạn biết đấy, với 300 giờ phim, bạn có thể tạo ra 300 bộ phim khác nhau. Bạn có thể nhìn vào câu chuyện này từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng tôi cần thời gian để xem quan điểm của riêng mình là gì và từ đó hình thành nên câu chuyện được kể mà tôi đã đưa vào trong phim.

VOA: Thảo đã phản ứng như thế nào khi chị nói với cô ấy rằng chị sẽ làm một bộ phim tài liệu về cô ấy?
Elizabeth Van Meter: Cô ấy quả là một người nghệ sĩ thực thụ. Khi bạn phỏng vấn ai đó và muốn người đó trải lòng với bạn và kể cho bạn nghe những điều rất riêng tư, tôi phải nói rằng tôi cảm thấy rất biết ơn Thảo và gia đình cô ấy. Khi trả lời những câu hỏi và nói về những cảm xúc của mình, từ những gì mà tôi nghe thấy về nền văn hóa hay những quy tắc thường nhật ở Việt Nam, đặc biệt đối với người lạ, thì mọi người không nhất thiết phải kể. Nhưng Thảo và gia đình cô thì khác. Họ sẵn lòng dang cánh tay và mở rộng tấm lòng chào đón tôi và đoàn phim của tôi. Họ thực sự chia sẻ những điều từ tận đáy lòng mình. Tôi nghĩ là chúng tôi đã ghi lại được rất nhiều những khoảnh khắc cảm xúc thật sự, chân thật từ họ.
VOA: Chị đã đưa câu chuyện về em gái Vicky của chị đan xen vào trong bộ phim. Việc phải xem lại những bức ảnh, video, nhớ lại những kỷ niệm, câu chuyện về mình và em gái quả là không dễ dàng. Chuyện này đã ảnh hưởng tới quá trình làm phim của chị như thế nào?
Elizabeth Van Meter: Tôi nghĩ là tôi đã phải mất nhiều thời gian hơn để đối mặt với những cảm xúc đó. Một mặt, bản thân tôi hiện diện trong bộ phim, nhưng mặt khác, là đạo diễn của bộ phim, có những lúc tôi phải thoát ra ngoài và nhìn bộ phim từ một góc nhìn khác. Bởi vì nếu chỉ có sống trong bộ phim với tư cách là người trong cuộc thì sẽ rất khó có thể nhìn mọi thứ thấu đáo.

222                                                                            Cô Elizabeth (trái) cưỡi ngựa cùng em gái Victoria (Vicky) Van Meter. Ảnh: Jim Van Meter
Có rất nhiều thước phim về em gái tôi mà tôi chưa có dịp xem bởi vì khi em ấy thực hiện những chuyến bay và xuất hiện trên TV trả lời phỏng vấn, tôi đang học đại học. Tôi có xem một số trong số đó nhưng chưa hề xem hết tất cả. Tôi có những chồng đĩa DVD mà trong đó em ấy trả lời phỏng vấn. Khi làm bộ phim này, tôi đã có dịp xem hết và nghe những điều mà em ấy nói về tôi, người chị của em ấy. Trước đây tôi đã không hề biết tới những điều này và giờ đây, khi nhiều năm đã trôi qua, được nghe những điều đó quả thực là khiến tôi không tránh khỏi xúc động mạnh. Nhưng tôi đã cảm thấy rằng, xuyên suốt cuộc hành trình này, cả Vicky và Thảo đã cùng đồng hành với tôi trên chặng đường hoàn thành bộ phim này. Ngay cả vào những giây phút tôi ngồi một mình trước máy tính trong phòng để xem những đoạn phim, tôi luôn cảm thấy sự hiện diện của cả Vicky và Thảo, cảm thấy là hai em ấy đang giúp tôi đưa ra những chọn lựa cho bộ phim.
Nhưng làm phim tài liệu chắc chắn là rất mất thời gian vì bạn phải tự tìm ra câu chuyện của riêng mình và không có kịch bản trước. Việc tự mình tham gia vào bộ phim và kể lại những điều vốn dĩ rất riêng tư là điều khó khăn nhưng có thể chia sẻ trải nghiệm đó và câu chuyện của em gái tôi với mọi người là một điều vinh dự.

VOA: Điều tuyệt vời nhất mà chị có được khi làm bộ phim này là gì?
Elizabeth Van Meter: Điều tuyệt vời nhất khi làm bộ phim này, tôi nghĩ là tôi có thể sẽ khóc khi trả lời câu hỏi này bởi vì nó khiến tôi vô cùng hạnh phúc. (Khóc)

 

223                                                                                                                    Thảo dạy học cho trẻ em trong xóm. Ảnh: Stephen M. Katz
Tôi đã được gặp Thảo, một con người có tâm hồn thật đẹp đẽ đã thay đổi cuộc đời tôi. Cô ấy đã khiến tôi nhìn thấy hy vọng trong quãng thời gian tăm tối. Sau khi tôi mất đi người em gái của mình, cô ấy đã khiến tôi hạnh phúc trở lại. Tôi nghĩ rằng tôi rất may mắn khi được gặp cô ấy và được chia sẻ tâm hồn của cô ấy với rất nhiều người khác. Tôi nghĩ là cô ấy có khả năng truyền cảm hứng cho nhiều người khác và sự hiện diện của cô ấy có thể hàn gắn tâm hồn cho nhiều người. Tôi đã luôn nghĩ rằng mình sẽ làm một bộ phim với em gái tôi một ngày nào đó. Em gái tôi rất yêu phim ảnh. Tôi không bao giờ nghĩ nó sẽ như thế này. Nhưng tôi đã có một cơ hội làm một bộ phim với hai trong số những người phụ nữ tuyệt vời nhất mà tôi biết, em gái tôi và Thảo.
Điều tôi cảm thấy hào hứng nhất đó là giờ đây mọi người không chỉ có thể xem bộ phim trong rạp mà còn có thể xem nó ngay tại chính nhà mình, để xem câu chuyện đầy cảm hứng của Thảo. Tôi cũng nghĩ đây là một cầu nối gắn kết hai đất nước Việt-Mỹ. Có thể nhờ có câu chuyện này mà chúng ta còn được trông thấy nhiều điều tốt đẹp nữa sẽ đến.
——————————–
Bộ phim tài liệu “Thư viện của Thảo” với tên tiếng Anh gốc là “Thao’s Library” đã dành được giải thưởng Khán giả Bình chọn tại liên hoan phim Bentonville. Với giải thưởng này, bộ phim đã được trình chiếu tại 20 thành phố ở Mỹ và nhận được hợp đồng phát hành phim với hãng AMC trên các phương tiện kỹ thuật số như On Demand, ITunes, Amazon v..v..Ngoài ra bộ phim cũng dành được một giải thưởng khác tại Liên hoan phim Quốc tế St. Louis. Ngoài dự định trình chiếu bộ phim tại Quận Cam, California, nơi tập trung một bộ phận lớn người Việt tại Mỹ, nhà sản xuất Elizabeth Van Meter cho biết cô và đoàn làm phim có kế hoạch gây quỹ quay trở lại Việt Nam vào tháng 3 tới để đem bộ phim đến với khán giả Việt Nam, trong đó có Thảo, cô gái Việt Nam nhỏ bé nhưng đầy nghị lực.

Xót xa cảnh cụ già bị vợ con bỏ, sống lay lắt trong căn nhà rách nát

Ở cái tuổi đã gần 60 tuổi, đáng lẽ ông phải được nghỉ ngơi và cùng vợ con chăm sóc, nuôi dưỡng an nhàn. Vậy nhưng ông vẫn phải sống cô quạnh trong căn nhà dột mái.

vo-bo-3
Bà cụ neo đơn bị bệnh tật hành hạ

Xót xa vợ chồng nghèo nuôi hai con bại não, ngờ nghệch
Ông hầu như không có việc làm ổn định, cuộc sống vô cùng khó khăn và chật vật. Ngôi nhà của đang ở thì mưa xuống là nước ngập vào nhà, trời nắng thì hầm hập.

Đó là hoản cảnh neo đơn của ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1959, trú tại Thôn Vọng Trì Tây, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Được biết, cách đây 4 năm, không biết vì lý do gì, người vợ và người con của ông đã bỏ ông mà ra đi. Không con cháu, không người thân thích, ông cứ thế sống lầm lũi trong căn nhà lợp tạm.

Những ngày còn có sức khỏe, ông đi đây đi đó làm thuêê khi thì phụ hồ, khi chặt cây chuối mang đi bán.

vo-bo-1 vo-bo-2

Căn nhà rách nát

Bác Nguyễn Văn Huấn, Trưởng thôn chia sẻ: “Ông Sơn hiện rất đáng thương vì không có con cái bên cạnh, anh em thân thích cũng đều không có. Thấy ông sống đơn độc, hằng ngày người thì giúp bó rau, người giúp con cá để ông sống qua ngày. Ông nhìn vậy chứ đôi chân ông còn 1 cái chân do tai nạn ập đến. Chính quyền cũng đã đưa ông vào diện chính sách hộ nghèo”.

Mọi sự giúp đỡ xin liên lạc về ông Nguyên Văn Sơn (SN 1959), trú tại Thôn Vọng Trì Tây, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hòa Khánh

Vợ oằn lưng nuôi chồng cùng hai con bại não, dị tật

Con trai đầu bị bại não nằm một chỗ, cô con gái thứ 2 bị teo cơ bẩm sinh khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là người chồng không được nhanh nhẹn và bị bệnh gai sống lưng nên không làm được việc nặng.

Xót xa vợ chồng nghèo nuôi hai con bại não, ngờ nghệch
Vợ ốm yếu còm nhom quanh năm nuôi chồng mù lòa, con bại não
Một góa phụ có con bại não cần sự giúp đỡ
Ông bố trẻ bế con bại não đội nắng bán hàng rong gây xúc động
Chồng chết, một mình nuôi con bại não
Đó là những gì bất hạnh nhất chị Nguyễn Thị Quyên (36 tuổi, ở xóm 9, xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An) phải gánh chịu.

SAMSUNG DIGITAL CAMERA
Người mẹ xót xa khi thấy hai con mang bệnh tật mà không có tiền chữa trị
Nhắc đến hoàn cảnh, chị Quyên kể trong nước mắt vì những bất hạnh cứ bủa vây lấy gia đình, đôi tay chai sần cứ đan chặt vào nhau như để kìm nến lại những cảm xúc. Chốc chốc chị lại lấy tay quêt ngang dòng nước mắt nóng hổi đang tuôn rơi trên đôi gò má gầy khắc khổ.

Chị cho hay, gia đình sinh được 4 đứa con qua ba lần sinh, nhưng thật đau đớn khi hai đứa con đầu sinh ra lại mang bệnh tật. Dù gia đình đã chạy chữa khắp nơi nhưng không đem lại cho em một thân hình bình thường.

Con trai đầu lòng tên là Nguyễn Văn Trường (15 tuổi), lúc mới sinh ra Trường cũng khỏe mạnh bụ bẫm. Nhưng khi vào lớp 1, lúc em đi học thì bỗng nhiên lên cơn co giật người và nằm ngất ngay tại lớp. Sau đó gia đình đã đưa em đi bệnh viện khám và mới hay em bị viêm não.

SAMSUNG DIGITAL CAMERA

Em Trường cũng phải dừng việc học từ đó, sức khỏe thì ngày một yếu đi, hiện giờ Trường chỉ có nằm hay ngồi một chỗ với đôi chân đan chéo vào nhau. Em không nói được cũng không tự vệ sinh ăn uống được, cứ như đứa trẻ con chỉ biết cười sặc sụa với dòng nước miếng chảy dài ra ngoài miệng.

SAMSUNG DIGITAL CAMERA
Con bệnh tật nên người mẹ cũng không còn tâm trí đâu để làm gì nữa, thay vào đó, một mình anh Nguyễn Văn Sơn (37 tuổi, chồng chị Quyên) phải làm nhiều hơn trước để có tiền thuốc thang cho con và sinh hoạt gia đình.

Đến 2003 chị cố gắng sinh thêm em bé nữa là cháu Nguyễn Thị Thảo, nhưng cháu bị teo cơ bẩm sinh với một chân phải bị teo lại nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, em phải đi bước thấp bước cao hết sức khó nhọc.
Anh Sơn do lao lực nên hiện giờ bị gai cột sống lưng phải mua thuốc uống đều mỗi tháng, tuy nhiên vì thương con nên anh vẫn cố gắng đi làm thuê mỗi ngày để thuốc thang cho con.
Hiện giờ gia đình anh chị đã kiệt quệ vì những khoản vay nợ ngày một chất chồng lên cao mà không biết lấy đâu để trả.

May mắn thay lần sinh con thứ 3 chị sinh đôi được hai cậu con trai lành lặn, bình thường. Đó là niềm động viên tinh thần lớn nhất của anh chị lúc này.

Vừa dỗ dành em Trường, chị Quyên vừa nói: “Giờ chị chỉ mong sao ông trời cho mình sức khỏe để còn lo cho các con và chồng, chứ chị mà nằm một chỗ thì gia đình này không biết sẽ ra sao”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ của gia đình ở xóm 9, xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An; hoặc qua số ĐT của chị Quyên: 0169.966.4790

Nguyên Thi

CỔ TÍCH MỘT NGÔI TRƯỜNG

Sinh ra vào thời chiến trong một gia đình gia giáo, giàu truyền thống yêu nước tại Q4, TPHCM, từ nhỏ ông đã phải chứng kiến cảnh loạn ly, cướp bóc, nên sớm hình thành tư tưởng “diệt khổ, cứu độ chúng sinh”. Tuổi thiếu niên của ông gắn liền với thời kỳ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam lên đến đỉnh điểm. Vốn thông minh, hiếu học, sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông thi đậu vào trường y với tâm nguyện cứu chữa bệnh tật, thương tích cho người dân lao động nghèo và bộ đội ngay tại Sài Gòn lúc bấy giờ. Năm 1963, trong một lần tham gia thực tập tại bệnh viện, thấy tình cảnh đau đớn, vật vã của người bệnh và ý thức sâu sắc về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ đang tiến hành, ông quyết định xuất gia, mong lấy tấm lòng từ bi hỉ xả cầu phước cho mọi người. Đến năm 1983, sau 20 năm theo hầu thầy Bổn sư là Hòa thượng Thích Thiện Tấn (Viện chủ chùa Bửu Lâm, Vũng Tàu) và Tôn sư Thích Phổ Ứng (Viện chủ Linh Quang Tịnh Xá, Q4, TPHCM), ông chính thức nhận trách nhiệm trụ trì Linh Quang Tịnh Xá. Nhiều năm khổ hạnh, gần gũi với nhân dân lao động nghèo và thấu hiểu tình cảnh khốn khó của họ, ông quyết tâm vừa tu thân vừa làm từ thiện. Đến nay, Linh Quang Tịnh Xá dưới sự dẫn dắt của ông đã trở thành ngôi chùa được nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước biết đến bởi bề dày công đức. Mọi việc bắt đầu từ câu chuyện về một mái ấm nuôi dạy miễn phí những đứa trẻ bất hạnh bị dị tật tại TPHCM.

1

Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền thành phố lấy năm 1989 là Năm Thiếu nhi, HT Thích Từ Giang đề xuất với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Q4 xin được mở một cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật miễn phí. Ngày đó, Q4 là vùng đất nghèo, bà con chủ yếu là lao động làm thuê nên trẻ khuyết tật thường bị bỏ rơi. Trong hoàn cảnh ấy, đề xuất của HT Thích Từ Giang được chính quyền hoan nghênh. Từ nền đất cũ của một nhà trẻ đã đổ nát do chính quyền cấp, sau nhiều ngày lao động vất vả, ông cùng các đệ tử đã cho ra đời một ngôi trường đặc biệt – Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật quận 4, TPHCM (91 Nguyễn Khoái, P1Q4) vào tháng 10-1989. Ở đây, mỗi em mang một hoặc nhiều chứng bệnh khác nhau như tâm thần, liệt chi, câm điếc, hội chứng Down… Trường thực hiện chế độ bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ hằng ngày. Không chỉ học chữ, các em còn được ăn uống, vui chơi, dạy nghề và luyện tập phục hồi chức năng mỗi ngày để sớm được hòa nhập với xã hội. Nhiều cá nhân, tập thể khi đến đây đã không khỏi chạnh lòng thương những con người hy sinh thầm lặng vì tiếng cười của trẻ em không may và kính phục lòng từ bi của HT Thích Từ Giang. Từ năm 1994, Công chúa Hoàng gia Anh Anne Elisabeth, Chủ tịch Hội cứu trợ Nhi đồng tại Anh đã nhiều lần đến thăm và ủng hộ cho trung tâm. Trong một lá thư gởi HT Thích Từ Giang, người đại diện của công chúa viết: “Công chúa vô cùng cảm kích trước những nỗ lực và sự cống hiến của Hoà thượng cùng toàn thể cán bộ trung tâm đã nuôi dạy, uốn nắn các trẻ em tật nguyền. Công chúa gởi lời cảm ơn chân thành đến Thượng tọa, kỷ niệm về trung tâm là niềm hạnh phúc và đáng nhớ của công chúa đối với đất nước xinh đẹp của Hoà Thượng”. Cũng vì cảm phục lối sống “Tốt đời đẹp đạo” của HT Thích Từ Giang mà đều đặn vào tháng 12 hằng năm, có hai vợ chồng người Mỹ là Charles White sang Việt Nam để làm ông già Noel tặng quà cho các em nhỏ ở Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật quận 4. Việc làm của họ đã mang đến những giây phút ngập tràn hạnh phúc cho các bé ở ngôi trường đặc biệt này.

Với những nỗ lực không ngừng nhằm duy trì sự tồn tại của trung tâm cho đến ngày nay của HT Thích Từ Giang, Ủy ban Bảo vệ trẻ em Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND Q4, TPHCM đã trao tặng ông nhiều kỷ niệm chương, huy chương “Vì sự nghiệp Chữ thập đỏ Việt Nam”, “Vì sự nghiệp chăm sóc & bảo vệ trẻ em Việt Nam”.

VÀ ÔNG THẦY TỪ THIỆN…
Mấy mươi năm trong chốn thiền môn, chưa có ngày nào HT Thích Từ Giang thôi day dứt về những mảnh đời bất hạnh ngoài xã hội. Với đôi chân khất sĩ, ông cùng các đệ tử kiên trì đi khắp ba miền của đất nước để xây cầu, phát gạo, quà bánh, khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào bị bão lũ ở Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre… Kinh phí cho mỗi chuyến đi do HT Thích Từ Giang cần mẫn gõ cửa từng Mạnh Thường Quân xin đóng góp. Cũng có nhiều trường hợp, phật tử, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tìm đến chùa để ủng hộ tiền, vật chất và gởi gắm niềm tin vào những chuyến đi của vị sư già nhiều tâm huyết với đời và đạo này.

Năm 1993, HT Thích Từ Giang cho lập Phòng khám bệnh nhân đạo Linh Quang ngay tại Linh Quang Tịnh Xá để khám, chữa bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo từ khắp các tỉnh miền Đông – Tây Nam bộ. Được sự giúp đỡ của Thành hội Chữ thập đỏ TPHCM, Mặt trận Tổ quốc Q4 cùng nhiều ban ngành đoàn thể tại địa phương, sau gần 17 năm hoạt động, Phòng khám nhân đạo Linh Quang đã khám, cấp thuốc miễn phí cho hàng vạn lượt bệnh nhân, giúp nhiều người hòa nhập trở lại với cộng đồng, xóa đi mặc cảm bệnh tật và ổn định cuộc sống.

Ở tuổi 67, từng phải qua Trung Quốc thay thận, tuổi già sức yếu nhưng HT Thích Từ Giang vẫn một lòng hướng về người nghèo với những chuyến đi từ thiện không ngơi nghỉ. Hiện nay, mong ước của ông là lập ra một viện dưỡng lão làm nơi sinh hoạt, chăm sóc lẫn nhau giữa những người già neo đơn, không nơi nương tựa. Được một nhà hảo tâm cho 5 công đất tại huyện Củ Chi, TPHCM, ông dự định sau khi có đủ nguồn kinh phí sẽ báo cáo và xin chỉ đạo từ chính quyền thành phố để chính thức xây dựng viện dưỡng lão này như mơ ước cuối cùng của bản thân.

Người mẹ của những mảnh đời bất hạnh

Nhiều năm qua, bằng tình yêu thương, người mẹ trẻ Nguyễn Thị Ngọc Thúy (sinh năm 1977), thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã lấp đầy những nỗi đau về tâm hồn, thể xác và giúp những mảnh đời kém may mắn, trẻ em mồ côi cha mẹ, bị bạo hành, khuyết tật, gia cảnh khó khăn… vươn lên trong cuộc sống.

Chúng tôi gặp chị Ngọc Thúy ở Trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập Hoa Sen, lúc này chị cùng các nhân viên dọn dẹp sân vườn để chuẩn bị khởi công xây dựng thêm một phòng ăn cho các em với kinh phí hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng từ các nhà hảo tâm và bạn bè.

Cô Thúy chăm sóc cho các bé ở trung tâm. Ảnh: nhandan.com.vn

Trung tâm bảo trợ xã hội này được thành lập từ năm 2012, nằm trong khuôn viên nhà khách Tịnh Tâm Viên homestay thuộc Công ty TNHH Thương mại du lịch và dịch vụ Voyage au Vietnam do gia đình chị quản lý. Trung tâm Bảo trợ xã hội tư thục Hoa Sen được xây dựng khá khang trang, sạch sẽ với hai khu nhà riêng biệt dành cho nam và nữ.

Mỗi nhà rộng khoảng 100m2 được thiết kế gồm ba phòng ngủ, một phòng khách và một phòng ăn. Phía trước là dãy nhà 2 tầng, gồm thư viện với khoảng 4000 đầu sách và phòng học cho các em sau giờ lên lớp ở trường. Ngoài ra còn có một khoảng sân khá rộng là nơi để các em vui chơi, sinh hoạt ngoài giờ học.

Nhìn cơ ngơi này, không ai không tỏ lòng khâm phục bởi hai vợ chồng chị đã dốc hết vốn liếng biến vùng đất đầy rậm rạp không lối đi, cỏ tranh mọc lút đầu thành một nhà vườn đẹp ven sông Bạch Yến, dưới những tán thanh trà thơm mát.

Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng gần 40 em thuộc diện mồ côi, bị bạo hành, khuyết tật, gia cảnh khó khăn… từ 3 đến 18 tuổi. Để chăm lo cho các em ở trung tâm, mỗi tháng gia đình chị phải chi hơn 40 triệu đồng cho các khoản chi phí ăn ở, sinh hoạt và học phí…

Chị Thúy chia sẻ: “Mỗi em nhỏ ở đây, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng em nào cũng thiếu tình thương. Vì vậy, mái nhà chung này mong muốn có thể lấp những khoảng trống, chia sẻ và làm lành những nỗi đau tâm hồn cũng như thể xác của các em”.

Gặp chị Thúy, ai cũng ấn tượng bởi sự thân mật và cách nói chuyện dí dỏm, pha trò hài hước của chị. Mặc dù công việc bận rộn nhưng chị luôn dành thời gian để đến trung tâm. Chị bảo, khách hàng của chị phần lớn là người nước ngoài nên chị chủ yếu giải quyết việc vào buổi tối do sự chênh lệch về múi giờ.

Thời gian còn lại chị đến trung tâm để nhắc nhở các em học bài, cùng vui chơi, trò chuyện, chia sẻ với các em, nên ở trung tâm bao giờ cũng rộn vang tiếng cười. Chị cũng xắn quần, cùng các nhân viên trồng rau, làm nấm, nuôi gà để cải thiện bữa ăn cho các em ở đây.

Với chị, các cháu trong trung tâm đều như con đẻ của mình. Chị luôn tạo điều kiện tốt nhất để các em hòa nhập cộng đồng, tạo không khí ấm cúng ở trung tâm để các em cảm nhận không khí gia đình. Với những em nhỏ chưa có giấy khai sinh, chị lại lo thủ tục để làm giấy khai sinh cho các em; đến tuổi đi học, chị lại tạo mọi điều kiện để các em được đến trường.

Không những thế, chị còn mời gia sư về trung tâm để bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em nhất là những em có học lực yếu. Chị cũng thường xuyên tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các em, tổ chức các sân chơi ngoại khóa cho các em.

Em Nguyễn Thị Hoài Thương, đang học lớp 6, đến trung tâm từ những ngày đầu thành lập. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, mồ côi cha, một mình mẹ phải nuôi 5 người con ăn học, 2 người chị lớn của em đang đi học đại học, biết hoàn cảnh đó, chị Thúy đã đến đón em về trung tâm. Hoài Thương chia sẻ: Em xem cô Thúy như người mẹ thứ hai, cô rất nghiêm khắc khi chúng em phạm lỗi, nhưng lại rất gần gũi, yêu thương chia sẻ với em và các bạn ở đây khi có chuyện buồn.

Các bảo mẫu ở trung tâm đều là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, được chị tạo điều kiện cho ăn, ở và làm việc tại trung tâm.

Chị Lâm Thị Xế, một bảo mẫu ở trung tâm cho biết: Trước đây, 4 mẹ con tôi không có nhà, sống tạm bợ trong các ngôi miếu hoang, nhà thờ, đến lúc bị đuổi đi lại bơ vơ không chỗ ở. Nhờ cô Thúy mà mẹ con tôi được đến ở mái nhà chung ấm áp này, các con tôi giờ được ăn no mặc ấm, được đi học đàng hoàng, mỗi tháng còn được nhận thêm 2 triệu tiền lương. Không có chị Thúy không biết giờ này mẹ con tôi đang ở đâu nữa. Năm nay, con gái lớn của tôi sẽ đi thi đại học, cô Thúy còn mời cả gia sư về dạy tiếng Pháp cho nó, lòng tốt của cô, cả đời này mẹ con tôi không trả hết….

Chia sẻ về cơ duyên đến với việc thiện, gắn đời mình vời những mãnh đời bất hạnh chị Thúy kể, tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ khoa tiếng Pháp năm 1999, chị Thúy xin vào làm biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch cho một công ty lữ hành ở thành phố Huế và dạy tiếng Pháp cho tổ chức từ thiện Việt Pháp tại Huế.

Khi làm việc ở tổ chức từ thiện, được đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều hoàn cảnh éo le, chị đã tâm niệm sẽ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội để giúp những trẻ em khốn khó.

Đến năm 2004, với những kinh nghiệm có được, chị quyết định tự mở công ty lữ hành riêng cho mình và bắt đầu thực hiện nhiều dự án từ thiện và mãi đến năm 2012, khi công việc đã ổn định chị mới có điều kiện để thành lập Trung tâm tư thục thực hiện tâm niệm đã ấp ủ bấy lâu. Ban đầu trung tâm chỉ có gần 10 người, nhưng tiếng lành đồn xa nên nhiều người đã tìm đến chị để nhận được sự giúp đỡ.

11 năm qua, chị Thúy đã đi nhiều nơi, làm từ thiện giúp đỡ hàng trăm người nghèo, nhất là cư dân các khu tái định cư vạn đò. Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng các em ở trung tâm, hiện chị còn hỗ trợ tiền học phí, đồng phục, sách vở cho hơn 400 cháu là con em vạn đò, có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi ở các phường Phú Hiệp, Phú Hậu, Hương Sơ (thành phố Huế) và phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, bình quân mỗi cháu được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm.

Ông Hồ Văn Lực, cán bộ phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà cho biết: Chị Thúy là người có tấm lòng nhân ái, đã bao bọc, che chở và cưu mang những người nghèo, vô gia cư, trẻ em có số phận kém may mắn. Chị luôn hết lòng làm việc thiện, hễ nghe ai cần giúp đỡ thì chị sẵn sàng có mặt và dang rộng vòng tay để che chở.

Không những thế, chị còn tích cực tham gia vào công tác khuyến học khuyến tài tại địa phương, tích cực vận động phụ huynh cho con đi học, khuyến khích học sinh bỏ học quay lại trường. Năm 2007, nhận thấy nhiều em trên địa bàn phường Hương Hồ ở độ tuổi mẫu giáo không được đến trường, bởi bố mẹ làm nghề chài lưới, là cư dân vạn đò sống lênh đênh trên sông nước.

Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, chị đứng ra mượn nhà văn hóa thôn Thọ Khương và bỏ tiền trả lương cho 2 cô giáo và 1 cấp dưỡng để mở lớp mẫu giáo cho 50 em từ 3 – 5 tuổi theo học.

Hiện nay, ngoài dịch vụ tham quan du lịch và nhà nghỉ, công ty của chị đã mở thêm nhiều tour du lịch trải nghiệm. Để giúp nhiều người nghèo có thêm thu nhập, chị đã liên kết với họ để tổ chức các tour homestay như đi câu cá trên sông và đem bán ở chợ quê; cùng nông dân lên nương hái rau, bẻ bắp… Nhờ vậy mà nhiều nông dân ở đây tham gia làm du lịch với nguồn thu đáng kể.

Chị cũng đang ấp ủ, liên kết với nhiều người để hình thành “làng homestay” nhằm tận dụng và phát huy tiền năng, lợi thế của địa phương. Chồng chị, anh Jean Garcia, một người Pháp, gốc Tây Ban Nha, cũng rất yêu thích làm từ thiện nên đã cùng chị làm việc và chăm sóc các em ở trung tâm. Anh trở thành cầu nối để các bạn và các tổ chức từ thiện ở nước ngoài đến thăm và hỗ trợ cho trung tâm bảo trợ xã hội Hoa sen; nhận đỡ đầu cho hơn 250 em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường.

Khó có thể kể hết những khó khăn mà chị Thúy đã trải qua cũng như tình cảm đáng quý, tấm lòng nhân ái mà chị đã mang đến cho người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi rời trung tâm Hoa Sen, lúc các em chuẩn bị cho bữa ăn trưa, em thì sắp ghế, có em giúp các bảo mẫu bưng cơm, thức ăn bày ra bàn, rồi cùng nhau quây quần, trò chuyện vui vẻ bên mâm cơm. Có thể thấy, những em nhỏ kém may mắn này, đã tìm được một người mẹ thứ hai – mẹ Thúy, một mái nhà ấm cúng, an toàn để các em vững niềm tin bước vào đời.