Cặp song ca cao 1m25 và giọng hát làm lay động hàng triệu người

Thoạt nhìn bề ngoài ai cũng lầm tưởng hai cô “ca sĩ nhí” này là chị em song sinh, nhưng thật ra cả hai đều cách nhau 10 tuổi. Sinh ra trong một gia đình có đến 5 chị em ở huyện Mê Linh trực thuộc thành phố Hà Nội, hai chị em Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Hà (người chị sinh năm 78, còn cô em út lại sinh năm 88) và họ không may mắc một căn bệnh liên quan đến tuyến yên.

Thành ra mọi thứ đều phát triển bình thường như bao cô gái khác, duy chỉ trừ có chiều cao là “mãi mãi ở độ tuổi thiếu nhi”. Hai chị em chỉ cao tầm 1m25. Sở hữu một chiều cao “khiêm tốn” nhưng bù lại hai cô gái này lại có được một giọng hát mượt mà sâu lắng với dòng nhạc dân gian đương đại, rất thu hút người nghe trên khắp Việt Nam cũng như ở hải ngoại.

Bắt đầu đến với âm nhạc từ lúc học cấp 2, khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, “cặp song ca tí hon” với nghệ danh Thanh Hằng – Thanh Hà đã tham gia nhiều cuộc thi hát và gây tiếng vang khắp huyện Mê Linh lúc bấy giờ.

Khi kết thúc học phổ thông, hai chị em tham gia văn nghệ của một đoàn nghệ thuật lưu động (đi diễn khắp nơi, đặc biệt là vùng núi). lúc đó còn nhiều khó khăn và hạn chế, cuộc sống khổ cực nhưng các anh chị trong đoàn rất yêu thương chăm sóc cho hai cô ca sĩ bé nhất đoàn này.

Hai chị em tâm sự thêm rằng ngày đó kỷ niệm nhớ nhất khi đi lưu diễn ở Hà Giang: “Có lần diễn trên Hà Giang, chiếc xe của đoàn bị gặp sự cố, mà Hà Giang thì toàn đường đèo và đồi núi hiểm trở. Chiếc xe của đoàn bị nạn đâm vô vách núi, cả đoàn được phen hú vía, cũng may bác lái xe nhanh trí và dung cảm đã để mọi người xuống xe hết, chiếc xe mất thắng, ko dừng lại được nên bác lái xe đành phải “hạ cánh” vô vách núi. Lần đó vì ở xa trung tâm nên để có thể tiếp tục hành trình thì phải xuống tận thành phố đón thợ lên sửa. thế là cả đoàn phải ăn bờ nằm bụi mất mấy ngày, mưa gió không điện, nước thì dùng nước chảy từ vách núi… cực lắm, nhưng được cái  được bà con yêu thương nhiều lắm.”

 

Cơ duyên Nam Tiến:

Đi biểu diễn lưu động được một thời gian thì  “cặp ca sĩ nhí” này trong một lần tình cờ vào Miền Nam du lịch và thăm người thân ở Bà Rịa –Vũng Tàu,  rồi được dì giới thiệu xin cho hai chị em vào làm việc tại khu du lịch sinh thái Phú Mỹ Phương làm (ca hát phục vụ cho nhà hàng tiệc cưới).

Đến tháng 4 năm 2009 Thanh Hằng – Thanh Hà được nhận vào làm  việc ở “Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay” địa chỉ 16 Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh và được bước lên sân khấu lớn vào đầu năm đó

Cũng vào thời điểm tháng 9 năm 2009 Đài truyền hình HTVC Tp HCM tổ chức cuộc thi “Video Clip của bạn”Và  clip “Bà Tôi” của hai chị em được lọt vào Top 10 bài hát yêu thích nhất tại cuộc thi: “Video Clip của bạn “và lọt vào vòng Chung kết tại Nhà hát Bến Thành Clip “Bà Tôi” được bình chọn là Clip đẹp nhất cuộc thi.

Một thời gian sau đó vào tháng 1 năm 2010 được trung tâm sách Kỷ lục Guiness Việt Nam- Vietking ghi nhận “Cặp song ca là chị em ruột có vóc dáng nhỏ nhất VN”.

“Cặp song ca là chị em ruột có vóc dáng nhỏ nhất VN”.

Bắt từ năm 2014  hai chị em được nhóm Ngọc Trong Tim (nơi hỗ trợ những bạn khuyết tật có năng khiếu nghệ thuật) tại Mỹ bảo lãnh qua diễn tại Nam California và các tiểu bang khác… Với mỗi chuyến lưu diễn như vậy thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng để phục vụ bà con Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ.  Tính đến nay tổng cộng hai chị em Thanh Hằng – Thanh Hà đi lưu diễn tại Mỹ được 7 lần.

Bằng khen của Thành Phố Westminster khen tặng Thanh Hà

Bằng khen của Thành Phố Westminster khen tặng Thanh Hằng

Thanh Hằng & Thanh Hà tại đại lộ Hollywood

Thanh Hằng & Thanh Hà tại đại lộ Hollywood

Thanh Hằng & Thanh Hà tại đại lộ Hollywood

Thanh Hằng & Thanh Hà tại biển hiệu Hollywood

Thanh Hằng & Thanh Hà tại lễ hội hóa trang Halloween

 Mặc dù chỉ sở hữu chiều cao bằng các em bé tiểu học, nhưng hai chị em lúc nào cũng đầy tự mặc nhiều dạng trang phục khác nhau từ áo dài truyền thống, áo dài cách tân, đồ bay và váy/đầm đủ các kiểu…

Mỗi khi đứng trên sân khấu ngoài giọng hát ngọt ngào ra họ vẫn lung linh xinh đẹp không khác gì những cô ca sĩ chân dài khác.

Và ngoài tài năng ca hát ra hai chị em còn rất nhiều tài lẻ khác như diễn kịch, làm MC và nhận thêm các show trang điểm khi có thời gian rảnh, không những vậy họ còn tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập cũng như tham gia những chương trình thiện nguyện khác.

Khi được hỏi về “những lợi thế của chân ngắn” thì hai chị em đều vui vẻ trả lời: “Chỉ có một lợi thế duy nhất là… trẻ lâu và khá được cưng chiều… hihi. Đặc biệt nhờ thấp bé nhẹ cân nên những chỗ nào phải leo trèo là thể nào cũng được gặp những anh ga-lăng sẵn sáng ra tay hỗ trợ cho hai cô chân ngắn này…”

Được biết dự định trong tương lai của “cặp ca sĩ nhí” này là muốn được nhiều sản phẩm liên quan đến âm nhạc để phục vụ  khán giả, hiện tại đang có ý tưởng kết hợp với những nhân vật khá đặc biệt, hy vọng rằng khán giả sẽ đón nhận.

Chúc cho những dự định của hai cô ca sĩ đặc biệt này sẽ gạt hái thêm nhiều thành công hơn nữa, tỏa sáng bằng giọng hát ngọt ngào và sẽ tiếp tục truyền động lực sống cho nhiều những cô gái chân ngắn khác lúc nào cũng tự tin trong cuộc sống.

Trần Trà My

Người khuyết tật gây xúc động mạnh tại Vietnam’s Got Talent

Dù số phận không may mắn nhưng với ý chí vươn lên, họ đã tự tin thể hiện tài năng của mình.

Không nằm ngoài dự đoán, buổi casting đầu tiên (4/11) tại TP.HCM của Vietnam’s Got Talent 2011 đã thu hút gần 2000 thí sinh đến tham dự tại Nhà hát Quân đội. Theo thông báo, chương trình sẽ bắt đầu lúc 7h30 nhưng từ 6h00, những thí sinh đầu tiên đã có mặt để xếp hàng lấy số báo danh. Không khí ngày càng nóng lên khi số lượng thí sinh ngày càng đông và khuấy động cả không gian Nhà hát.
Buổi casting đầu tiên tại TP.HCM gây ấn tượng với nhiều anh tài, nhiều thể loại, đặc biệt có những tiết mục lạ và độc đáo chưa từng xuất hiện tại Cần Thơ cũng như Long An trước đấy. Một số nghệ sỹ nổi tiếng cũng đến tham dự và cổ vũ các thí sinh như: ca sĩ Siu Black, ca sĩ Minh Thư, biên đạo múa Tấn Lộc…
Những hình ảnh đặc biệt trong buổi casting hôm qua mà chúng tớ ghi lại được đây:
Quang cảnh buổi casting
Vượt đường xa từ tỉnh Bình Dương đến thành phố HCM, nhóm thí sinh từ Trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật An Phúc đã gây nhiều xúc động cho những người đến tham dự. Với độ tuổi từ 16- 45 tuổi, dù cơ thể không lành lặn như người bình thường nhưng họ đã vượt qua mặc cảm, mang đến chương trình nhiều phần thi tài năng như: đơn ca, tốp ca, độc đấu đàn organ….

Đinh Quang Bảo Tân (sinh năm 1994), thí sinh bị hội chứng down bẩm sinh nhưng rất thích xem những chương trình truyền hình thực tế. Tân có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt và rất muốn bắt chước các nghệ sỹ trình diễn sau khi xem trên tivi hay Internet. Khi biết Vietnam’s Got Talent tổ chức tại Việt Nam, Tân đã năn nỉ mẹ dẫn đi thi và trình diễn một điệu nhảy quen thuộc của Michael Jackson

Vũ Văn Tư (sinh năm 1992), thí sinh bị khiếm thị bẩm sinh nhưng khả năng chơi đàn guitar rất điêu luyện
Hoàng Nhật Quang (23 tuổi) đang làm bartender cho một phòng trà ở thành phố. Anh chàng khiến mọi người thật sự “choáng váng” khi quyết định chọn vai Tây Thi trong tiết mục mang tên “Giang Sơn và Mỹ Nhân”, với màn múa chim công kết hợp cải lương Hồ Quảng để thi thố
Nối tiếp Hoàng Nhật Quang, một loạt thí sinh nam khác cũng khoe tài trong những tiết mục hóa trang thành nữ đầy ấn tượng và bất ngờ
Thí sinh này thể hiện khả năng ảo thuật với những bạn thí sinh khác trong lúc chờ đợi

Không chỉ các bạn trẻ, mà nhiều người lớn tuổi cũng quyết định tham gia casting để tìm kiếm cơ hội để tỏa sáng với khả năng của mình


Rất nhiều tiết mục độc đáo và đa dạng từ các thí sinh

Minh Thư và Siu Black cũng xuất hiện để chia sẻ kinh nghiệm cho các thí sinh
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong ngồi ghế giám khảo

Lớp học nhảy của những người khuyết tật

Dù có cơ thể có khiếm khuyết nhưng những thành viên của cơ sở dạy nhảy trên xe lăn Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn đam mê học múa, tham gia các hoạt động nghệ thuật như những người bình thường.

Đây là nhóm nhảy được thành lập từ năm 2009, bao gồm 27 người khuyết tật nhưng có lòng đam mê yêu thích bộ môn nhảy hiện đại. Lớp học diễn ra đều đặn 3 lần 1 tuần. Những cú xoay khó nhằn của điệu nhảy van xơ dường như không hề gây ra khó khăn cho các thành viên không may mắn bị khuyết tật này. Họ đến từ Cơ sở dạy nhảy trên xe lăn, Bắc Kinh.

Nhóm học nhảy gồm có 27 thành viên đều là những người không may bị khuyết tật.

Người hướng dẫn tình nguyện đang chỉ dẫn cô Dong Jingli (trái) những bước nhảy hiện đại.

Với 3 năm hoạt động, cơ sở này đã giúp cho những bệnh nhân bị khuyết tật di chuyển chiếc xe đẩy 1 cách dễ dàng, uyển chuyển và nhanh chóng. Các thành viên chăm chỉ luyện tập 3 lần 1 tuần như 1 liệu pháp tâm lý tuyệt vời.

Cơ sở dạy nhảy trên xe lăn là cơ sở đầu tiên và duy nhất dạy nhảy cho người khuyết tật tại Trung Quốc.

Thầy Zhang Zhong là vũ công huấn luyện toàn thời gian cho các thành viên trong nhóm.


Cô Chen Hong, 53 tuổi, đang chăm chú tập luyện.

Theo đội trưởng của nhóm nhảy xe lăn, ông Zhang Zhong, để có thể nhảy đẹp trên chiếc xe lăn, người tập luyện cần phải chăm chỉ không ngừng. Nếu chịu khó tập luyện 2 năm liên tiếp, thì người khuyết tật có thể làm chủ được những bước nhảy, bước di chuyển và biểu cảm trên khuôn mặt rất tốt. Ông cũng cho biết “Hầu hết mọi người đều tập luyện môn nhảy hiện đại này để giải trí. Họ rất ngại ngùng, e dè khi biểu diễn trước công chúng.” 

6.000 người khuyết tật cùng nhảy điệu Gangnam Style

Khoảng 6.000 người khuyết tật trong cả nước đã tụ họp về khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên để kỷ niệm “Ngày Quốc tế người khuyết tật” 3/12. Một kỷ lục mới được xác lập khi toàn bộ người tham gia đã hòa cùng điệu nhảy Gangnam Style.

Với mong muốn chia sẻ phần nào nỗi đau khiếm khuyết về thân thể và thiếu thốn về mặt tinh thần của cộng đồng người khuyết tật, Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên đã phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Sở Văn Hóa – Thể Thao& Du Lịch, cùng các đoàn, hội tại nhiều địa phương trên cả nước tổ chức ngày hội “Thiện tâm nhân ái” tại Suối Tiên.

6.000 người khuyết tật cùng nhảy điệu Gangnam Style 1

Gần 6.000 người khuyết tật đã cùng nhau tham gia điệu nhảy Gangnam Style.

Đây là năm thứ 13 ngày hội được tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho những mảnh đời bất hạnh từ khắp nơi có dịp được gặp gỡ và chia sẻ cùng nhau. Trong năm nay, ngày hội đã quy tụ 6.000 người khuyết tật đến từ 70 cơ sở trên cả nước với nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn. Trong chương trình khai mạc năm nay, gần 6.000 người khuyết tật đã cùng nhau tham gia điệu nhảy Gangnam Style, thiết lập kỷ lục có đông người khuyết tật nhảy điệu Gangnam Style nhất.

Trong ngày hội, những người khuyết tật đã được tham quan giải trí miễn phí và thưởng thức đại tiệc buffet hoàn toàn miễn phí.

6.000 người khuyết tật cùng nhảy điệu Gangnam Style 2

Những người khuyết tật đã được tham quan giải trí và ăn uống miễn phí.

Ngày hội Người khuyết tật là nơi gặp gỡ của những tấm lòng cùng chung tay tạo nên một ngày tràn ngập niềm vui dành cho những người thiệt thòi về thân thể trên khắp cả nước.

Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật

Dù không có đôi chân lành lặn nhưng các cầu thủ này vẫn luôn cháy hết mình với môn thể thao yêu thích mà họ gọi là “bóng đá ván trượt”.

Môn thể thao vô cùng mới mẻ này được ra đời từ Nigeria trước khi lan rộng ra khắp các nước Tây Phi. Tại Ghana hiện nay có hẳn 1 giải đấu được tổ chức hàng tuần tại Accra. Những cầu thủ khuyết tật với nhiều công việc khác nhau thường xuyên tụ họp nhau lại vào chủ nhật hàng tuần để cháy hết mình với môn thể thao yêu thích: “Bóng đá ván trượt”.
Luật chơi của môn thể thao này cũng mang những nét chung của bóng đá chỉ có điều các cầu thủ ở đây khống chế bóng bằng tay và di chuyển trên 1 chiếc ván trượt tự chế. Sân bóng vô cùng đơn sơ với những đường kẻ bằng vôi trên nền sân bê tông, khung thành cũng chỉ đơn giản là những viên gạch xếp lại. Điều kiện khó khăn là thế nhưng trên gương mặt các cầu thủ đều ánh lên niềm vui, niềm tự hào khi được chơi bóng.
Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 1
Các cầu thủ chuẩn bị “giày” trước khi thi đấu
Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 2
Một cú sút rất mạnh…
Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 3
Một động tác kỹ thuật của một cầu thủ

Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 4

Khung thành đơn sơ của giải đấu

Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 5

Vạch kẻ sân được tạo ra 1 cách thủ công

Nhìn những cầu thủ khuyết tật “chạy” trên sân bằng chiếc ván trượt vô cùng khó khăn nhưng đối với họ đó đã trở thành một kỹ năng quen thuộc của cuộc sống hàng ngày. Các cầu thủ tại đây thường xuyên di chuyển bằng chiếc ván trượt để mưu sinh trên các đường phố tại châu Phi. Đối với họ bóng đá không chỉ là 1 trò chơi mà còn là cảm hứng, động lực để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Ấn tượng với môn “bóng đá ván trượt” của người khuyết tật 6
Công việc mưu sinh hàng ngày của các cầu thủ khuyết tật
Một trong những người sáng lập ra môn thể thao này đã chia sẻ: “Bóng đá ván trượt làm cho chúng tôi cảm thấy tự hào hơn về bản thân của mình, chúng tôi sống hạnh phúc hơn và biết mình cần phải vươn lên trong cuộc sống”. Dự án bóng đá ván trượt tại Ghana đang dự kiến được nhân rộng ra toàn châu Phi trước khi trở thành 1 môn thể thao mang tính toàn cầu.

Người mẫu khuyết tật diễn thời trang bằng xe lăn, chân giả tại Tokyo

Show diễn thời trang với hình ảnh những người mẫu khuyết tật trên sàn diễn của Tokyo đã biến nơi đây trở thành thủ phủ tiếp theo của thời trang đón nhận sự đa dạng nơi vẻ đẹp con người.

Các người mẫu ngồi xe lăn, khiếm thị hoặc catwalk trên sàn runway với những cặp chân giả tại Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz Tokyo đã trở thành tâm điểm của báo giới những ngày qua.

Những người mẫu này được mời diễn trong show thương hiệu Tenbo của NTK Takafumi Tsuruta. Với ý đồ thiết kế trang phục cho những người khuyết tật, NTK này đã cho ra mắt những bộ cánh lộng lẫy với những phần khuy được thiết kế từ nam châm giúp việc diện đồ được dễ dàng. Người mẫu tham gia show diễn cũng được trang điểm với những phụ kiện như tóc giả, châm cài tóc sắc màu rực rỡ.

Bên cạnh những người mẫu từ trung tâm Models of Diversity – một công ty người mẫu tại London luôn ủng hộ các chiến dịch khuyến khích sự đa dạng trong ngành công nghiệp thời trang, show diễn còn chào đón nữ vận động viên từng đoạt huy chương vàng bơi lội tại Paralympic – Rina Akiyamaand.
Đây không phải lần đầu tiên thời trang chứng kiến sự xuất hiện của những người mẫu khuyết tật trên sàn diễn. Trong show diễn FTL Moda’s AW15 tại Milan, với chủ đề “Made in Italy”, những người mẫu khuyết tật từ khắp nơi trên thế giới đã bước đi trên sàn catwalk trong những thiết kế đắt giá bậc nhất của các nhà tạo mẫu nơi đây.
Bên cạnh đó, lịch sử thời trang cũng ghi nhận nữ diễn viên mắc hội chứng Down của series American Horror Story – Jamie Brewer đã trở thành người mẫu diễn trong show của nhà thiết kế Carrie Hammer bên cạnh Jack Eyer – một huấn luyện viên khuyết tật người Anh.

Ghana – “Địa ngục trần gian” của những người khuyết tật

Do kém hiểu biết, hủ tục lạc hậu nên nhiều người dân Ghana vẫn coi những người khuyết tật là một “lời nguyền” giáng xuống gia đình, xã hội.

 Bị liệt hai chân từ khi mới 18 tuổi do gặp tai nạn giao thông, thế nhưng 12 năm sau Sophie Morgan đã trở thành một nữ phóng viên vô cùng thành công, được chu du khắp thế giới. Sophie có được ngày hôm nay là vì may mắn được sinh ra, sống và học tập tại Anh. Tuy nhiên, ở đâu đó trên thế giới này, không nhiều người được may mắn như Sophie.

Để tìm hiểu về cuộc sống của những người khuyết tật khác trên thế giới, Sophie đã bay từ thủ đô London tới Ghana và ở lại đây trong 2 tuần. Trong thời gian ở lại đất nước châu Phi này, cô đã tới một khu trại “cầu nguyện” và được chứng kiến số phận bi thảm của những con người tàn tật ở Ghana. Họ bị phân biệt đối xử, bị dè bỉu và bị coi như một “lời nguyền” giáng xuống gia đình, xã hội.
1-45f0e

Người đàn ông này bị gia đình nhốt trong hơn 15 năm vì khuyết tật.

Người Ghana tin rằng việc những đứa trẻ sinh ra không được lành lặn không phải là sự khiếm khuyết về thể chất, tinh thần, mà đó là một hiện tượng tâm linh bất thường hay kết quả của sự nguyền rủa. Bởi vậy, thay vì đưa người khuyết tật vào các trạm xá, trung tâm y tế, họ lại sử dụng bùa ngải, các biện pháp trừ tà hoặc thậm chí bị đem đi hiến tế cho “thần linh”.
“Tôi từng phải chứng kiến cảnh tượng một đứa bé 11 tuổi gào khóc, la hét trong hoảng loạn sau đó gục ngã xuống đất. Mẹ cô bé cố gắng để giữ con lại, nhưng cô bé không ngừng khóc. Khi tôi đến gần, em bé ấy vùng chạy tới chỗ tôi, trong ánh mắt cô bé tôi chỉ thấy sự nỗi kinh hoàng, tôi chưa bao giờ thấy ai sợ hãi đến như vậy”, Sophie nói về trải nghiệm đáng sợ của mình.
Được biết, bé gái mà Sophie gặp bị mắc chứng động kinh. Người phụ nữ đứng đầu khu trại đó đã lấy “bùa thuốc” nhét vào mắt, mũi và tai cô bé với mục đích “trục tà ma”. Những người “không may” bị tâm thần tại đây sẽ bị trói vào thân cây, bỏ đói, sau đó bị chích điện mà không được gây mê. Những tưởng đây đã là giới hạn của sự kinh hoàng thế nhưng thực ra, đó vẫn chưa là gì. Nhiều trẻ em khuyết tật bất hạnh thậm chí còn bị các thầy pháp đem ra hiến tế.
3-45f0e
Bị xua đuổi, xa lánh, những người khuyết tật chỉ còn cách đi ăn xin ngoài hè phố.
Sophie đã may mắn được tiếp xúc với một thầy pháp có tên Nana Ababio, người này chịu trách nhiệm “tiễn đưa” những đứa trẻ tàn tật do cha mẹ chúng không còn muốn chăm sóc con nữa. Theo ông Nana, một đứa trẻ khiếm khuyết được gọi là “Insuba”, nghĩa là những đứa con của dòng sông, và nghĩa vụ của ông là trả lại đứa trẻ cho dòng nước. Đây cũng chính là lý do chính gây ra sự ô nhiễm độc hại trên các dòng sông khắp Ghana.
Sau chuyến đi, Sophie đã gửi báo cáo về vấn đề người khuyết tật bị ngược đãi lên các Tổ chức nhân quyền, mong có thể cứu giúp số phận những con người kém may mắn khỏi “địa ngục trần gian”, nơi các hủ tục và sự thiếu hiểu biết vẫn còn tồn tại.

Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật

Hai con đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Đà Nẵng, giúp cho người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận, vui chơi tại các bãi biển của thành phố.

Chiều ngày 17/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai mạc chương trình “Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè 2016” kết hợp cắt băng khánh thành lối đi ra biển dành cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng có con đường đi ra biển dành riêng cho người khuyết tật.

Theo đó, một lối đi được bố trí tại công viên Biển Đông, lối còn lại nằm ở điểm tiếp giáp giữa đường Võ Nguyên Giáp và Hoàng Kế Viêm. Các lối đi này được lắp ghép từ các tấm composite kết hợp sợi thủy tinh khá cứng. Con đường có thể chịu lực cao, bền chắc với thời tiết nắng, gió cũng như sự ăn mòn của muối biển.

Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật - Ảnh 1.

Lối đi ra biển dành riêng cho người khuyết tật

Mỗi lối đi có chiều dài khoảng 40 mét tính từ lề đường đến mép nước và có hai đoạn được lắp ghép rộng hơn để hai xe lăn đi ngược chiều có thể tránh nhau, thoải mái cho việc sử dụng xe lăn. Được biết, đây là hoạt động đồng hành cùng chuỗi chương trình “Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè 2016” hàng năm do Sở Du lịch TP Đà Nẵng tổ chức.

Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật - Ảnh 2.

Từ nay, những người khuyết tật có thể dễ dàng trong việc vui chơi tại bãi biển

Hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng và tính nhân văn cao này do một khách sạn phối hợp với Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng thực hiện. Theo BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, từ kiến nghị của du khách, cơ quan chức năng đã nghiên cứu các giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn nữa những vấn đề liên quan đến các bãi tắm công cộng.

Lối đi xuống biển dành cho người khuyết tật là một trong những công trình đặc biệt trong việc mở rộng không gian biển nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Đà Nẵng khánh thành đường ra biển dành riêng cho người khuyết tật - Ảnh 3.

Cận cảnh lối đi mới được sử dụng lần đầu tiên tại Đà Nẵng

Công trình xã hội ý nghĩa này hi vọng sẽ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại của người dân và giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận, thực hiện nhu cầu ra biển nghỉ mát, ngắm biển và vui chơi giải trí tại các bãi biển xinh đẹp của thành phố trong thời điểm nắng nóng cao độ lúc này.

“Lửa Thiện Nhân” truyền ý chí chiến đấu và tinh thần lạc quan đến người khuyết tật

Đạo diễn Đặng Hồng Giang dành một suất chiếu miễn phí phim “Lửa Thiện Nhân” phục vụ người khuyết tật vào ngày 9/11 vừa qua.

 Câu chuyện về chú lính chì dũng cảm Thiện Nhân trong bộ phim Lửa Thiện Nhân đang lay động trái tim hàng vạn khán giả trong suốt thời gian vừa qua. Khi câu chuyện về bé Thiện Nhân được trình chiếu trên màn ảnh rộng, nhiều người đã ngỡ ngàng bởi những gì mà em phải trải qua so với những gì chúng ta đã biết, là một điều gì đó lớn lao hơn rất nhiều.

Bộ phim miêu tả về nỗi đau, về nước mắt, về những khó khăn mà Thiện Nhân phải trải qua trong quá trình giành giật sự sống. Nhưng nó không hề nhuốm màu sắc bi thương mà ngược lại, mang đến cho chúng ta cái nhìn lạc quan về cuộc đời, về ý chí vươn lên trong cuộc sống. Mỗi chúng ta có thể rơi nước mắt khi theo dõi câu chuyện của Thiện Nhân, nhưng ắt hẳn sẽ mỉm cười sau khi bộ phim kết thúc.

_MG_3674-84f83

Đạo diễn Đặng Hồng Giang dành tặng một suất chiếu miễn phí phim “Lửa Thiện Nhân” đến người khuyết tật

Sáng nay, phim Lửa Thiện Nhân đã có buổi trình chiếu miễn phí dành cho người khuyết tật. Đằng sau quyết định này của đạo diễn Đặng Hồng Giang là cả một câu chuyện. Trong rất nhiều khán giả tới rạp xem Lửa Thiện Nhân tại Hà Nội, có một người đàn ông tên Kiệt. Cách đây 9 năm, anh cũng như bao người bình thường khác có một cuộc sống sáng đi làm tối về nhà. Tuy nhiên, căn bệnh viêm tuỷ đã cướp đi của anh rất nhiều thứ. Anh trở thành người khuyết tật, ngồi xe lăn suốt 9 năm qua.
“Tôi cảm thấy cuộc đời thật kinh khủng, bế tắc, và trở nên tự ti trong cuộc sống. Suốt một thời gian dài, tôi chỉ biết trách than số phận và hằng ngày buồn bã. Khi tôi được xem Lửa Thiện Nhân, tôi cảm nhận được tinh thần lạc quan của em. Tôi tự thấy bản thân mình cần phải cố gắng, phải có ý chí chiến đấu để có cuộc sống hạnh phúc. Dù có gặp phải chuyện gì, cũng không thể tự làm bản thân mình mất hi vọng. Suốt 9 năm trời, tôi chỉ biết than thân trách phận mà không biết tự mình cố gắng. Nhưng giờ đây, tôi đã bắt đầu đi tìm việc để quay lại cuộc sống như bao người khác. Dù vấn đề tìm việc còn khó, nhưng tôi tin mình có tinh thần thì có thể làm được” –  anh Kiệt chia sẻ.
_MG_3678-a60a1
Bên cạnh đó, anh Kiệt cũng dành cho Lửa Thiện Nhân nhiều lời khen ngợi: “Đây là bộ phim đem lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn. Ngoài ra, phim còn cung cấp nhiều thông tin về việc chữa bệnh, khiến những người có hoàn cảnh như bé Thiện Nhân có hi vọng hơn vào cuộc sống của mình”.

_MG_3684-9366e

“Lửa Thiện Nhân” đã truyền sự lạc quan, niềm hi vọng cho nhiều người

 
_MG_3686-aa0fe

Những cái ôm thật chặt trong buổi gặp gỡ giữa những khán giả khuyết tật và cùng thưởng thức “Lửa Thiện Nhân”

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: “Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau”

Cản trở lớn nhất với anh Trung có lẽ chỉ nằm ở giọng nói. Để khắc phục cái điểm yếu ấy, anh tập nói, tập đọc, tập cả phát âm tiếng Anh và giao lưu với nhiều người hơn vì: “Với mình, việc hoàn thiện giọng nói, hoàn thiện ngôn ngữ cũng đồng nghĩa hoàn thiện con người mình”.

Anh Trung không chỉ đơn giản là một chàng trai mang khiếm khuyết phải đạp xe mệt nhọc cả ngày để kiếm tiền mưu sinh như hình dung của chúng ta. Cuộc sống của anh cũng sinh động như bao người: Đi học thêm, rảnh rỗi lại ngồi cafe sách, học tiếng Anh, gặp gỡ giao lưu các CLB và anh có cả một kế hoạch suốt một năm với các chương trình từ thiện.

Cản trở lớn nhất với anh Trung có lẽ chỉ nằm ở giọng nói. Nhưng khó khăn đó không khiến anh mặc cảm, ngược lại còn là một động lực để anh không ngừng hoàn thiện hơn. Anh tập nói, tập đọc, tập cả phát âm tiếng Anh và giao lưu với nhiều người hơn vì: “Với mình, việc hoàn thiện giọng nói, hoàn thiện ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc hoàn thiện bản thân”.

Người ta thấy anh đi giao hàng bằng xe đạp thì thương, chứ anh thì… bình thường. Anh nói, anh đi làm cũng như đi dạo phố vậy thôi, càng đạp xe, càng thấy khỏe người.

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 2.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 3.

Khi câu chuyện của anh Thành Trung, chàng trai đạp chiếc xe cọc cạch đi ship hàng dù bị khuyết tật ở chân và giọng nói được lan tỏa đến nhiều người, anh Trung cũng không nghĩ mình lại nhận được sự giúp đỡ của bạn bè gần xa nhiều đến vậy. Các chủ shop, bạn đọc, sinh viên… cùng nhau góp mỗi người một ít tiền để mua tặng anh chiếc điện thoại mới có chức năng cơ bản nhất là định vị GPS, giúp anh tiện tra đường đi ngõ đến mà giao hàng. Ca sĩ Hoàng Bách đề nghị tặng anh chiếc xe máy để đi lại, anh bảo thôi, đi xe đạp cho khỏe người, thế là anh có ngay chiếc xe đạp thể thao trợ lực loại xịn, đạp phăng phăng trên đường như vận động viên đua xe.

“Trung luôn tự tạo cho bản thân mình một phong cách sống tích cực và nguồn năng lực đó của Trung đã truyền được đến tôi, nên tôi quyết định tặng xe cho cậu ấy”, ca sĩ Hoàng Bách nói về lý do anh tìm cách liên hệ anh Trung để được hỗ trợ.

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 4.

Nhờ tấm lòng của mọi người, anh có xe đạp mới, điện thoại mới, nhưng cuộc sống của anh vẫn không thay đổi, anh vẫn chăm chỉ nhận và giao hàng. Thời gian rảnh, anh đi giao lưu cùng các CLB sách ở Sài Gòn. Anh khoe nếu được tặng quyển sách nào thú vị, anh đọc liền một mạch 300 trang trong 3 ngày. Sách, đối với anh Trung, cũng quý như kho báu vậy!

Trung thu vừa rồi, anh tích cực quyên góp 700 phần quà bánh để cùng với nhóm từ thiện của mình tổ chức Đêm hội trăng rằm cho trẻ con vùng sâu vùng xa ở tỉnh Gia Lai. Anh cũng hào hứng khoe về kế hoạch tổ chức Đêm giáng sinh cho trẻ em nghèo vào tháng 12 sắp tới.

Có đêm anh hẹn tôi ra cafe, bảo có chuyện gấp. Ra đến nơi, anh buồn thiu, kể rằng cô Mạc Thị Thu – mẹ của một người anh quen biết cần tiền mổ tim gấp, mà anh mới quyên góp được có 2 triệu, anh nhờ chúng tôi đến thăm cô Thu để tường tận hoàn cảnh rồi kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ. Sau 2 tuần thăm hỏi và vận động, thông qua anh Trung, mọi người đã quyên đủ số tiền để cô mổ tim. Giúp đỡ được cô Thu xong, anh Trung vui mừng như một đứa trẻ.

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: "Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau" - Ảnh 5.
Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 6.

Anh Trung sống một cách rất… bình tĩnh. Thật vậy, dù trăm ngàn nỗi lo cơm áo gạo tiền nhưng anh luôn biết cách sắp xếp để không bị cuốn vào vòng xoáy đó. Anh làm việc một cách nghiêm túc để tạo lòng tin cho mọi người, sẵn sàng nhận những đơn hàng xa tận Hóc Môn, Bình Dương vì không shipper nào chịu nhận. Với anh, những lúc đi giao hàng cũng là khoảng thời gian để anh ngắm phố phường thay đổi như thế nào, để nhớ tên đường, tận hưởng cuộc sống qua từng vòng xe lăn bánh trên phố.

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 7.

Dù có những lúc bị khách hàng cho “leo cây”, hoặc đạp xe cả chục cây số nhưng đến nơi thì khách… khóa máy, anh Trung vẫn điềm tĩnh đạp xe về trả hàng cho shop. Có hôm anh giao hàng ở quận 8, đến trước giờ hẹn giao tận 30 phút nhưng rồi vị “thượng đế” kia cũng để anh phải chờ đợi 1 tiếng rưỡi đồng hồ mới xuống lấy hàng. Hỏi anh những lúc như thế, anh có ghét người ta không, anh nói: “Tất cả đã qua rồi… ”

Anh thích cầu Phú Mỹ, anh bảo có một đêm đi giao hàng ở Nhà Bè, lạc đường thế nào lại đi ngang cầu Phú Mỹ và thấy cây cầu lung linh dưới ánh đèn đường làm anh mê mẩn. “Anh ước được chụp một tấm ảnh với chiếc xe đạp của mình, trên cây cầu ấy vào hoàng hôn”, anh cười và nói về “ước mơ” giản đơn như thế.

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 8.

Bình tĩnh mà sống nhưng cũng không phải chỉ an phận thủ thường, đối với anh Trung, mỗi ngày đều là một ngày mới và mỗi người mà anh gặp gỡ trong đời đều có những điều hay mà anh có thể học hỏi. Anh học hỏi từng giờ từng phút, từ những cái đơn giản nhất như trong ngày phải uống nước điện giải để có sức khỏe, hay là tập yoga cười có thể giải tỏa stress….

Mới đây, một cô giáo ngoại ngữ tình cờ quen biết, cảm phục tinh thần và ý chí của anh Trung nên đã tình nguyện dạy kèm riêng anh môn tiếng Anh. Đều đặn mỗi tuần, sau khi sắp xếp công việc, anh dành ít giờ ra quán cafe học cùng cô giáo. “Xã hội mỗi ngày luôn tiến bộ, mình muốn tiến lên thì mình đi học. Nếu không cố gắng, không học hỏi để tiến về phía trước thì mình sẽ bị lùi ở phía sau”, anh cười hì hì.

Cuộc sống của anh cứ thế bình lặng trôi qua. Anh đạp xe, rồi đi cafe nghe nhạc, rủ bạn bè xem phim dạo phố, cuối tuần lê la đường sách Sài Gòn để tậu về mấy quyển sách hay mà “ngâm cứu”. Anh không thích ai hỏi những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của mình. Bởi, dù nói chuyện khó khăn và đôi chân đi lại không nhanh nhẹn, nhưng anh vẫn có một nghị lực phi thường để sống một cuộc đời bình thường như bao người.

“Mình đừng nghĩ quá nhiều về quá khứ hay tương lai. Mình tập trung với hiện tại, ngắm nhìn và cảm nhận hiện tại. Mình sống có một lần à, nên tận hưởng thôi.”

Chàng shipper xe đạp bị khuyết tật giọng nói vẫn chăm đọc sách, học tiếng Anh và làm từ thiện: Nếu không cố gắng, mình sẽ bị lùi lại phía sau - Ảnh 9.