Hành trình truyền cảm hứng đầy xúc động của những người khuyết tật

Tại không gian chia sẻ S.hub, những vị khách mời đặc biệt sẽ cùng chia sẻ hành trình vượt qua chính mình và lan truyền cảm hứng tích cực đến người tham dự.

Tiếp tục chuỗi hoạt động chia sẻ ý nghĩa với thông điệp “Cùng bạn kiến tạo tương lai”, từ 12/1 đến 14/1, Samsung sẽ tổ chức ngày hội “Hành trình truyền cảm hứng” nhằm tổng kết các hoạt động trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng trong năm 2017. Điều đặc biệt trong hành trình này là ngày hội dành riêng cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, Samsung sẽ sử dụng công nghệ và các sản phẩm hiện đại để hỗ trợ người khiếm thị, khiếm thính và khuyết tật vận động, giúp họ thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo học hỏi.

Khách mời của ngày hội là các em thiếu nhi, thanh thiếu niên đến từ nhiều trung tâm khuyết tật cùng người thân và những tình nguyện viên. Ngày hội sẽ được mở đầu bằng phần nói chuyện của hai nhân vật đặc biệt là cô Dương Phương Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính và anh Đặng Hoài Phúc – Hiệp sĩ CNTT, người “thắp sáng” tin học cho thế giới người khiếm thị tại Việt Nam.

Câu chuyện về hành trình học hỏi, tìm hiểu, giúp đỡ người cùng cảnh ngộ đến gần với cộng đồng hứa hẹn trở thành nguồn cảm hứng cho những bạn trẻ khuyết tật hay đang gặp vấn đề trong cuộc sống.

Hanh trinh truyen cam hung day xuc dong cua nhung nguoi khuyet tat hinh anh 1
Kết hợp với đối tác Save Sơn Đòong, Samsung sẽ giúp người khuyết tật trải nghiệm thế giới ảo, thám hiểm vòng quanh hang động Sơn Đoòng kỳ vỹ của Việt Nam.

Sau phần giao lưu chia sẻ sẽ là không gian trải nghiệm, thám hiểm hang động Sơn Đoòng qua kính thực tế ảo VR, được thiết kế riêng cho các bạn khuyết tật, qua đó giáo dục mọi người về hệ sinh thái và cách bảo vệ kỳ quan thiên nhiên này. Khu vực sách nói và mẹo nhỏ về tin học sẽ diễn ra ở một góc riêng dành cho những bạn khiếm thị. Các bạn nhỏ tuổi cũng sẽ được thỏa sức sáng tạo với tranh vẽ và màu sắc, trải nghiệm phòng đọc sách thiếu nhi tại khu vực S.hub. Hình thức vui chơi và trải nghiệm VR sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 13-14/1.

Các hoạt động mỹ thuật với Toa tàu art life hứa hẹn đem lại rất nhiều hứng khởi và thú vị cho những người tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động Mảng màu ngẫu nhiên – sử dụng bút điện tử Samsung Galaxy Note để vẽ thêm các nét tự do vào khối hình hay mảng màu ngẫu nhiên có sẵn cũng là trải nghiệm lý thú.

Hanh trinh truyen cam hung day xuc dong cua nhung nguoi khuyet tat hinh anh 2
Khu trưng bày ảnh của các hoạt động cộng đồng do Samsung thực hiện trong năm 2017.

Tại quầy chơi Huy hiệu, các bạn sẽ có cơ hội vẽ và trang trí để tạo ra một huy hiệu của riêng mình. Ở quầy Dấu ấn cá nhân, các bạn được hướng dẫn để khắc con dấu bằng chất liệu gôm/tẩy, từ những biểu tượng đại diện cho bản thân mình. Con dấu được dùng để đóng lên tất cả vật dụng cá nhân.

Tại quầy Bí ẩn màu sắc, các bạn trẻ sẽ dùng màu acrylic để tự trang trí và tạo ra các vật dụng xinh xắn như: đồ móc chìa khóa (trên vật liệu giấy foam), chặn sách và bìa sách.

Hanh trinh truyen cam hung day xuc dong cua nhung nguoi khuyet tat hinh anh 3
Sự kiện dành riêng cho người khuyết tật do Samsung lần đầu tổ chức tại Việt Nam đã giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với xã hội bằng nhiều cách khác nhau.

Chương trình hứa hẹn đem đến cho người khuyết tật những trải nghiệm mới mẻ và phong phú về công nghệ, nghệ thuật cùng câu chuyện truyền cảm hứng sống, giúp họ hòa nhập với xã hội theo cách riêng của Samsung.

Để đăng ký tham gia chương trình, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại s-hub.vn hoặc đến trực tiếp S.hub TP.HCM trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp, số 69 Lý Tự Trong, quận 1, TP.HCM.

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn

Với thông điệp truyền cảm hứng sống hết mình cho những người tật nguyền và nạn nhân chất độc màu da cam, dự án OI (Orange Initiative – Sáng kiến Màu cam) đã kết hợp Công ty Pulse Active tổ chức Giải chạy Việt dã 5km.

Sáng nay 14/1 tại 105 Nguyễn Khắc Viện (Q.7, TP.HCM) đã diễn ra Giải chạy Việt dã 5km dành riêng cho những nạn nhân chất độc màu da cam và người tật nguyền. Đây là năm thứ hai hoạt động diễn ra, do dự án OI (Orange Initiative – Sáng kiến Màu cam) kết hợp Công ty Pulse Active đứng ra tổ chức nhằm tạo nên niềm vui, động lực sống hết mình cho nhiều số phận có khiếm khuyết cơ thể.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Qũy Hòa bình và Phát triển TP.HCM) cho biết: “Hoạt động thường niên này nhằm kêu gọi sự quan tâm từ cộng đồng đối với những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam. Đồng thời, phá bỏ mọi rào cản tự ti, mặc cảm để người khiếm khuyết có thể vượt lên chính mình“.

Với người bình thường, chặng đường đua 5km có vẻ như quá đỗi bình thường. Song với họ, những nạn nhân chất độc màu da cam và người khuyết tật, đó là những nỗ lực phi thường.

Hình ảnh quyết tâm chinh phục đường đua sẽ là thông điệp mà dự án OI muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người xung quanh về nghị lực sống, bản lĩnh sống của những người khiếm khuyết.

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Chạy Việt dã 5km là cả một nỗ lực với những người khuyết tật.

Anh Nguyễn Trung Dũng (SN 1954, ngụ Q.2, TP.HCM) đã có mặt tại buổi lễ từ sớm để đưa con gái mình tham gia cuộc thi. “Con gái tôi bị dị tật bẩm sinh nên luôn tỏ ra mặc cảm với xã hội. Vậy mà từ khi biết đến sự kiện, anh đã nhất quyết dẫn con gái đi thi. Không phải vì tiền thưởng mà vì còn mong muốn con bé sẽ kết bạn được với nhiều người hơn“.

Đồng hành cùng sự kiện, còn có sự góp mặt của ca sĩ Trung Quân, nữ vận động viên đạt huy chương vàng Olympic 2000 Naoko Takahashi.

Kết thúc buổi chạy, BTC đã tổ chức trao giải khuyến khích cho 3 gương mặt nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật thể hiện sự bền bỉ, cố gắng nhất chặng đua.

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Rất nhiều người bị chất độc màu da cam, người khuyết tật đã có mặt tham gia Giải chạy Việt dã 5km

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Nhiều người khuyết tật phải ngồi xe lăn nhưng cũng tích cực tham gia Giải chạy

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Những người khuyết tật ở nhiều độ tuổi ai cũng hào hứng tham gia giải chạy

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Giải chạy có sự tham gia của bà Tôn Nữ Thị Ninh, ca sĩ Trung Quân và nữ vận động viên đạt huy chương vàng Olympic 2000 Naoko Takahashi.

Đường đua 5km và câu chuyện vượt lên chính mình của những người khuyết tật ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Những cái nắm tay thật chặt của những người khuyết tật, cùng nhau tham gia giải chạy.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới”

Vừa qua, tại không gian chia sẻ S.hub, Samsung cùng với thư viện KHTH TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm đặc biệt với chủ đề “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới”.

Buổi tọa đàm trong khuôn khổ ngày hội “Hành trình truyền cảm hứng” nhằm tổng kết lại các hoạt động trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng của công ty điện tử Samsung trong năm vừa qua.

Khán giả của chương trình là các em học sinh, sinh viên đến từ các trung tâm, trường học trên khắp TP.HCM. Mỗi cá nhân các em mang trong mình những khuyết tật khác nhau nhưng nụ cười không tắt, sự cởi mở và cố gắng để có thể giao tiếp, sinh hoạt như một người bình thường khiến những người tổ chức chương trình không khỏi thán phục và xúc động.

Buổi tọa đàm được dẫn dắt bởi MC Khánh Vy – cô sinh viên không ngừng nỗ lực để khai phá hết khả năng của bản thân, khơi nguồn cảm hứng học hỏi cho các bạn trẻ và hai vị khách mời đặc biệt của chương trình là cô Dương Phương Hạnh – Giám đốc của trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính, và anh Đặng Hoài Phúc – Giám đốc trung tâm tin học Sao Mai.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 1.

Khán phòng chật kín của buổi tọa đàm

Bản thân cô Phương Hạnh và anh Hoài Phúc đều là những người mang trên mình khiếm khuyết. Tuy nhiên, bằng ý chí và niềm tin rằng một người khuyết tật vẫn có thể sống và làm việc một cách độc lập, cả hai đều đã đạt được những thành công mà cả những người lành lặn cũng phải ngưỡng mộ.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 2.

Cô Dương Phương Hạnh và anh Đặng Hoài Phúc.

Vì vậy, với hoạt động đặc biệt trong “Hành trình truyền cảm hứng” này, BTC mong muốn ngọn lửa tinh thần mạnh mẽ từ các diễn giả đó truyền đến các em học sinh, sinh viên và các quý vị phụ huynh có con em là những người khiếm khuyết.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 3.

Cô giáo của trường Hy Vọng đang dùng thủ ngữ để phiên dịch cho các em khiếm thính về nội dung buổi tọa đàm.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 4.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 5.

Những em học sinh khiếm thính chăm chú theo từng cử chỉ của cô giáo để nắm được tinh thần buổi tọa đàm.

Trong buổi tọa đàm, cô Phương Hạnh và anh Hoài Phúc chia sẻ với khán giả tại khán phòng câu chuyện cuộc đời của bản thân. Về những phút giây cả hai cảm thấy đó là những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn mà bất kỳ người khiếm khuyết nào cũng gặp phải, họ đã đạt được thành công.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 6.

Cô Phương Hạnh chia sẻ về những cơ duyên đưa cô trở thành một người luôn dành hết tâm huyết nghiên cứu về phương pháp giáo dục cho người khiếm thính.

Để có được thành công như vậy, ngoài sự nỗ lực không ngừng từ bản thân cùng với ý chí mãnh liệt còn có sự giúp sức vô cùng đặc biệt của công nghệ khoa học tiên tiến. Những chiếc máy trợ thính, máy đọc sách hay những phần mềm nhận diện chữ viết, hỗ trợ khả năng đọc và học tập cho người khiếm khuyết. Anh Hoài Phúc – một người khiếm thị dạy tin học cho người mù và người khuyết tật chia sẻ rằng “chỉ cần các bạn nói lên nhu cầu của mình, tôi sẽ giới thiệu những phần mềm và ứng dụng phù hợp để các bạn có thể sử dụng. Thiết bị điện tử và công nghệ hiện nay đã rất thân thiện với người khuyết tật”.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 7.

Một thính giả bị khiếm thị sợ không theo dõi hết được đã ghi âm lại buổi tọa đàm.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 8.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 9.

Mọi người đều chăm chú lắng nghe.

Ngoài việc lắng nghe chia sẻ từ các diễn giả, những người tham dự được khuyến khích chia sẻ ước mơ của mình, viết lên giấy và dán vào một tấm bảng nhiều màu sắc. Với người khiếm khuyết, ước mơ tưởng chừng như nhỏ bé nhưng với họ đó là những mơ ước vô cùng to lớn và rất đỗi chân thành. “Ước mơ của em là có một cái máy ghi âm để học”, “Em ước mơ sau này sẽ là một cô giáo dạy khuyết tật” hay chỉ đơn giản như “Có bộ đồ chơi búp bê”.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 10.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 11.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 12.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 13.

Những ước mơ nhỏ bé đầy chân thành.

Kết thúc buổi tọa đàm, cô Phương Hạnh và anh Hoài Phúc đều có chung một lời khuyên với các bạn trẻ không may gặp khiếm khuyết, đó là “hãy tự tin về bản thân mình, cố gắng hết sức để làm điều mình mong muốn, tiếp tục ước mơ và làm việc hết mình để biến ước mơ của mình thành sự thật. Chỉ như vậy những người khuyết tật mới có thể vượt qua được chính mình, vươn lên tự tin mạnh mẽ và thành công”.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 14.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 15.

Cô Trang đang sinh hoạt ở hội người mù Quận 5 với ước mong cộng đồng sẽ hiểu và thông cảm nhiều hơn với những người khuyết tật.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 16.

Cái nắm tay “thân thương” của các em học sinh khiếm thị.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 17.

Hưng (17 tuổi) đang học tại một trường chuyên đặc biệt với ước mơ có thể thành bác sĩ đông y để có thể chưa bệnh xương khớp cho mọi người. Hiện tại Hưng đang học thêm về đông y tại một cơ sở trên đường Hoàng Sa.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 18.

Long Quân (11 tuổi) với ước mơ được trồng hoa. Em nói ở trường em được học toán, tiếng Việt, đạo đức và tự nhiên xã hội

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 19.

Nụ cười của các em học sinh khiếm thính của trường Hi Vọng Quận 6.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 20.

Anh Vĩnh Phước với bài hát “Khát vọng” nói thay cho ý chí của những người không may mang trên mình khiếm khuyết.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 21.

Cô Phương Hạnh và các em ở trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 22.

Cô giáo và các em ở trường Hi Vọng.

Kết thúc buổi tọa đàm, các khán giả của chương trình còn có những trải nghiệm tuyệt vời khác về nghệ thuật và công nghệ. Kết hợp cùng với tổ chức Save Sơn Đòong, Samsung đã tài trợ không gian và thiết bị cho phép người tham dự được tham quan vào bên trong hang động đẹp nhất Việt Nam, động Sơn Đòong. Những em bé cũng như các bạn trẻ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng và cảm nhận không gian thực tế ảo thông qua chiếc kính VR của Samsung đã không giấu nổi sự ngạc nhiên thích thú. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời nhất khi mang được thế giới quan đầy màu sắc đến cho những người khiếm khuyết.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 23.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 24.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 25.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 26.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 27.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 28.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 29.

Các em gái trong trường Hi Vọng trải nghiệm trải nghiệm khám phá hang động Sơn Đòong bằng kính thực tế ảo VR.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 30.

Đội ngũ tình nguyện viên tận tình hướng dẫn cách sử dụng kính thực tế ảo cho những người tham gia trải nghiệm.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 31.

Giao tiếp với bạn về những gì trải nghiệm thông qua kính VR.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 32.

Niềm vui rạng rỡ khi kết thúc trải nghiệm kính thực tế ảo VR.

Bên cạnh đó, nhóm tình nguyên viên của Toa Tàu đã mang đến cho các em nhỏ một trải nghiệm mới về nghệ thuật. Với những trò chơi độc đáo liên quan đến màu sắc và hình khối, các em có thể được tiếp xúc và thể hiện được bản thân qua tác phẩm của các danh họa trên thế giới.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 33.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 34.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 35.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 36.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 37.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 38.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 39.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 40.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 41.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 42.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 43.

Các em học sinh được chơi, được trải nghiệm và thoải mái sáng tạo

Đối với các em khiếm thị, trải nghiệm máy đọc, nghe truyện, xem các chương trình giải trí hoặc các bài giảng dạy tại phòng đọc thiếu nhi là một trải nghiệm tuyệt vời. Điều này giúp các em hiểu được có rất nhiều các công cụ hữu ích giúp đỡ cho các em trên con đường học tập, nghiên cứu để các em cảm thấy mình không còn lạc lõng và khó khăn trong việc học.

Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 44.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 45.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 46.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 47.
Xúc động trong buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” - Ảnh 48.

Trải nghiệm sách nói và các sản phẩm công nghệ giúp ích cho giao tiếp

Ngày hội “Hành trình truyền cảm hứng” và buổi tọa đàm “Công nghệ thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và thế giới” đã thực sự mang đến những trải nghiệm thú vị cho cả những người không may mang trên mình khiếm khuyết hay những người bình thường khác. Tất cả đều có chung một niềm tin và một mong muốn rằng xã hội sẽ luôn thân thiện và rộng mở vòng tay với những người khiếm khuyết, cũng như những người khuyết tật sẽ luôn cố gắng để sống có ích và cống hiến hết mình giống như tất cả mọi người.

Cô gái cao 1m24 và câu chuyện làm đẹp cho người khuyết tật

Cô gái bỏ việc ở một công ty công nghệ tại Sài Gòn để mở tiệm làm đẹp cho phụ nữ khuyết tật trong sự ngỡ ngàng của người thân và bạn bè.

Chuyến đi thay đổi cuộc đời 

Đào Khánh Đăng Phương, sinh năm 1982, là con cả trong gia đình có 4 chị em ở Sài Gòn. Sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đến tuổi biết đi, Phương lại di chuyển chậm hơn so với những trẻ cùng tuổi.

Bác sĩ chuẩn đoán Đăng Phương bị yếu gân. Cô trải qua hai cuộc phẫu thuật vào năm 5 và 9 tuổi. Trớ trêu thay, sau khi phẫu thuật, chiều cao của Phương không thể phát triển được nữa.

Cô gái chấp nhận sống chung với chiều cao 1m24 và tay chân có phần biến dạng. Tuy vậy, cô vẫn chăm chỉ học hành, đỗ đại học, ra trường tìm việc làm và có cơ hội thăng tiến như bao người bình thường trong xã hội.

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 1.

Cô gái nghị lực với chiều cao 1m24…

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 2.

vẫn tự tin để đi đến những nơi mình muốn

Năm 2015, Phương đăng ký tham gia “Tôi đẹp. Bạn cũng thế” – chương trình biểu diễn thời trang dành cho các cô gái khuyết tật, được tổ chức tại Hội An – Đà Nẵng.

Chương trình là cơ hội để Phương gặp gỡ các cô gái khuyết tật khác. Trong những ngày cùng chung sống, Đăng Phương được nghe tâm sự về những nỗi khổ riêng của họ.

Đó là những phụ nữ vừa phải chịu những bất hạnh về cơ thể vừa bị đối xử bất công trong xã hội. Có những chị là mẹ đơn thân, làm việc ở văn phòng 8 tiếng như bao người nhưng bị trả công thấp hơn bình thường vì… khuyết tật.

Đó còn là những cô gái khuyết tật có nhu cầu làm đẹp nhưng khi bước vào những cửa hàng thời trang, trung tâm spa hay tiệm làm móng… lại bị coi thường, trong khi bản thân họ có đủ tiền để trả các dịch vụ đó.

Ngay cả bản thân mình – có công việc và thu nhập ổn định nhưng đôi khi đến những nơi làm đẹp thỉnh thoảng vẫn bị nhìn với ánh mắt khác lạ“, Đăng Phương tâm sự.

Đồng cảm với khó khăn của những cô gái khuyết tật như mình, sau khi tham gia chương trình, Đăng Phương quay về Sài Gòn, quyết định xin nghỉ việc để tìm lớp học về nghề làm móng và trang điểm.

Sau 6 tháng kiên trì học ở trung tâm, cô gái bắt đầu tìm lên ý tưởng thiết kế, mua nguyên vật liệu để trang trí cửa hàng làm đẹp riêng của mình.

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 3.

Không gian nhỏ xinh trong tiệm làm đẹp của Đăng Phương

Tiệm làm đẹp độc đáo giữa Sài Gòn

Trong tiệm làm móng nhỏ xinh của Phương màu hồng là chủ đạo, mọi đồ vật trang trí đều được “cô chủ tí hon” này tự tay thiết kế. Cô muốn đem lại cảm giác thoải mái nhất mỗi khi chị em khuyết tật đến làm đẹp.

Mình nhờ người nhà ở nước ngoài chọn mua những loại sơn móng tay tốt nhất. Không thể vì khách hàng là người khuyết tật mà mình chọn mua hàng kém chất lượng“, cô gái cho hay.

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 4.

Những cô nàng tí hon tự tin chăm sóc sắc đẹp tại cửa hàng của Phương

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 5.

“Cô gái tí hon” tự nhận dù ngoại hình không đẹp nhưng may mắn được ba mẹ và các em dốc lòng giúp đỡ. Gia đình luôn khuyến khích Phương làm đẹp mỗi ngày.

Từ đó, cô gái mong muốn san sẻ may mắn của mình với những phụ nữ khuyết tật khác, giúp họ thêm tự tin, yêu đời và sống lạc quan hơn.

Cô gái chân ngắn và ước mơ đặc biệt: Không để người khuyết tật đi làm đẹp bị coi thường! - Ảnh 6.

Đăng Phương tự tay trang điểm cho một cô dâu khuyết tật

Bên cạnh đó, cô chủ nhỏ cũng mở ra cơ hội đào tạo miễn phí và tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật vẫn còn khả năng lao động. Đăng Phương cũng nhận trang điểm miễn phí cho các cô dâu khuyết tật trong ngày cưới.

Ngoài làm móng, Đăng Phương còn sở hữu giọng ca ngọt ngào. Thỉnh thoảng cô vẫn đi hát tại các tụ điểm ca nhạc, kiếm tiền hỗ trợ các chị em khuyết tật đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Cô gái ngồi xe lăn vẫn kiếm được chồng kém tới 4 tuổi, giành làm hết mọi việc nhà

Cuộc sống đúng là chẳng lấy đi của ai tất cả, dù vĩnh viễn không thể đứng chân đôi chân của mình, Thảo Phương vẫn hạnh phúc vì có người chồng hết mực yêu thương và trân trọng.

Cú sốc thay đổi cuộc đời

Sinh ra bình thường như bao cô gái khác nhưng đến năm 17 tuổi, Dương Đình Thảo Phương (sinh năm 1982, quê Châu Đốc, An Giang) bất ngờ té ngã khi đang tập xe máy. Tai nạn bất ngờ khiến cô gái vĩnh viễn không thể tự đứng trên đôi chân của mình. Lúc đó, Thảo Phương cứ ngỡ cả thế giới sụp đổ trên giường bệnh.

Quãng thời gian sau khi xuất viện về nhà là những tháng ngày tồi tệ nhất trong kí ức của cô gái trẻ. Những việc sinh hoạt cá nhân, dù là đơn giản nhất Phương cũng cần người thân trợ giúp. Cô tập làm quen với việc phải ngồi xe lăn và không thể xin đi học lại lớp 11 do đã nghỉ học quá lâu.

Dần dần, Phương nhận ra rằng mình phải tự tìm niềm vui thay vì cứ mãi chán chường và tuyệt vọng. Cô kể: “Mình bắt đầu tìm rất nhiều sách về nghị lực sống, tìm nghe những bài giảng về đạo Phật và xem những chương trình về tấm gương người khuyết tật khác. 

Và mình chợt nhận ra bản thân may mắn hơn họ rất nhiều. Có người từ trong bào thai đã mang một hình hài không trọn vẹn nhưng sau đó vẫn sống có ích cho xã hội”.

Có ngày phải ăn mì gói qua bữa, cô gái khuyết tật vẫn hạnh phúc bên người chồng kém tuổi - Ảnh 1.

Chân dung Dương Đình Thảo Phương

Sau đó Phương cố gắng tìm mọi cách thuyết phục gia đình cho mình lên Sài Gòn học nghề và kiếm một công việc tử tế. Tuy vậy, ba mẹ Phương lo con gái không thể tự xoay xở với cuộc sống thành thị cũng như sợ cô không kiếm được việc sau khi học nghề nên không đồng ý.

Bị gia đình phản đối nhưng Phương vẫn nuôi hy vọng và âm thầm gửi hồ sơ đến các trường dạy nghề cho học viên khuyết tật ở Sài Gòn.

Hành trình yêu thương với người chồng kém 4 tuổi

Năm 2004, Thảo Phương viết thư chia sẻ về cuộc đời của mình trên một chương trình radio tỉnh An Giang. Tâm sự của cô được rất nhiều người quan tâm, viết thư và liên lạc qua điện thoại.

Đặc biệt nhất là lá thư làm quen của anh chàng Trần Minh Trí (sinh năm 1986). Lúc đó, Trí đang học phổ thông ở tỉnh Sóc Trăng. Phương cũng không ngờ sau này Trí lại là một nửa của đời mình.

Có ngày phải ăn mì gói qua bữa, cô gái khuyết tật vẫn hạnh phúc bên người chồng kém tuổi - Ảnh 2.

Anh chàng quen qua thư chính là bạn đời của Thảo Phương sau này

Làm quen qua lại được hai năm, Phương lên Sài Gòn học trung cấp đồ họa tại quận Thủ Đức còn Minh Trí sau khi học xong phổ thông ở Sóc Trăng chuyển đến Bình Dương làm công nhân.

Hay tin Phương lên Sài Gòn học nghề, thỉnh thoảng Trí chạy qua Thủ Đức để trò chuyện và giúp đỡ Thảo. Họ vẫn tiếp tục làm bạn của nhau dù rất nhiều lần Trí bị Phương từ chối tình cảm.

Mình không bao giờ nghĩ sẽ yêu một người kém mình 4 tuổi vì không biết tình yêu chênh lệch tuổi tác quá nhiều như vậy có thật lòng hay không”, Thảo tâm sự

Suốt nhiều năm quen nhau, đi đâu Trí cũng tình nguyện đẩy xe lăn hoặc bế cõng Thảo Phương. Thậm chí, khi cô tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ dành cho người khuyết tật DRD (Đời rất đẹp), Trí cũng xin nghỉ làm công nhân tại Bình Dương để xin làm tình nguyện viên.

Có ngày phải ăn mì gói qua bữa, cô gái khuyết tật vẫn hạnh phúc bên người chồng kém tuổi - Ảnh 3.

Nhờ sự chân thành, Trí đã khiến Phương cảm động

“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, dần dần Thảo Phương nhận ra sự chân thành của chàng trai trẻ. Cô cũng cảm động trước tấm lòng không quản khó khăn để đồng hành và hỗ trợ các bạn khuyết tật của Trí. Chàng trai cũng vui vẻ, nhiệt tình và không hề tỏ ra ngại ngùng khi công khai tình yêu của mình.

5 năm sau hôn nhân, cuộc sống của cặp đôi vẫn chật vật. Chồng chạy xe ôm còn vợ ở nhà nhận thiết kế đồ họa và đồ ăn bán online. Họ phải thường xuyên chuyển trọ để tìm một nơi ở phù hợp cho người khuyết tật.

Có ngày phải ăn mì gói qua bữa, cô gái khuyết tật vẫn hạnh phúc bên người chồng kém tuổi - Ảnh 4.

Cuộc sống dù nhiều khó khăn, nhưng cả hai vẫn hạnh phúc vì được ở bên và chăm sóc cho nhau

Có những ngày hai vợ chồng phải ăn mì tôm qua bữa nhưng Thảo Phương luôn được chồng chăm sóc chu đáo, tận tình.

Thảo Phương tâm sự: “Ở nhà mình không phải làm bất cứ việc gì cả, từ việc giặt giũ, nấu cơm anh Trí đều giành hết. Buổi sáng trước khi đi làm, anh chạy đi mua đồ ăn sáng và bưng lên tận giường cho vợ. Anh ấy chăm mình như chăm em bé vậy!”

Có thể cuộc sống mưu sinh đôi lúc khiến cả hai cảm thấy mỏi mệt nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống và cùng nhau vun đắp cho tổ ấm nhỏ của mình.

“Hạnh phúc của mình phụ nữ không phải lấy một người đàn ông giỏi giang thành đạt mà là tìm được một người chồng biết đồng cảm và sẻ chia với mình trong cuộc sống”, Thảo Phương nhắn nhủ sau hành trình yêu thương tuy sóng gió những đầy ắp niềm vui.

Người khuyết tật Việt đi xe lăn trình diễn thời trang

Lần đầu tham gia chương trình thời trang đặc biệt, những người phụ nữ kém may mắn không khỏi xúc động trước sự quan tâm của ban tổ chức và khán giả.

Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 1
Ngày 21/11, sự kiện trình diễn thời trang dành cho phụ nữ khuyết tật – mang tên gọi Tôi đẹp. Bạn cũng thế! – diễn ra tại Hà Nội. Chương trình là một trong những hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao tinh thần cho những phụ nữ kém may mắn.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 2
​Mang thông điệp – Dù cho bạn có là ai, là phụ nữ hay nam giới, giàu hay nghèo, người khuyết tật hay không khuyết tật,… tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, trong đó có quyền được tôn trọng và tự do tôn vinh giá trị của bản thân – sự kiện được đông đảo khách mời ủng hộ, cổ vũ.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 3
Sự kiện này được khởi xướng bởi Trung tâm nghị lực sống, nhằm nâng cao sự hiểu biết cũng như thay đổi những nhận thức tiêu cực của xã hội đối với người khuyết tật.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 4
Các “người mẫu” của sự kiện diện trang phục của 3 nhà thiết kế: NTK Diego (Tây Ban Nha) và NTK Ricardo (Italya) và Hoa Hậu Việt Nam Ngọc Hân, tự tin trình diễn.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 5
Các thiết kế mang hơi thở Á Đông pha trộn nét phóng khoáng của phương Tây. Đây cũng là những thiết kế đặc biệt mà các nhà tạo mốt lần đầu công diễn.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 6
Người trình diễn các bộ sưu tập được trang điểm, tạo kiểu tóc đơn giản. Lần đầu tham gia show thời trang đặc biệt, không ít người khuyết tật đã xúc động. Họ bước lên sàn diễn tự tin cùng nụ cười thường trực trên môi.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 7
Những người phụ nữ kém may mắn không ngại di chuyển trên xe lăn để trình diễn các thiết kế của Hoa hậu Việt Nam trước sự cổ vũ nhiệt tình của khách mời.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 8
“Chúng tôi cam kết mang lại một bước tiến đáng kể trong chiến dịch nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật. Đây là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Italy trong chương trình nghị sự trên toàn cầu”, bà Cecilia Piccioni – Đại sứ Ital​y – phát biểu.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 9
Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Hugh Borrowman khẳng định: “Thúc đẩy phát triển toàn diện cho người khuyết tật là một phát triển tốt cho thực tiễn và góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và mang lại kết quả tốt hơn cho tất cả”.
Nguoi khuyet tat Viet di xe lan trinh dien thoi trang hinh anh 10
Sau buổi diễn ở Hà Nội, chương trình Tôi đẹp. Bạn cũng thế! tiếp tục được tổ chức tại TP HCM và Đà Nẵng.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật

Mặc dù đã có việc làm ở Thủ đô và những cơ hội thăng tiến trước mắt, cô gái 8X xứ Nghệ vẫn quyết định trở về quê mở một cơ sở sản xuất từ… đống giấy loại bỏ đi.

 “Tiền có kiếm nhiều đến đâu cũng không bằng tình cảm gia đình”

Ngôi nhà nhỏ ở xóm 3, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngổn ngang sách báo cũ và giấy loại đủ màu sắc. Ngoài Lê Thị Khởi (SN 1987) còn có 3 nhân công nữa đang chăm chú, tỉ mỉ cắt, dán những tờ giấy loại để làm những cuốn truyện, sách giáo dục cho trẻ.

Nhìn những đôi bàn tay khéo léo, thành thục từng động tác của các nhân công mà không ai nghĩ rằng 2/3 người này bị khuyết tật bẩm sinh. Gác lại công việc còn dang dở, Khởi cười ngồi tiếp chuyện: “Để trở thành những người thợ lành nghề như ngày hôm nay, họ đã phải trải qua một thời gian dài tập luyện. Quan trọng là ý chí của mọi người nên mới đến được thời điểm bây giờ”.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 1.

Lúc bắt đầu dự án nhiều người đã nghĩ sẽ không thành công, nhưng với nghị lực vượt qua cả cửa tử, Khởi vẫn quyết tâm làm

Thế nhưng, để bắt đầu dự án này thì những khó khăn, trở ngại mà Lê Thị Khởi vượt qua cũng không ít. Nhìn người con gái bước sang tuổi 30 tràn đầy sức sống đến nỗi không ai nghĩ rằng Khởi mang bệnh tim bẩm sinh.

Tốt nghiệp Khoa Biên kịch, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội, sau khi ra trường, cô gái khi đó mới đôi mươi cũng như nhiều bạn cùng trang lứa, chật vật xin việc và lăn lộn đủ nghề để kiếm sống.

May mắn mỉm cười, Khởi được nhận vào làm biên kịch cho một hãng phim tư nhân với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền mơ ước của nhiều sinh viên mới ra trường. Nhưng rồi, Khởi đi đến một quyết định mà không một ai dám nghĩ tới: về quê sản xuất sách giáo dục dành cho trẻ em.

“Sau khi phẫu thuật tim tôi quyết định về quê. Nhà chỉ có 2 mẹ con nên phải dựa vào nhau để sống. Tiền có kiếm được nhiều đến đâu cũng không bằng tình cảm gia đình”, Khởi cho hay.

Khởi nhận thấy ở quê có rất nhiều giấy bìa, vỏ hộp, bao bì bánh kẹo, thuốc Tây,… bị mọi người vứt bừa bãi. Nhớ về quãng thời gian từng làm thêm tại một trường mầm non Quốc tế, Khởi nảy sinh ý định: Sản xuất sách giáo dục, sách truyện dành cho thiếu thi từ 2 đến 10 tuổi từ vật liệu tái chế bằng phương pháp thủ công.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 2.
Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 2.

Toàn bộ nguyên vật liệu là từ giấy phế liệu rồi cắt thành các hình minh họa

“Hiện trên thị trường có khá nhiều sản phẩm sách truyện dành cho thiếu nhi, nhưng phần lớn được làm từ vật liệu tái chế công nghiệp. Vì vậy, tôi muốn sản xuất ra một dòng sản phẩm đặc biệt với những cuốn sách được làm bằng phương pháp thủ công”, Khởi cho hay.

Tất nhiên ý tưởng đó đã vấp phải sự phản đối của bạn bè, người thân, ngay đến cả ngân hàng cũng từ chối cho Khởi vay vốn vì nghi ngờ hiệu quả mà dự án mang lại.

Tạo việc làm cho người tàn tật

Nhưng trong lúc Lê Thị Khởi khó khăn nhất thì người mẹ đã ở bên vỗ về, động viên. “Gần 5 năm ra trường, toàn bộ tiền tiết kiệm tôi chủ yếu dùng để chữa bệnh cho hai mẹ con nên gần như không còn đồng nào. Vì vậy, tôi mới bàn với mẹ bán một phần đất, không ngờ mẹ đồng ý”, Khởi kể.

Một điều tích cực khác cũng giúp Khởi tự tin vào kế hoạch của mình đó là sự hỗ trợ từ bà con lối xóm. Như tại thời điểm này, khi biết Khởi làm sách từ phế liệu nên mỗi khi có sách, báo và bìa cũ mọi người lại tập hợp đem cho Khởi sử dụng.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 3.

Mỗi cuốn sách không hề giống nhau

Các cuốn sách của Khởi được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo minh họa là những hình ảnh được cắt từ các loại giấy phế liệu. Điều đặc biệt là với cách làm thủ công này thì mỗi cuốn sách dù nội dung giống nhau nhưng cách trình bày hoàn toàn khác nhau.

Khởi còn lồng ghép thông điệp bảo vệ môi trường vào sách để nhằm giáo dục nhắc mở mọi người có trách nhiệm với môi trường sống, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành động của người đọc.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 4.

Những cuốn sách được trình bày bằng tiếng Anh

“Dự án của tôi nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính là làm giảm lượng rác thải vào môi trường. Từ đó giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tạo điều kiện công ăn việc làm, cơ hội hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ”, Khởi chia sẻ.

Phần ý tưởng, lên nội dung, trình bày do Khởi trực tiếp làm. Phần kẻ vẽ, tạo hình sách, tìm và cắt dán các hình minh họa do các công nhân là những người khuyết tật đảm nhận. Mặc dù bây giờ Khởi chỉ có thể trả mỗi người 1 triệu đồng/tháng nhưng ai cũng cảm thấy phù hợp.

“Cả hai bác đều ở trong xóm, tôi thấy các bác ở nhà không làm việc gì nên gọi các bác sang cùng làm, vừa có thu nhập lại có việc mà làm. Tất nhiên lúc đầu rất khó khăn, hướng dẫn làm quen và thực hiện đúng ý đồ mình đề ra khá mất thời gian. Nhưng may là sau 2 tháng cầm tay chỉ việc thì thao tác của các bác giờ khá tốt”, Khởi nói.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 5.

Các nhân công là những người khuyết tật…

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 6.

… nhưng động tác khá thuần thục

Ông Phạm Xuân Thái (SN 1952, một trong hai người khuyết tật) vừa cắt vừa nói: “Tôi vừa già lại đau yếu nên đi đâu cũng chả ai nhận, vậy nên cháu Khởi mới gọi sang làm. Công việc thì không hề vất vả nhưng đòi hỏi sự khéo léo, lúc đầu tôi thấy khó vô cùng, giờ đây thì đã có thể cắt dán thành thạo. Tôi không biết mọi người chê cười cháu Khởi cái gì, nhưng ở độ tuổi như con bé mà tạo được cơ sở như thế này không phải ai cũng làm được đâu”.

Theo kế hoạch của Khởi, cô sẽ sản xuất 20 đầu sách với số lượng 1.000 cuốn. Khi đã đủ số lượng như dự tính, Khởi sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để tổ chức các cuộc triển lãm, các chiến dịch truyền thông để giới thiệu đến khách hàng.

Cô gái Nghệ An từ bỏ mức lương 15 triệu để về quê tạo công việc cho người khuyết tật - Ảnh 7.

Sản phẩm do người khuyết tật làm

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng với nghị lực của một người từng vượt qua cửa tử, Khởi tin tưởng dự án của mình sẽ thành công. Bởi không chỉ mình cô mong chờ mà cả những người khuyết tật cũng đang hi vọng một tương lai mới.