Cơ hội cho “xương thủy tinh”

Đi, đứng, bơi lội, tập yoga một mình… Những hoạt động vốn chỉ có trong giấc mơ của những cô cậu bé không may mắc bệnh “” nay đã trở thành quen thuộc trong tiến trình (Q.12, TP.HCM).

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-1Với những dụng cụ trợ giúp đơn giản như trái banh cao su, Nguyễn Thị Nhã Trúc (4 tuổi, quê Quảng Nam) đang bước từng bước đến giấc mơ: đứng dậy và đi thẳng.

Từ một ý tưởng tình cờ khi ông Tôn Thất Hưng, giám đốc Làng cá sấu hoa cà, đọc bài viết về một bệnh nhân “xương thủy tinh” (hội chứng tạo xương bất toàn – xương bị mất collagen để có thể vững chắc) và liên hệ đến cao xương cá sấu mà ông sản xuất chứa toàn collagen, đến nay qua bốn năm liệu trình chữa trị kết hợp thuốc + dinh dưỡng + tập luyện + tinh thần của chương trình “Kim cương tươi đẹp” đã và đang được Viện y dược học dân tộc TP.HCM theo dõi, khảo sát, nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng báo cáo khoa học.

“Chúng tôi tin rằng khả năng chữa được bệnh tạo xương bất toàn, dù kết quả còn tùy thuộc vào thể bệnh nặng, trung bình hay nhẹ, đã đến rất gần trong tầm tay con người” – bác sĩ Trần Văn Năm, phó viện trưởng Viện y dược học dân tộc TP.HCM, nói.

Các bác sĩ chuyên khoa ở nhiều nước trên thế giới đã đến tham quan, tìm hiểu với đầy những câu hỏi ngạc nhiên.

Con đường để trở thành một phương pháp trị liệu mới còn ở phía trước, nhưng những nụ cười sảng khoái, những bước chân dần vững chãi, những cú rướn người, vung tay ngày càng giàu lực của các cô cậu bé “thủy tinh” đang hứa hẹn một cơ hội có thật.

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-2“1, 2, 3… Cố lên” – động tác số 2 trong bài tập giúp chân duỗi thẳng và cứng chắc

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-3Hít thở, tập yoga

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-4Bé trai Lê Hoài Thương (4 tuổi, Bến Tre)

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-5Cô Đặng Nguyễn Kim Ngân dìu em Lưu Quốc Minh (13 tuổi, quê Tiền Giang) tập đi từng bước chập chững

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-6Khó thể tưởng tượng những cô cậu bị “xương thủy tinh” lại có thể sảng khoái vùng vẫy trong bể bơi

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-7Chế độ ăn của các em được lập ra một cách khoa học

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-8Một số em trong làng đã có thể mặc bộ đồng phục học sinh đến trường, tự phục vụ sinh hoạt cá nhân

co-hoi-cho-xuong-thuy-tinh-9Cô Phan Thị Minh Nguyệt đút ăn cho bé Trương Hải An (2 tuổi) được bố mẹ ở Đức gửi về trung tâm ba tháng nay.

Công nhân cụt chân, câm điếc 12 năm quét rác không nghỉ một ngày

Suốt 12 năm, ngày nào ông Shang Wuyi cũng đi làm từ 4h sáng, dù trời nắng hay mưa, thậm chí tuyết rơi dày. 

Ông Shang Wuyi, một công nhân quét rác 46 tuổi, khiến nhiều người nể phục bởi sự tận tụy với nghề và chưa bao giờ để cho những khiếm khuyết trên cơ thể ngăn cản mình trở thành một nhân viên mẫn cán.

Suốt 12 năm, ngày nào ông Shang cũng đi làm từ 4h sáng, quét rác trên các con phố ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Dù nắng hay mưa, thậm chí tuyết dày, ông chưa bao giờ nghỉ dù chỉ một ngày. Theo Asia One, ông Shang bị cụt một bên chân và câm điếc bẩm sinh.

Chia sẻ với People’s Daily Online, Shang cho biết ông thích làm việc vì ông sinh ra vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Vợ ông là bà Wang Yaqin cũng là một công nhân quét đường.

Ông Shang được ca ngợi bởi sự mẫn cán, tránh nhiệm cao trong công việc. 
Ông Shang được ca ngợi bởi sự mẫn cán, tránh nhiệm cao trong công việc.

Theo bà Wang, chồng bà và em chồng đều bị điếc bẩm sinh do bị di truyền từ mẹ. Năm lên 7, ông Shang bị tàu đâm và phải cắt cụt một bên chân.

Cặp vợ chồng kết hôn đã 21 năm và trước ca làm, bao giờ họ cũng đến sớm 30 phút. Mỗi khi vợ ốm hay nghỉ một ngày, ông Shang sẽ dậy và đi làm từ 3h sáng để đảm bảo hoàn thành công việc. Dù có vất vả khó khăn ra sao, bà Wang cho hay cuộc sống của vợ chồng bà phụ thuộc vào công việc quét rác này.

“Dù ông ấy không thể nói ra, tôi biết ông ấy trân trọng công việc này nhiều lắm”, bà Wang chia sẻ. “Ông ấy biết mình tàn tật, vì thế nên nếu muốn giữ việc, ông sẽ phải nỗ lực và chăm chỉ hơn những người bình thường”.

Biết mình câm điếc lại cụt chân nên ông Shang luôn nỗ lực hơn người bình thường để giữ việc. 
Biết mình câm điếc lại cụt chân nên ông Shang luôn nỗ lực hơn người bình thường để giữ việc.

Sự tận tụy, trách nghiệm với nghề của ông Shang cho thấy tàn tật không phải là một trở ngại đối với những người có quyết tâm.

Ông Shang cũng trở thành nguồn cảm hứng đối với những , để họ nhắc nhở bản thân rằng khiếm khuyết trên cơ thể không ngăn cản được họ làm việc, học tập, nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống.

Thầy giáo xứ Thanh bất chấp tất cả để cưới cô gái bị liệt hai chân

Tình yêu mãnh liệt của người thầy trẻ dành cho cô vợ liệt hai chân khiến dân mạng cảm phục.

Làm vợ, làm mẹ đối với một cô gái bại liệt, quanh năm đau ốm như Trương Thu Hương (Nghệ An) là một ước mơ xa xỉ. Vẫn khát khao, vẫn trông ngóng từng ngày đấy nhưng hoàn cảnh hiện tại khiến cô không dám có một phần hy vọng.

Cuộc sống của cô gái xứ Nghệ vẫn sẽ mãi như thế, ngày ngày nương dựa vào chiếc xe lăn mà tủi phận nếu như không bất ngờ quen người thầy trẻ vào mùa xuân hai năm trước…

“Yêu thì cưới, có gì đâu to tát”

Thu Hương từng là một cô gái mơ ước của nhiều người: là sinh viên đại học, gương mặt khả ái, năng động, đảm đang, giỏi kiếm tiền… Năm 2011, trong một lần đi làm thêm, cô bị ngã và hỏng mất đôi chân.


Thầy giáo cưới cô gái bại liệt bất chấp mọi khó khăn

4 năm gắn liền với chiếc xe lăn, Hương đã xác định cuộc đời mình từ đây mãi vô vị như thế. Nào ngờ, cô lại gặp được Công Chính (sinh năm 1987, Thanh Hóa) và tương lai thay đổi từ đó.

Chính từng tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, khoa Hóa. Vì bẩm sinh bị yếu một mắt và một chân nên anh mở lớp ôn thi tại nhà, mỗi năm là thầy giáo của hàng trăm học sinh lớn, nhỏ.

Cả hai quen nhau qua Facebook, cảm mến nhau từ những mẩu chuyện vu vơ đến câu chuyện về cuộc đời, số phận. Chính biết Hương bị liệt, Hương biết Chính dù có phần yếu ớt nhưng chưa chắc đã đến lượt mình yêu thương.

Đâu ai ngờ, thầy giáo trẻ lại là người yêu trước và tình yêu của anh mãnh liệt đến không ngờ. Yếu một mắt, một chân, nhà lại cách nhau hàng trăm cây số nhưng Chính vẫn xách xe máy tìm đến tận nhà Hương gặp mặt.

Lần gặp đầu mừng mừng, tủi tủi lại thêm chút e ngại nhưng giữa họ tuyệt không có sự đắn đo. Cả hai như thỏi nam châm trái dấu, hút nhau mạnh mẽ. Suốt một năm trời, bất chấp nắng mưa, giá lạnh, Chính vượt hàng trăm cây số đến thăm Hương 2, 3 lần/tuần. Một con số khiến chính người trong cuộc cũng giật mình khi nghĩ lại.

Rồi Chính không muốn có những cuộc gặp chớp nhoáng rồi vội vã tạm biệt như thế nữa, anh ngỏ ý cưới Hương. “Một kẻ yếu ớt cưới một người bại liệt, mới nghĩ thôi đã ra một núi khó khăn”, Hương nói. Thế nên, họ bị phản đối kịch liệt.

“Mình bị liệt, đề kháng yếu nên ốm quanh năm, ở viện nhiều hơn ở nhà. Bố mẹ lo mình làm dâu khổ cực. Còn anh ấy, dù không khỏe mạnh như người bình thường nhưng cũng lành lặn, nghề nghiệp ổn định, dĩ nhiên bố mẹ không muốn anh cưới người bại liệt”, Hương giải thích.


Sự đảm đang của Hương khiến chính chồng cũng phải bất ngờ

Nhưng càng cấm lại càng yêu mà tình yêu này lớn đến nỗi chẳng ai lỡ can ngăn tiếp. Cuối cùng, vào đúng mùa đông năm 2016, cặp đôi chính thức về chung một nhà. “Yêu thì cưới, có gì đâu to tát”, ấy là cách Chính trả lời mỗi khi phải nghe câu hỏi: “Mi nghĩ sao rước người bại liệt về làm vợ?”.

9 tháng 10 ngày chịu đau đớn để sinh con

Cuộc sống sau hôn nhân của Chính và Hương cũng giản dị, đời thường như các cặp vợ chồng khác. Chính mở lớp ôn thi tại nhà, Hương cũng xoay sở buôn bán online để kiếm thêm.

Có một điều chính anh cũng không ngờ được là Hương lại tài giỏi và đảm đang đến thế. Liệt hai chân nhưng cô vẫn chẳng kiêng nể việc gì, từ giặt giũ, nấu cơm đến đóng hàng… Những ngày bị loét, không ngồi được xe lăn, cô vẫn nằm úp làm mọi việc.

Vợ chồng Chính ở cùng bố mẹ, được ông bà đỡ đần không ít việc. Kể từ khi về một nhà, mối quan hệ giữa Hương và mẹ chồng tốt lên nhiều, thậm chí, còn thân thiết hơn cả mẹ con gái. “Đó là điều tôi hài lòng nhất, mà cho đến giờ, tôi không có phút nào phải hối hận khi lấy cô ấy làm vợ”, Chính nói.


Đứa trẻ đến từ thiên đường là sợi dây kết nối cặp vợ chồng trẻ

Hạnh phúc lên đến tột đỉnh khi cuối năm 2016, Hương mang bầu. 9 tháng 10 ngày mang thái là quãng thời gian hồi hộp, hạnh phúc nhất của hai vợ chồng và cũng là thời gian nhiều đau đớn nhất của riêng Hương.

Hương vốn phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên để ngăn những cơn đau lở loét nhưng từ ngày mang bầu cô từ chối tất cả. Có những đêm đau đớn, vật vã, khóc đến cạn nước mắt, hai vợ chồng vẫn gắng xoa xuýt, động viên nhau, tất cả chỉ để con được khỏe mạnh chào đời.

Đứa trẻ được sinh ra là điều nằm ngoài dự tính của hai vợ chồng bởi trước đó, chẳng ai dám nghĩ một cô gái quanh năm đau ốm như Hương lại có thể sinh con. Họ gọi đó là đứa trẻ đến từ thiên đường, là món quà cho bao nhiêu năm vun vén tình yêu của Hương và Chính.

“Trước khi cưới chúng tôi đã xác định cả rồi, không dám mơ làm cha, làm mẹ. Vậy mà một ngày Hương lại bảo cô ấy có bầu và giờ lại lớn thành đứa trẻ hơn 1 tuổi. Chúng tôi vẫn may mắn lắm”, người thầy trẻ hạnh phúc nói.

Biểu dương người khuyết tật biết vươn lên trong cuộc sống

Mới đây, nhân kỷ niệm Ngày quốc tế  (3.12), Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị biểu dương  tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Hàng chục người khuyết tật được biểu dương trong tỉnh Đồng Nai ở nhiều độ tuổi, nhiều dạng khuyết tật, làm nhiều công việc khác nhau, nhưng có nhiều cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Nhiều người trong số họ là trụ cột gia đình, là chủ cơ sở, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người khuyết tật khác, là tấm gương sáng về “tàn nhưng không phế” để những người khác noi theo.

Để hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, đã có nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, trong đó có việc trợ cấp thường xuyên, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, trợ giúp pháp lý… Tuy nhiên, hiện số lượng người khuyết tật được học nghề, tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn thấp; người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục còn hạn chế; việc tiếp cận các công trình xây dựng công cộng còn nhiều khó khăn.

Thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ kinh phí, phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp cho trẻ khuyết tật học tập, hòa nhập cộng đồng; cải tạo và nâng cấp các công trình công cộng, giao thông, phương tiện giao thông công cộng, giúp người khuyết tật tiếp cận tốt hơn; đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, quan tâm, chia sẻ, động viên để người khuyết tật có động lực vượt qua khó khăn…

Cụ bà 76 tuổi hàng ngày đẩy xe lăn 15 dặm đưa cháu đi học suốt 4 năm

 xảy ra ở tỉnh Guangxi, Trung Quốc. Chỉ cần đứa cháu tật nguyền được đi học, chẳng có gì là cụ Shi Yuying 76 tuổi không thể làm. Hàng ngày cụ đi đi về về đến 8 lần đẩy cháu trên chiếc xe lăn đưa đến trường học rồi lại đón về. Và cụ sẽ vẫn tiếp tục làm điều đó đến chừng nào còn đi được.

 76 tuổi hàng ngày đẩy xe lăn đưa cháu đi học

Jiang Haowen, đứa cháu 9 tuổi của cụ Shi được chẩn đoán bị bại não từ năm 2 tuổi, cha mẹ cậu bé ly dị sau đó vài năm. Mẹ cậu bé đã tái hôn vài lần còn cha thì đi làm việc ở Guilin để nuôi Jiang Haowen và trả chi phí chữa bệnh cho cậu bé. Jiang Haowen vì thế do bà chăm sóc. Bà không chỉ đẩy Jiang đi học vài lần mỗi ngày, mà còn xoa bóp chân tay, chuẩn bị đủ loại thảo dược cho Jiang với hy vọng tình hình của cháu sẽ khá hơn, bà cũng là người hỗ trợ Jiang tập đi.

Trường của Jiang cách nhà 1,86 dặm nhưng ngày nào bà cũng đưa đón Jiang tới trường, tổng cộng 8 lần. Bà đưa Jiang đến trường từ sáng, đón buổi trưa, đưa đi buổi chiều rồi lại đón buổi tối. Tổng cộng mỗi ngày bà đi bộ 15 dặm (24 km), một nửa trong hành trình đó bà còn đẩy xe lăn. Nhưng bà chẳng bao giờ phàn nàn cả.

“Chỉ cần tôi còn đẩy được, thì chúng tôi phải kiên trì”, bà nói.

Cùng với sự giúp đỡ của bà, Jiang đã có những tiến bộ đáng kể, cậu bé học đứng thẳng và thậm chí đi được đoạn ngắn nếu có người đỡ. Cậu bé vẫn gặp vấn đề khi cầm bút nhưng rất thông minh và đặc biệt thích học Toán.

Gia đình mang nợ khá nhiều vì việc điều trị của Haowen nhưng đối với người bà 76 tuổi, chỉ cần cháu có tiến bộ và được học hành, mọi việc còn lại đều không quan trọng.

Kỹ sư khiếm thị người Việt duy nhất tại Grab

 là một trong 8 người được tuyển vào Grab trong đợt của mình, loại bỏ gần 400 ứng viên khác.

Singapore là nơi duy nhất Nguyễn Giang tìm thấy sự bình yên. Anh thích đi dạo giữa rừng cây um tùm, lắng nghe tiếng chim kêu.

Băng qua khu công viên thiên nhiên Bukit Timah Nature Reserve cùng đám bạn, Nguyễn Giang kể cho họ nghe về chuyến thăm gần đây của một cô gái người Việt. “Không phải hẹn hò tình cảm gì đâu nhé”, anh nói.

Một người trong nhóm bạn bảo Giang kể thêm về cô gái. “Giá như chúng tôi hẹn hò thật”, Giang trả lời cùng tràng cười khúc khích. Hơn 20 tuổi và bị khiếm thị, tính cách hóm hỉnh giúp Giang vượt qua nhiều mặc cảm xã hội để đạt được vị trí hiện tại.

Ky su khiem thi nguoi Viet duy nhat tai Grab hinh anh 1
Nguyễn Giang,  làm việc cho Grab. Ảnh: ChannelNewsAsia
Phong cách sống tích cực giúp Nguyễn Giang vượt qua hàng loạt cuộc phỏng vấn, những bài kiểm tra lập trình, trở thành lập trình viên khiếm thị mang quốc tịch Việt Nam đầu tiên tại Grab.

“Anh ấy còn là lập trình viên khiếm thị đầu tiên tại Singapore nữa”, Ông Ken Chua, giám đốc một tập đoàn công nghệ nhắm tới sản phẩm dành cho  nói.

Không muốn trở thành cá thể đặc biệt

Nguyễn Giang hiện là  và lập trình viên tại Grab, công ty cung cấp dịch vụ taxi hàng đầu Đông Nam Á. Giang chuyên lập trình các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android cũng như viết nhiều app hỗ trợ người dùng khiếm thị như mình.

Đối với Giang, điều anh làm chẳng có gì to tát. Giang tâm niệm khiếm khuyết của bản thân là động lực giúp anh vượt lên.

“Tôi chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường, làm những gì mình thích. Tôi không muốn trở thành một cá thể đặc biệt chút nào”, Giang nhấn mạnh.

Ky su khiem thi nguoi Viet duy nhat tai Grab hinh anh 2
Nguyễn Giang luôn thử thách bản thân và nỗ lực hết mình. Ảnh: ChannelNewsAsia
Giang lớn lên trong một gia đình gồm 4 người tại TP.HCM. Khiếm thị dường như không phải trở ngại to lớn của Giang trên con đường học tập.

Thời cấp 3, Giang không chút hứng thú với việc học. Cậu chỉ thích dành thời gian cho những trang sách và chơi bời cùng đám bạn.

Sau đó, Giang nhận ra anh đang dần áp đặt định kiến xã hội Việt Nam lên chính mình đó là: người khuyết tật thì “chẳng thể làm nên cơm cháo gì”. Giang quyết định phải “tạo nên đột phá” bằng sự nghiệp của mình, nhờ lời động viên của một người bạn khiếm thị khác tên Nam.

Những thành tựu đầu tiên 

Thành tựu đầu tiên mà đôi bạn khiếm thị đạt được là vượt qua kì thi Đại học và được nhận vào Đại học Quốc tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM. Họ là hai thí sinh khiếm thị duy nhất của trường lúc bấy giờ.

Nguyễn Giang tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành khoa học máy tính nhờ vào bản tính cần cù và niềm đam mê với toán học. Nhà trường cùng với bố mẹ giúp đỡ Giang nhận học bổng để tới Singapore tu nghiệp và làm việc.

Ky su khiem thi nguoi Viet duy nhat tai Grab hinh anh 3
Với sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường, Nguyễn Giang được học bổng tới Singapore. Ảnh: ChannelNewsAsia
“Mọi người bảo tôi đó là một đất nước văn minh. Tôi chỉ biết lờ mờ rằng đó là trung tâm của Châu Á và nhân tài khắp nơi trên thế giới đều đổ vào đó. Thật là một cơ hội tuyệt vời”, Giang Nguyễn nói.

Lại là người bạn thân chí cốt của Giang khuyên anh nên tham dự buổi tuyển dụng của Grab. Cả 2 đều được chọn vào vòng phỏng vấn.

“Nếu bạn muốn đưa tiền cho tôi. Được thôi, hãy thuê tôi với giá nghìn USD, chứ không phải mấy đồng bạc lẻ”.

“Lúc ấy chúng tôi rất lo lắng, lỡ như họ bảo ‘này, bạn có biết lập trình không? Tôi không chắc là bạn có thể đâu’. May mắn thay, họ chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn”, Giang nhớ lại.

Lúc ấy, Giang đã hoàn thành khóa thực tập 3 tháng tại Intel và đang làm việc bán thời gian cho Captcha. Phong thái tự tin, lời lẽ lôi cuốn và tính cách hài hước là những gì mà bà Jessica McNaughton, phụ trách tìm kiếm tài năng cho Grab, nhớ được về Nguyễn Giang.

“Chúng ta có nên nhận anh ta không? Sau này làm việc chung với anh ta ra sao đây? Vị trưởng nhóm tuyển dụng hỏi và mọi người đều trả lời có”, bà McNaughton nói.

Trong số 400 ứng viên, Nguyễn Giang là một trong số 8 người được chọn vào làm chính thức.

Học cách thích nghi với môi trường mới

Từ khi Nguyễn Giang bắt đầu làm việc tại Grab từ tháng 2 năm nay, công ty phải bổ sung thêm một vài điều chỉnh nhỏ. Các nhãn dán Braillie được dán trên nhiều nút bấm thang máy của tòa nhà Cecil Court, nơi đặt phòng nghiên cứu và phát triển, nơi làm việc của anh.

Ngay cả chiếc máy pha cà phê, bàn làm việc, phòng ăn đều được dán nhãn Braillie. Từ khi chuyển đến Singapore, Nguyễn Giang cũng phải học cách thích nghi với văn hóa, môi trường sống nơi đây.

Ky su khiem thi nguoi Viet duy nhat tai Grab hinh anh 4
Chiếc máy pha cà phê tại Grab dành cho nhân viên khiếm thị duy nhất của Grab. Ảnh: ChannelNewsAsia.
“Ở Việt Nam, tôi băng qua đường bất chấp, vì nếu không thì phải chờ cả ngày mất”, Giang nói.

Ở Singapore, đường lộ không chỉ an toàn mà con người dường như thân thiện hơn hẳn. Điển hình là những tài xế xe bus luôn nhắc Giang xuống đúng điểm dừng, khác với quê nhà, nơi anh lúc nào cũng bị la mắng khi hỏi đi hỏi lại nhiều lần.

‘Đừng xem tôi như kẻ ăn xin’ 

Có một điều mà Giang không thích ở cả hai quê hương của mình là mọi người luôn cố gắng bố thí tiền cho anh, mỗi lúc Giang lướt ngang qua.

“Tôi muốn được đối xử bình đẳng như bao người bình thường khác, vì tôi có khả năng làm việc. Nếu bạn muốn đưa tiền cho tôi, được thôi, hãy thuê tôi với giá nghìn USD, chứ không phải mấy đồng bạc lẻ”, Giang nhấn mạnh.

Thậm chí bạn bè của anh còn đề nghị trả tiền ăn cho Giang. Đương nhiên, anh luôn luôn từ chối.

Biến thế giới trở nên thân thiện với  

Nơi đầu tiên mà Nguyễn Giang mong muốn thay đổi nhất đó chính là quê hương của mình, Việt Nam. Có rất nhiều ngân hàng ở đây không cho phép người khiếm thị được mở tài khoản ngân hàng, bởi vì họ cho rằng người mù không thể sử dụng ATM.

Trớ trêu thay, các giao dịch không dùng tiền mặt lại chính là cách tốt nhất để tránh nhầm lẫn hay hao hụt dành cho người khiếm thị. Chính vì thế, Nguyễn Giang quyết định thay đổi vấn đề này và anh ấy đã thuyết phục được kha khá ngân hàng làm theo.

Ky su khiem thi nguoi Viet duy nhat tai Grab hinh anh 5
Bạn bè đang giúp anh đọc bản thực đơn trong nhà hàng. Ảnh: ChannelNewsAsia
Nguyễn Giang dự định sẽ viết một hệ thống bản đồ mới trên Grab, dành riêng cho người khiếm thị, sau đó tích hợp lên màn hình chuyên dụng của họ.

“Tôi thích cảm giác mình có thể tạo ra được mọi thứ”, Giang giải thích về niềm vui lập trình của mình.

“Anh ấy luôn muốn ứng dụng của mình phải thân thiện và phù hợp với mọi người, kể cả người khiếm thị và Giang đã thực hiện được. Tôi rất ngạc nhiên không hiểu động lực ở đâu cho anh ấy năng suất làm việc như thế”, Javier Gomez, quản lý lập trình viên, người đã làm việc với anh nhiều năm cho hay.

Khi được hỏi về đời tư của mình, rằng Giang sẽ chọn kiểu bạn đời như thế nào để gắn bó, anh ngại ngùng trả lời: “Tôi thích nhất một cô gái cá tính độc lập và luôn tự cải thiện bản thân không ngừng, giống như tôi chẳng hạn”.

“Ông hoàng vật lý” và câu chuyện tình yêu vượt qua cả cái chết

 sống phi thường cùng tình yêu với người vợ đầu tiên đã giúp “”  làm nên những điều kì diệu khiến cả thế giới xúc động.

Cuộc sống đôi khi luôn tạo ra những tình huống mà không một nhà biên kịch nào có thể tưởng tượng ra được. Nhưng tự cổ chí kim, dù có bất cứ điều gì xảy ra, thì “tình yêu” và “điều kỳ diệu” dường như là 2 thứ luôn song hành cùng nhau.

Đó cũng là câu chuyện cuộc đời của nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking. Không chỉ được nhắc tới bởi trí tuệ uyên bác, nghị lực phi thường vươn lên thành nhà vật lý – thiên văn hàng đầu thế giới, người đời còn nhớ đến con người tài năng này với câu  yêu khiến cả thế giới xúc động.

Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 ở Oxford, Anh. Từ nhỏ, Hawking đã là một đứa trẻ vô cùng thông minh. Lớn lên, anh theo học khoa học tự nhiên và vật lý học tại Đại học Oxford.

Năm 1962, Hawking nhận thấy mình trở nên vụng về trong việc buộc giày và thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nói.
Trong dịp nghỉ Giáng sinh năm 21 tuổi, chàng sinh viên Đại học Oxford được mẹ thuyết phục đi khám. Một loạt các kiểm tra đã cho thấy kết luận đáng kinh ngạc về sự tiến triển của bệnh ALS – một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ, loại bệnh hiểm nghèo chưa tìm ra cách chữa. Chính bác sĩ cũng kết luận anh không thể sống quá 2,5 năm nữa.

Và thế là, tất cả những hứng thú của Hawking về lĩnh vực vũ trụ học, những kế hoạch cho tương lai đều trở nên vô nghĩa. Anh luôn tự giam mình trong phòng. Hawking tâm sự.

Tuy nhiên, tại nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng, chàng trai này đã nhìn thấy chút ánh sáng còn sót lại của một nguồn động lực không ngờ tới, đó là: Tình yêu.

Trước khi xảy ra chuyện, ông đã yêu Jane Wilde, cô nữ sinh cùng trường mê văn chương và rất xinh đẹp. Trong số biết bao chàng trai theo đuổi, Jane lại lựa chọn Hawking. Cảm phục tài năng và nghị lực của con người này, Jane hứa sẽ chăm sóc anh ngay cả khi tình trạng sức khỏe của anh xấu đi.

Trong tâm trạng héo hon bởi cái chết sắp đến, những suy nghĩ của Hawking bấy giờ tập trung toàn bộ vào vị hôn thê của mình. Anh muốn cưới cô trước khi chết, nhưng quy tắc xã hội yêu cầu anh phải là người có công việc ổn định.

Ở tuổi 22, Hawking đã tìm được mục tiêu khác cho mình. Để được kết hôn, Hawking cần một công việc; để có một công việc, Hawking cần một học vị tiến sĩ; để có được học vị tiến sĩ nghĩa là Hawking phải trở lại làm việc.

Năm 1965, Hawking công bố luận án Tiến sĩ của mình. Tác phẩm này đã tạo ra sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới về vũ trụ học và tạo ra một sự nghiệp vững chắc cho Hawking.

Ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ, Hawking không khó khăn để kiếm được một công việc tốt. Và không lâu sau, Jane Wilde đón nhận lời cầu hôn của Hawking trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Chính tình yêu dành cho khoa học cùng sự cổ vũ hết mình của Jane đã tiếp thêm sức mạnh cho Stephen Hawking để ông tiến lên phía trước và dành được những thành tựu không tưởng. Họ hạnh phúc ngắm nhìn ba đứa con – minh chứng cho tình yêu diệu kỳ của mình lần lượt chào đời.

Những năm về sau, đã có những lúc nguy cấp, bác sĩ hỏi Jane về việc chấm dứt các thiết bị duy trì sự sống của Hawking nhưng bà đều kiên quyết từ chối và ông đã sống sót, nhưng phải trải qua những ca phẫu thuật mở khí quản đòi hỏi chăm sóc điều dưỡng suốt ngày đêm và làm mất đi năng lực phát âm ít ỏi còn lại của ông.

Họ cứ thế bên nhau. Nhưng rồi, con thuyền hôn nhân của họ đã chòng chành trước sóng gió. Đó là khi Hawking trở nên ngày càng gần gũi với một trong số các y tá của ông, Elaine Mason.

Cuối cùng, Hawking và Jane chính thức ly dị vào mùa xuân năm 1995, sau đó tới tháng 9 Hawking kết hôn với Elaine. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân thứ hai này không mấy hạnh phúc.

Năm 2006, Hawking và Elaine lặng lẽ ly dị. Từ đó, Hawking nối lại quan hệ gần gũi hơn với Jane, cũng như các con và cháu của mình. Qua bao nhiêu trở ngại, họ lại trở về bên nhau.

Chiêm ngưỡng nhan sắc các người đẹp Hoa hậu Xe lăn Thế giới

Lần đầu tiên, cuộc thi  () được tổ chức. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các  tại cuộc thi dành để tôn vinh nhan sắc và sống.

Hoa hậu của cuộc thi Miss Wheelchair World 2017 là một sinh viên 23 tuổi đến từ Belarus. Cô gái trẻ có tên Aleksandra Chichikova đã trở thành Hoa hậu Xe lăn Thế giới đầu tiên. Đây cũng là năm đầu tiên cuộc thi nhan sắc cấp quốc tế được tổ chức dành cho những cô gái phải gắn bó cuộc đời với chiếc xe lăn.

Cuộc thi mang nhiều tính nhân văn này đã vừa được tổ chức ở thành phố Warsaw, Ba Lan vào tối thứ 7 vừa qua. Người đẹp Belarus – Aleksandra Chichikova – trở thành Hoa hậu; Á hậu 1 là Lebohang Monyatsi đến từ Nam Phi; Adrianna Zawadzinska đến từ Ba Lan là Á hậu 2. Cuộc thi được tổ chức với mục đích phá vỡ những rào cản, giới hạn đối với .

Người đẹp Belasrus - Aleksandra Chichikova (giữa) - đã trở thành Hoa hậu Xe lăn Thế giới đầu tiên. Hai bên là Á hậu 1 - Lebohang Monyatsi (phải) và Á hậu 2 - Adrianna Zawadzinska (trái).
Người đẹp Belasrus – Aleksandra Chichikova (giữa) – đã trở thành Hoa hậu Xe lăn Thế giới đầu tiên. Hai bên là Á hậu 1 – Lebohang Monyatsi (phải) và Á hậu 2 – Adrianna Zawadzinska (trái).
Hoa hậu 23 tuổi trong phần thi trang phục dân tộc, cô diện bộ váy truyền thống của phụ nữ Belarus.
Hoa hậu 23 tuổi trong phần thi trang phục dân tộc, cô diện bộ váy truyền thống của phụ nữ Belarus.
Đây là lần đầu tiên một cuộc thi nhan sắc cấp quốc tế được tổ chức dành cho những phụ nữ khuyết tật phải gắn bó cuộc đời với chiếc xe lăn.
Đây là lần đầu tiên một cuộc thi nhan sắc cấp quốc tế được tổ chức dành cho những phụ nữ khuyết tật phải gắn bó cuộc đời với chiếc xe lăn.

Hoa hậu Aleksandra Chichikova cho biết: “Tôi đã tự thuyết phục mình rằng cuộc đời tôi phải là minh chứng cho việc một con người vẫn có thể thành công, mạnh mẽ, sống có mục đích, xinh đẹp và hấp dẫn bất kể người đó phải di chuyển như thế nào.

“Tôi thực sự hạnh phúc khi được thấy mọi người thay đổi quan niệm và thái độ đối với người khuyết tật. Mọi người hãy nhìn nhận chúng tôi như những con người bình đẳng, không phải là những người bị khiếm khuyết”.

Aleksandra Chichikova là Hoa hậu Xe lăn Thế giới đầu tiên.
Aleksandra Chichikova là Hoa hậu Xe lăn Thế giới đầu tiên.
Các người đẹp tranh tài bằng sự lạc quan và tinh thần thiện chí.
Các người đẹp tranh tài bằng sự lạc quan và tinh thần thiện chí.
Aleksandra Chichikova xúc động trong giây phút đăng quang. Cuộc thi cấp quốc tế này được tổ chức sau bốn kỳ tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Xe lăn Ba Lan. Vừa qua, cuộc thi đã được tổ chức tại thành phố Warsaw, Ba Lan.
Aleksandra Chichikova xúc động trong giây phút đăng quang. Cuộc thi cấp quốc tế này được tổ chức sau bốn kỳ tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Xe lăn Ba Lan. Vừa qua, cuộc thi đã được tổ chức tại thành phố Warsaw, Ba Lan.
Á hậu 2 giúp Hoa hậu chỉnh lại vương miện trên mái tóc. Đối với họ, khi đã đến với cuộc thi, tất cả đều là người chiến thắng, và tất cả đều trong tinh thần “dự hội”.
Á hậu 2 giúp Hoa hậu chỉnh lại vương miện trên mái tóc. Đối với họ, khi đã đến với cuộc thi, tất cả đều là người chiến thắng, và tất cả đều trong tinh thần “dự hội”.
Ba người đẹp giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi.
Ba người đẹp giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi.

Các người đẹp sẽ trải qua các phần thi trang phục gồm trang phục truyền thống, trang phục dự tiệc cocktail và trang phục dạ hội. Ngoài ra, họ sẽ tham gia phần thi tài năng – nhảy đồng diễn với xe lăn. Có những thí sinh sẽ tự thao tác chuyển động với xe lăn của mình, và có những thí sinh sẽ nhận được sự trợ giúp của vũ công.

Ngoài ra, các người đẹp sẽ nói về những trải nghiệm của bản thân khi là một người khuyết tật, những thách thức trong cuộc sống của họ khi cuộc đời phải gắn bó với xe lăn.

Á hậu 1 của cuộc thi - người đẹp Lebohang Monyatsi đến từ Nam Phi.
Á hậu 1 của cuộc thi – người đẹp Lebohang Monyatsi đến từ Nam Phi.
Các người đẹp tham gia phần thi trang phục truyền thống. Trong ảnh là Adrianna Zawadzinska đến từ Ba Lan và Rajalakshmi SJ đến từ Ấn Độ.
Các người đẹp tham gia phần thi trang phục truyền thống. Trong ảnh là Adrianna Zawadzinska đến từ Ba Lan và Rajalakshmi SJ đến từ Ấn Độ.
Tại cuộc thi, các người đẹp cũng nói về trải nghiệm của cá nhân, những thách thức trong cuộc sống khi cuộc đời phải gắn bó với xe lăn. Trong ảnh là thí sinh Jennifer Lynn Adams đến từ Mỹ.
Tại cuộc thi, các người đẹp cũng nói về trải nghiệm của cá nhân, những thách thức trong cuộc sống khi cuộc đời phải gắn bó với xe lăn. Trong ảnh là thí sinh Jennifer Lynn Adams đến từ Mỹ.
Các cô gái còn thực hiện bài nhảy đồng diễn, có những người tự thực hiện các chuyển động với xe lăn, có những người nhận được sự giúp đỡ của các vũ công.
Các cô gái còn thực hiện bài nhảy đồng diễn, có những người tự thực hiện các chuyển động với xe lăn, có những người nhận được sự giúp đỡ của các vũ công.

Ngoài ba ngôi vị cao nhất của cuộc thi, Hoa hậu Xe lăn Thế giới còn có các giải thưởng phụ như Miss Individuality (Hoa hậu Cá tính), Miss Smile (Hoa hậu Nụ cười), Miss Personality (Hoa hậu Thân thiện).

Đại diện ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Hoa hậu Xe lăn Thế giới không chỉ nhấn mạnh vào diện mạo, đó không phải yếu tố quan trọng nhất dù có đưa lại những lợi thế cho thí sinh, chúng tôi tập trung đặc biệt vào cá tính của các cô gái, vào các hoạt động diễn ra trong cuộc sống thường ngày của họ”.

Người đẹp Priya Bhargava đến từ Ấn Độ và Alena Tiapkova đến từ Nga trong phần thi trang phục truyền thống.
Người đẹp Priya Bhargava đến từ Ấn Độ và Alena Tiapkova đến từ Nga trong phần thi trang phục truyền thống.
Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích phá vỡ những giới hạn đối với người khuyết tật.
Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích phá vỡ những giới hạn đối với người khuyết tật.
Cuộc thi mong muốn “truyền lửa” tới những phụ nữ khuyết tật rằng họ có thể trở thành bất cứ ai, làm được bất cứ điều gì họ muốn, và họ có quyền để được cảm thấy mình xinh đẹp, hấp dẫn.
Cuộc thi mong muốn “truyền lửa” tới những phụ nữ khuyết tật rằng họ có thể trở thành bất cứ ai, làm được bất cứ điều gì họ muốn, và họ có quyền để được cảm thấy mình xinh đẹp, hấp dẫn.

Vẻ đẹp “vầng trăng khuyết”: Cần tôn trọng những nỗ lực vươn lên từ chính người khuyết tật

Anh  – Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật VN – không chỉ là hiệp sĩ và anh hùng công nghệ thông tin, mà còn là “ông bầu” của những cuộc thi hoa hậu .

Vẻ đẹp vầng trăng khuyết: Cần tôn trọng thay vì thương hại - Ảnh 1.

Ban tổ chức cùng các thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu người khuyết tật VN – Vẻ đẹp  năm 2015 – Ảnh: NVCC

Gặp PV Tuổi Trẻ, anh Thanh hào hứng khoe mới lập được một xưởng sản xuất xe lăn. Hiện xưởng đã có 10 công nhân, mỗi tháng ra đời 100 xe, đều được tặng cho người khuyết tật.

Dù chỉ còn sống một hay hai năm nữa…

* Năm 2005 anh được tạp chí Echip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Năm 2007, Microsoft phong anh là Anh hùng công nghệ thông tin – IT Hero. Điều gì đã khiến anh gắn bó thành công với công nghệ thông tin như vậy?

– Tôi không phải là người học về công nghệ thông tin (CNTT) khi vào đại học mà học Đại học Luật Hà Nội. Nhưng năm 2001, khi tốt nghiệp cũng là lúc tôi phát hiện mình bị ung thư xương.

Sau thời gian đầu đoạn chi (loại bỏ một chân) khoảng hơn một tháng, hơn 10 tháng còn lại tôi phải ở trong viện để truyền hóa chất, phục hồi chức năng. Đó là quãng thời gian tôi tương đối rảnh và thấy rằng muốn sau này ra viện có thể hòa nhập cộng đồng được thì bắt buộc phải hiểu biết về CNTT. Đó sẽ là cách giúp tôi kết nối mọi người.

* Đó có thể coi là dấu mốc quan trọng thay đổi cuộc sống của anh?

– Thực ra thời tuổi trẻ ít ai nghĩ đến sứ mệnh của mình, nghĩ đến những câu hỏi mang tính chất triết học như “Tôi sinh ra để làm gì? Sau này tôi sẽ về đâu?”… Nhưng khi xảy ra biến cố lớn, tôi thường nghĩ đến những điều ấy.

Ngày đó, các bác sĩ tiên lượng tôi chỉ còn sống được 2 năm nữa. Khi học đại học tôi chủ yếu đi làm thêm kiếm tiền chứ không nghĩ đến công việc cộng đồng. Tôi gần như không bao giờ tham gia những chương trình tình nguyện do nhà trường phát động. Thay đổi lớn nhất là khi thành người khuyết tật là tôi tâm niệm dù chỉ còn sống được một hay hai năm cũng sẽ sống vì cộng đồng. Tôi sẽ dùng CNTT và hiểu biết pháp luật phục vụ cộng đồng.

Chính tình yêu CNTT đã giúp tôi rất nhiều trong những công việc đó.

Vẻ đẹp vầng trăng khuyết: Cần tôn trọng thay vì thương hại - Ảnh 2.

Anh Trịnh Công Thanh người được coi là “ông bầu” của những cuộc thi hoa hậu người khuyết tật – Ảnh: V.V.TUÂN

Đa dạng, khác biệt, chứ không đáng thương

* Động lực nào đã giúp anh vững vàng chiến đấu với ung thư?

– Tôi bị đẩy vào nghịch cảnh quá đột ngộtc. Các bạn khuyết tật bẩm sinh sẽ được thích nghi dần dần theo năm tháng với khuyết tật của mình. Còn tôi buộc phải tìm cách thích nghi.

Chiến đấu được với ung thư đã là điều kỳ diệu, nhưng suốt một năm sau đó tôi luôn sống cùng mặc cảm, tự ti vì người gầy, tóc rụng, chỉ còn một chân… Tôi ngại tiếp xúc với cả người thân. Đó là những ngày sốc, sợ, tự ti nhất trong cuộc đời tôi. Thời gian lầm lũi trôi qua, nhưng mỗi sáng mở mắt ra thấy mình còn sống là còn thêm một chút hi vọng.

Rồi tôi tự nhủ những ngày chiến đấu với bệnh tật là quãng thời gian khó khăn nhất trong đời, bản thân đã chiến thắng thì mọi chuyện đều có thể vượt qua được.

* Phải chăng dấu mốc quan trọng đó cũng là động lực để từ đó đến nay anh xây dựng nhiều dự án hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật?

– Đúng vậy. Khi trở thành người khuyết tật tôi mới tìm hiểu về cộng đồng này nhiều hơn. Những năm gần đây, mọi người mới thấy người khuyết tật ra ngoài, tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. Nhưng trước đây, vì nhiều định kiến và cơ sở hạ tầng ít được quan tâm nên người khuyết tật ít được hòa nhập xã hội.

Tôi thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều người khác, bởi trong thời gian điều trị bệnh, tôi đã học CNTT. Khi tôi ra viện cũng là lúc nở rộ các phong trào thành lập diễn đàn ở VN. Tôi lập Diễn đàn người khuyết tật VN từ đó.

Đó cũng là thời điểm chiến dịch truyền thông “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” do báo Tuổi Trẻ phát động đang lan tỏa mạnh mẽ, nên tôi bắt tay xây dựng tiếp trang web và diễn đàn ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Những kiến thức CNTT học được khi điều trị bệnh tôi tận dụng để tham gia các hoạt động vì người khuyết tật.

* Anh nói cộng đồng vẫn còn nhiều định kiến với người khuyết tật. Đó là những định kiến gì?

– Định kiến lớn nhất với người khuyết tật là nghĩ họ đáng thương, cần bao bọc chứ không coi đó là sự đa dạng của xã hội và cần tôn trọng sự khác biệt để họ được sống độc lập, tự mình vươn lên. Quan niệm phổ biến là luôn làm hộ, làm thay người khuyết tật.

Đành rằng người khuyết tật có những hạn chế nhất định do sự khiếm khuyết mang lại, nhưng rào cản vô hình và định kiến xã hội đó sẽ bị xóa nhòa bởi công nghệ 4.0 đang mở ra cơ hội lớn. Mọi người đều có cơ hội như nhau và sự chủ động, kiên trì sẽ mang đến thành công, chứ không phải sự may mắn. Người không khuyết tật làm được điều gì thì người khuyết tật cũng làm được điều đó.

Người khuyết tật luôn hết sức đam mê, coi trọng cơ hội nghề nghiệp, nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thì chắc chắn họ sẽ có năng suất lao động vượt bậc.

Vẻ đẹp vầng trăng khuyết: Cần tôn trọng thay vì thương hại - Ảnh 3.

Trịnh Công Thanh vừa mở xưởng sản xuất xe lăn tặng miễn phí cho người khuyết tật – Ảnh: V.V.TUÂN

Không chỉ là “cổ tích” 

* Anh cũng là người có ý tưởng tổ chức cuộc thi Hoa hậu người khuyết tật – Vẻ đẹp vầng trăng khuyết đầu tiên tại Việt Nam?

– Năm 2005, chúng tôi tổ chức một cuộc thi vui vẻ, khác lạ mang tên Vẻ đẹp trong sự đa dạng. Thí sinh tham gia cuộc thi là những phụ nữ nhiễm HIV, phụ nữ khuyết tật và những người hoạt động tình nguyện. Từ đó tôi ấp ủ ý tưởng sẽ tổ chức cuộc thi Hoa hậu người khuyết tật ở VN. Mãi đến năm 2013 cuộc thi mới được tổ chức lần đầu tiên.

Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì cuộc thi hai năm một lần và mở rộng độ tuổi thí sinh. Cuộc thi lần thứ 3 sẽ diễn ra đầu năm 2018 tại Hà Nội. Còn xa hơn, tôi mong muốn Hoa hậu người khuyết tật VN sẽ được tổ chức thường kỳ sau mỗi cuộc thi Hoa hậu VN. Cũng như trong thể thao, sau SEA Games là Paragames, sau Olympic là Paralympic…

Rồi đây, tôi mong mọi người sẽ đón nhận những cuộc thi sắc đẹp cho người khuyết tật như một điều đương nhiên, thay vì tò mò. Rồi đây, những câu chuyện của người khuyết tật sẽ trở nên bình dị, gần gũi, thân thiết… chứ không chỉ là những câu chuyện “cổ tích” vượt lên số phận hoặc  phi thường.

* Năm 2013 khi cuộc thi Hoa hậu người khuyết tật VN lần đầu tiên được tổ chức, rất nhiều hiệu ứng tốt được lan tỏa, song cũng có ý kiến cho rằng tổ chức thi hoa hậu người khuyết tật là phản cảm…

– Khi tổ chức cuộc thi lần đầu, bản thân tôi cũng chịu rất nhiều áp lực. Lâu nay, vấn đề người khuyết tật thường hay bị né tránh, nên thậm chí có người nói thi hoa hậu người khuyết tật là phản cảm.

Nhiều người hỏi tôi vì sao lấy tên là Vẻ đẹp vầng trăng khuyết. Tôi giải thích “trăng khuyết” không phải là khiếm khuyết mà chỉ là chưa tròn thôi. Vẻ đẹp vầng trăng khuyết chấm điểm thí sinh bằng nghị lực, trí tuệ, tài năng, khả năng đóng góp cho cộng đồng…

Sau đêm chung kết năm 2013, nhiều người đã nói với tôi rằng lúc đầu chỉ định đến xem một lúc rồi về, nhưng đã ở lại đến những phút cuối vì xúc động và khâm phục nghị lực của các thí sinh. Đó chính là vẻ đẹp của người khuyết tật.

Hoa hậu người khuyết tật Việt Nam 2012 Nguyễn Thị Ánh Ngọc:

Vượt qua giới hạn bản thân

Trước cuộc thi tôi chỉ là một sinh viên khuyết tật chăm chỉ đến trường, nỗ lực để hoàn thành chương trình học của mình một cách tốt nhất có thể với mong muốn ra trường tìm kiếm được việc làm, tự lo được cho bản thân. Nhưng sau khi đăng quang, tôi không chỉ biết đến cuộc sống của bản thân nữa. Tôi cố gắng để có thể giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình. Cuộc thi đã trao cho tôi cơ hội để thử thách và vượt qua những giới hạn của bản thân, để yêu thương nhiều hơn.

Vẻ đẹp thực sự

Năm 2007, anh Trịnh Công Thanh và Hoa hậu người khuyết tật VN 2005 Tạ Bích Hường nên duyên vợ chồng. “Chúng tôi đều tham gia hoạt động tình nguyện vì người khuyết tật, cảm mến và đến với nhau. Đó cũng không phải là tình yêu sét đánh mà trải qua rất nhiều thời gian” – anh Trịnh Công Thanh chia sẻ.

Chị Tạ Bích Hường nhớ lại: “Với vợ chồng mình, sự lãng mạn là những chuyến tình nguyện bằng xe máy lên Sóc Sơn, Ba Vì… Cùng với những người bạn cùng chí hướng, chúng mình đi tới trung tâm bảo trợ dành cho trẻ lang thang, những em bé chẳng may bị nhiễm HIV từ bố mẹ để thăm các em và hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần. Những kỷ niệm đẹp thực sự sẽ mãi không phai mờ…”.

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn

Một mắt hoàn toàn mất ánh sáng, mắt còn lại lờ mờ trong khoảng không gian hẹp, nhưng khiếm khuyết ấy chưa bao giờ cản trở Minh Thư vươn tới giải vô địch cờ vua Đông Nam Á. Đó là một nghị lực người ta khó lòng đặt tên được.

Năm 2013, tại Đại hội Thể thao dành cho người khuyết tật trẻ Châu Á, cô gái khiếm thị Nguyễn Thị Minh Thư (18 tuổi, quê ở Khánh Hòa) đã được xướng tên ở hạng mục huy chương Vàng môn cờ vua quốc tế. Hạnh phúc vỡ òa trên đất khách. Đó là kết quả mỹ mãn cho nỗ lực không ngừng nghỉ suốt nhiều năm ròng của cô.

Năm tháng tuổi thơ ngập chìm trong bóng tối

Lên 6 tuổi, vừa vào lớp 1, chưa quen hết mặt bảng chữ cái, Thư đã phải nhập viện vì chứng teo gai thị giác bẩm sinh. Gia đình thuần nông, vốn nghèo khó, anh Nguyễn Văn Hoàng (ba Minh Thư) lúc ấy phải vay mượn tiền để chạy chữa cho con gái. Nhưng rồi cuộc phẫu thuật thất bại, Minh Thư bị mất hoàn toàn ánh sáng mắt trái, mắt phải rơi vào tình trạng lờ mờ ở khoảng không gian hẹp.

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 1.

Cô gái khiếm thị Nguyễn Thị Minh Thư (18 tuổi, quê ở Khánh Hòa) được xướng tên ở hạng mục huy chương vàng môn cờ vua quốc tế năm 2013.

“Lúc ấy, mình phải nghỉ học giữa chừng. Có buổi nằm viện, thấy mấy đứa bạn chơi cờ, mình thấy thích nên cũng tập tành chơi. Vì đâu thể chạy nhảy bình thương được đâu nên cứ xem cờ vua là nơi giải tỏa nỗi buồn vậy” – Thư kể.

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 2.

Những tháng ngày chìm trong bóng tối khiến Minh Thư gặp vô vàn khó khăn

Năm 2010, Thư quyết định vào tận Sài Gòn theo học tại trường THPT Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Đó là bước ngoạt lớn nhất thay đổi cuộc đời của cô, Thư khẳng định chắc nịch với tôi như vậy.

“Bố mẹ đã buộc mình nghỉ học rồi, vì gia đình không trang trải đủ tiền học phí. Nhưng mình thì không chấp nhận số phận như vậy nên vẫn quyết tâm vào tận TP.HCM. Một mình ở nơi lạ lại không thấy đường nên thời gian đầu khó khăn lắm. Đi đường là cứ đâm cột điện, rồi đầu xe hoài,… riết rồi cũng quen, mình chưa bao giờ bỏ cuộc.”

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 3.

Tại ngôi trường này, Minh Thư đã được tiếp xúc nhiều hơn với bộ môn cờ vua để từ ấy có thể đạt nhiều giải cao trong các kì thi trong nước và quốc tế

Tại ngôi trường đặc biệt ấy, thầy cô đã cầm tay chỉ dạy cho Thư từng bài học đầu tiên về bộ môn cờ vua. Đầu năm 2013, Minh Thư đăng ký thi giải Thể thao Toàn quốc, và xuất sắc giành được huy chương vàng. Và cũng trong năm đó, cô gái trẻ lại tiếp tục khắc tên mình trên bảng vàng quốc tế với 2 huy chương vàng khác tại Đại hội Thể thao trẻ cho người khuyết tật Châu Á.

Thư bảo với tôi, đó là do may mắn. Nhưng tôi nghĩ, đó là kết quả mỹ mãn xứng đáng cho năm tháng Thư nỗ lực hết mình vì đam mê cờ vua.

Con đường chạm vào giải vô địch cờ vua Đông Nam Á

Câu chuyện của Thư là một kỳ tích. Nhưng cô chỉ bảo: “Mình không nghĩ nhiều đâu. Chỉ là lúc nhỏ thấy mấy anh chị Việt Nam thắng giải lại khoác quốc kỳ lên vai, tự hào hát quốc ca mà mình cứ lấy đó làm động lực, mong muốn một ngày được như thế.”

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 4.

Với những nỗ lực của bản thân, vượt qua rào cản khiếm khuyết để đạt được ước mơ của mình

Và cuối cùng, ước mơ của cô gái trẻ cũng trở thành hiện thực. Năm 2014, Thư lại tranh được một huy chương Bạc, một huy chương Đồng tại Para Games 7; 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc tại giải đấu Para Games 8 vào năm 2015. Và mới đây, 2017, Minh Thư lại tiếp tục ghi tên mình trên đấu trường quốc tế với huy chương vàng Paragame 9 tổ chức tại Malaysia. Tháng 7 vừa rồi, nhà nước chính thức phong tặng Huân chương lao động hạng 7 cho Thư.

“Đó là những món quà mà mình nghĩ mãi không bao giờ có được.” – Thư cười.

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 5.
Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 5.
Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 5.

Minh Thư đang theo học ngành Giáo dục tiểu học tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Hiện tại, Minh Thư đang theo học ngành Giáo dục tiểu học tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Ngoài đam mê cờ vua, cô gái trẻ còn nuôi một ước mơ to lớn hơn. “Ở quê Thư không có ngôi trường phổ thông đặc biệt nào cho những bạn bị khiếm khuyết. Vì vậy, mình cũng muốn sau khi học xong, sẽ trở về quê, xây dựng một ngôi trường cho những bạn có hoàn cảnh như mình. Các bạn sẽ có cơ hội được đi học, và thực hiện đam mê.” – Thư chia sẻ.

Hành trình chạm đến giải vô địch cờ vua Đông Nam Á của cô gái khiếm thị Sài Gòn - Ảnh 6.

Minh Thư nuôi ước mơ có thể xây dựng một ngôi trường phổ thông đặc biệt nào cho những bạn bị khiếm khuyết

Tại sự kiến OI (Orange Initiative – Sáng kiến màu cam 2018) được tổ chức vào ngày 13.1, Minh Thư đã tham gia giải đấu cờ vua giao hữu với nhiều bạn trẻ khiếm khuyết. Buổi thi đấu hôm ấy, không phải là một buổi đấu như thường lệ. Giữa 2 nước cờ trắng đen, Minh Thư đang tạo ra một sân chơi vui vẻ cho những bạn khiếm khuyết, để họ thêm tự tin hơn trong cuộc sống.