Chàng trai không bàn chân, bàn tay làm nên kỳ tích

Sinh ra bị mất cả đôi bàn tay, bàn chân và từng suýt bị chôn sống vì hủ tục của người Jrai, vượt qua tất cả, Nay  (ở Gia Lai) giờ đang là lập trình viên tại một công ty nước ngoài.

Dj Ruêng trong một lần tham gia dự án cộng đồng /// HOA NỮ

Dj Ruêng trong một lần tham gia dự án cộng đồng

Chàng trai giàu nghị lực

Gặp Dj Ruêng sau một năm cậu rời Đà Nẵng vào TP.HCM sinh sống một mình. Cuộc sống tự lập từ nhỏ nên mọi khó khăn với một người không bàn tay, bàn chân như cậu đã trở nên quen thuộc. “Từ nhỏ mình đã ít được gia đình quan tâm, bố mẹ đi làm cả ngày nên tự mình phải lo liệu cho bản thân. Rồi đi học cấp 3, học đại học đều xa nhà, cũng một thân một mình nên mình quen rồi”, Dj Ruêng chia sẻ.

Nhắc đến Dj Ruêng, mọi người không quên được cái ngày cậu trở thành tân sinh viên của Trường CĐ Công nghệ thông tin Đà Nẵng. Vì không ai dám tin được, cậu có thể vượt lên được nghịch cảnh để bám trụ với việc học đến ngày hôm nay.

Chàng trai không bàn chân, bàn tay làm nên kỳ tích - ảnh 1

Để nấu được một bữa ăn, Dj Ruêng mất hơn 2 – 3 giờ

Sinh ra trong gia đình có 8 anh chị em ở một vùng núi nghèo khó, nhưng có đến 3 người (trong đó có Dj Ruêng) bị nhiễm chất độc màu da cam từ người bố của mình. Một người anh của Dj Ruêng đã bị chôn sống vì hủ tục nơi cậu sinh ra. Vì vậy, sống được đến ngày hôm nay được xem là một đặc ân mà Dj Ruêng cho rằng đáng lý ra cậu cũng đã bị như anh trai mình nhưng nhờ bố đấu tranh nên mới được giữ lại.

Bây giờ, dù cuộc sống khó khăn nhưng dường như mọi thứ với Dj Ruêng cũng đã dần thành thói quen. Khó khăn nhất vẫn là những ngày đầu phải tập tành thích nghi với cuộc sống không bàn chân, bàn tay. Gian nan nhất là những lần tập kẹp bút bằng hai cổ tay để viết, rồi năm lớp 4 đã ngã không biết bao lần vì tập đi bằng đôi chân giả.

Nhưng những nét chữ nguệch ngoạc ngày nào vì chưa kẹp vững được cây bút, giờ đã viết nên bao nhiêu kỳ tích của cuộc đời chàng trai kém may mắn này. Rồi những lần đau như trời giáng vì ngã khi tập đi trên đôi chân giả, giờ đây, cậu đã vững vàng, vươn lên trong cuộc sống dù phía trước còn lắm gian nan.

Mong muốn giúp đỡ người yếu thế

Hiện nay, Dj Ruêng (26 tuổi) đang làm cho một công ty nước ngoài chuyên về thiết kế web và phần mềm tại TP.HCM. Hằng ngày, cậu di chuyển bằng 2 chuyến xe buýt từ quận 12 lên quận 3 làm việc.

Cuộc sống, công việc còn nhiều khó khăn khi tự mình bươn chải nơi xứ người. Nhưng Dj Ruêng vẫn luôn lạc quan vui sống. Cậu tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng với mong muốn cuộc sống của mình mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.

Dj Ruêng từng cùng nhóm bạn của mình lên ý tưởng và thành lập dự án Thư viện sách điện tử cho người khiếm thị Black And White. Với dự án này, các bạn đã xây dựng được thư viện sách với nhiều chủ đề trên nhiều định dạng khác nhau. Đó là những định dạng văn bản được Microsoft đọc được trực tiếp, và dạng audio cũng được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau,…

Chàng trai không bàn chân, bàn tay làm nên kỳ tích - ảnh 2

Công việc chính của Dj Ruêng hiện nay là lập trình web

Hiện nay, Dj Ruêng đang ấp ủ ước mơ thành lập một nhóm nghiên cứu và chế tạo những công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ cho người yếu thế, như cánh tay giả đa năng, xe lăn hiện đại,…

Không những thế, hằng năm vào mỗi dịp khai giảng, Dj Ruêng thường về quê để trao tặng những phần quà cho học sinh. Tại đây, không chỉ có những phần quà về vật chất, mà Dj Ruêng còn kể câu chuyện của cuộc đời mình cho các em học sinh nghe.

“Đấy là món quà tinh thần mà mình nghĩ rất cần thiết cho học sinh quê mình. Sinh ra ở vùng núi nghèo khó, các em dễ bị lung lay ý chí và nhiều cạm bẫy, hủ tục còn đang đè nặng”, Dj Ruêng bày tỏ.

Nghị lực phi thường của cậu bé tý hon ở Quảng Ngãi

13 tuổi nhưng cơ thể chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, hàng ngày cậu bé  ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cần mẫn đi bộ băng rừng, vượt đèo dốc 4 km đến trường học tập.

Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ rời làng mưu sinh ở Tây Nguyên,  bất hạnh, hàng ngày cậu bé Đinh Hoàng Khít (Quảng Ngãi) vẫn nỗ lực băng rừng đến trường học tập.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 1
Mồ côi cha từ thuở lọt lòng, sau đó mẹ cũng rời làng mưu sinh tận Tây Nguyên, nhiều năm qua,  Đinh Hoàng Khít nương tựa vào ông, bà ngoại. Họ sống trong căn nhà sàn truyền thống của đồng bào H’re trên quả đồi cao chót vót ở làng Bồ, thị trấn Di Lăng, huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi).

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 2
Năm nay, Khít tròn 13 tuổi nhưng chỉ cao 1 m, nặng 13 kg, học lớp 4, trường Tiểu học Di Lăng 2. Thể trạng nhỏ bé là vậy nhưng hàng ngày cậu học trò vẫn đều đặn đi bộ băng rừng, vượt 4 km đường đèo dốc hiểm trở đến trường học tập. Ông K’Tểnh (ông ngoại bé Khít) nhớ lại cháu trai lọt lòng mẹ bé nhỏ hệt như củ sắn còi cọc trên nương rẫy, khoảng 800 gram. Hàng ngày, cậu bé tý hon thức dậy sớm đi bộ qua nhiều quả đồi và đường mòn xuyên giữa rừng keo rậm rạp mất hơn 1 giờ mới kịp vào lớp vào đầu buổi sáng.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 3
Thầy giáo Phan Vũ Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Di Lăng 2 hướng dẫn cậu học trò nhỏ làm bài tập môn Tiếng Việt.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 4
Bé Khít cùng các bạn vỗ tay hát trong giờ học nhạc. “Hơn 10 năm giảng dạy cho nhiều học sinh ở huyện miền núi Sơn Hà, trong số đó cậu học trò tý hon này đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Vượt lên số phận bất hạnh, mỗi ngày em đi bộ vượt đường xa đến trường học tập hiếm khi nào nghỉ học hay trễ giờ. Em duy trì tinh thần say mê học tập được như vậy thật sự là ”, thầy Quang chia sẻ.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 5
Từ một cậu bé rụt rè, nhút nhát, sau 4 năm học tập ở trường Tiểu học Di Lăng 2, cậu học trò đặc biệt này đã trở nên tự tin hòa nhập, vui chơi với bạn bè cùng trang lứa.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 6
Không chỉ là một học sinh chăm ngoan, Khít còn là cầu thủ bóng đá nhanh nhẹn.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 7
Giờ tan trường của cậu học trò tý hon. Cô giáo Võ Thị Thanh Thủy, Hiệu phó trường Tiểu học Di Lăng 2, cho hay sau thời gian dài về làng vận động, tập thể giáo viên của trường đã thuyết phục được ông Đinh K’Tểnh cho bé xuống núi học tập. Hai năm đầu bậc tiểu học, ông cho cháu trai ngồi gọn trong giỏ xe đạp phía trước đưa đến trường. Sang năm học lớp 3, lớp 4 thì bé tự đi bộ đến lớp.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 8
Theo cô giáo Thủy, thời điểm vào lớp 1, cậu bé chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg, cơ thể tong teo ngồi lọt thỏm trong giỏ xe đạp khiến nhiều giáo viên và học sinh ngạc nhiên. Qua theo dõi bốn năm học, cậu bé hòa nhập nhanh với bạn bè, thể hiện rõ niềm say mê học tập.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 9
Cậu bé lễ phép chào ông ngoại sau giờ tan trường về nhà. Tuổi cao sức yếu, giờ đây vợ chồng ông K’Tểnh chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp chế độ chính sách thương binh sống qua ngày và nuôi cháu ăn học. “Thời điểm cháu ra đời, dân làng thấy cơ thể quá bé nhỏ nên bàn tán xôn xao cho rằng điềm chẳng lành. Tủi thân, buồn chán, cha mẹ cháu lần lượt rời làng để lại bé cho vợ chồng tôi chăm sóc, nuôi nấng nhiều năm qua”, ông xót.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 10
Dù không còn sử dụng nữa nhưng ông K’Tểnh vẫn giữ lại chiếc túi từng đưa tuổi thơ bé tí hon đi chơi khắp buôn làng như kỷ vật quý của đời mình.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 11
Thương cháu trai sớm chịu cảnh côi cút, bà Đinh Thị Ninh vừa là bà ngoại vừa vào vai là người mẹ hiền chăm sóc, nuôi nấng bé Khít.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 12
Kết thúc sau buổi học, với cậu bé tí hon, hạnh phúc nhất là được tắm giữa nguồn nước suối mát lành ở buôn làng. Nhiều lần ôm cháu đến các bệnh viện khám sức khỏe, các bác sĩ đều chung nhận định chưa phát hiện bệnh lý nào ở bé Khít.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 13
Nhiều khả năng nguyên nhân khiến các cháu chậm phát triển như vậy là do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc rối loạn nội tiết tố tăng trưởng ở tuyến yên. 13 tuổi nhưng bé Khít chỉ cao tương đương bằng bé gái 5 tuổi ở cùng làng.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 14
Theo hồ sơ tại địa phương, bé Khít đang hưởng chính sách nạn nhân ảnh hưởng di chứng chất độc da cam. Tròn 70 tuổi, ông K’Tểnh đau đáu âu lo một khi hai vợ chồng qua đời thì “cháu trai tội nghiệp” này không biết sẽ nương tựa vào đâu.

Nghi luc phi thuong cua cau be ty hon o Quang Ngai hinh anh 15
5 năm trước, các bác sĩ ghi nhận cậu bé tí hon này 9 tuổi nhưng chỉ cao 78 cm và nặng 8 kg. Các chuyên gia y tế phân tích, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh nội tiết khi tuyến giáp của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể. Đây là lỗi bẩm sinh trong chuyển hoá giáp trạng, hay thiếu iốt.

Chuyện về người thầy tật nguyền kỳ tài viết chữ bằng miệng

Theo thầy Phùng Văn Trường, việc giữ chắc bút trên miệng đã rất khó, nhưng việc di chuyển cây bút khéo léo đúng ý mình lại càng khó hơn.

Để “khuất phục” được cách viết bằng miệng này, thầy Phùng Văn Trường đã phải mất vài tháng trời liên tiếp. “Có đêm, tôi say sưa tập viết đến 3-4h sáng, nhìn dòng chữ ngày càng nắn nót, tôi thấy việc làm của mình dần có ý nghĩa”, thầy Phùng Văn Trường tâm sự.

Trong căn nhà cấp 4 tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, TP.Hà Nội), trên chiếc xe lăn, thầy Phùng Văn Trường vẫn say sưa giảng bài, nắn chữ cho hàng chục em học sinh trong thôn. Không dừng lại ở luyện chữ, giờ đây, lớp học của thầy còn giảng dạy những kiến thức về toán học, địa lý, xã hội và kỹ năng sống, nên lượng học sinh đến nhà thầy mỗi ngày một đông.IFrame

Trong tâm trí của người thầy khuyết tật ấy luôn ấp ủ ngày nào đó mở được một lớp học khang trang, để tiếp nhận nhiều hơn các em học sinh hơn, đặc biệt là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn như thầy. Với những học sinh đó, thầy không chỉ miễn phí tiền học, mà còn tạo điều kiện để chăm lo cho cuộc sống của các em.

Tiễn biệt “hoa mặt trời” của người khiếm thị

Nước mắt, nghẹn ngào, tiếc nuối… là cảm xúc của mọi người khi đến viếng chị  – Giám đốc  TPHCM,  đầu tiên ở Việt Nam. Chị qua đời sau tai nạn đột ngột vào ngày 25/4, hưởng dương 47 tuổi.

Ngày 27/4, lễ viếng chị Nguyễn Hướng Dương được tổ chức tại Thư viện  ở Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TPHCM. Chị là Giám đốc Thư viện Sách nói dành cho người mù ở TPHCM, là người truyền cảm hứng cho rất nhiều người về nghị lực, lẽ sống.

Năm 25 tuổi, sau một vụ tai nạn đường sắt, Nguyễn Hướng Dương bị cụt hai chân dưới gối. Thời gian dài sau đó, cô gái rơi vào tuyệt vọng “chỉ muốn chết đi còn hơn sống mà không có đôi chân”.

Nhưng chỉ 2 năm sau, cô gái trẻ trong cảnh tột cùng nỗi đau đó nhận ra thiệt thòi của những người khiếm thị, họ có thể bị mù thêm lần nữa khi khó có cơ hội tiếp cận với với sách. Chị đứng ra thành lập Thư viện sách nói dành cho người mù, cho đời hàng trăm ngàn băng sách nói dành cho người khiếm thị trong cả nước.

Chị vừa đảm nhiệm việc thu âm đưa sách tới người khiếm thị, vừa vận động kinh phí phát triển thư viện. Bên cạnh thư viện sách nói, chị Hướng Dương còn sáng lập học bổng Hướng Dương, học bổng Ánh Sen… cho học sinh thiếu may mắn.

Năm 2014, chị Nguyễn Hướng Dương ra sách cuốn tự truyện “Đứng dậy và bước đi” về hành trình vượt qua nỗi đau để tìm lại niềm vui sống, học cách chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh. Và hơn thế là hướng đến sống tích cực, lạc quan để giúp đỡ được nhiều người.

Những trang viết được viết từ cuộc đời thực với nỗi đau cơ thể đến nay vẫn còn hiện hữu với giọng văn dung dị, chân thực, gần gũi đưa người đọc trải qua những cảm xúc đau đớn, tuyệt vọng cho đến khi “giác ngộ” để đón nhận những cơ duyên và phép màu của cuộc sống.

Lễ viếng chị Nguyễn Hướng Dương, người thành lập thư viện sách nói đầu tiên dành cho người mù
Lễ viếng chị Nguyễn Hướng Dương, người thành lập thư viện sách nói đầu tiên dành cho người mù

Với những đóng góp của mình với cộng động người khiếm thị, chị Nguyễn Hướng Dương được Chủ tịch Nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì; Trung ương Hội Người mù Việt Nam trao tặng huy chương “Vì hạnh phúc người mù”…

Lễ truy điệu và động quan chị Nguyễn Hướng Dương diễn ra vào lúc 7h ngày 28/4, hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Đa Phước – Bình Chánh, TPHCM. Gia đình chị bày tỏ nguyện vọng người đến viếng không phúng điếu.

Chị Nguyễn Hướng Dương ở bìa tự truyện Đứng dậy và bước đi
Chị Nguyễn Hướng Dương ở bìa tự truyện “Đứng dậy và bước đi”

Cuộc sống như “đại gia” của chú lùn 26 kg

Cao 80 cm, sức chẳng bế nổi con, nhưng ở tuổi 34, anh Thu có công việc nuôi được vợ con và xây cả ngôi nhà 3 tầng khang trang.

Sửa điện thoại, đi ship hàng, xuống tận địa đầu Móng Cái nhập hàng về bán, hay trước đó đi miền Tây, lên Mường Nhé, ra các đảo lớn nhỏ như Tuần Châu, Quan Lạn (thuộc Quảng Ninh) diễn xiếc…, hầu như nơi đâu trên dải đất hình chữ S cũng có dấu chân của chàng lùn , người đàn ông chỉ cao bằng đứa trẻ lên một, còn cân nặng chỉ dao động từ 25 đến 28 kg bao năm nay.

Anh Thu bên người vợ kém 9 tuổi, con gái gần 2 tuổi và con trai 2 tháng tuổi. Ảnh: Phan Dương.
Gia đình anh Thu. Ảnh: Phan Dương.

Tới xã Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi nhà anh Thu, hầu như người nào cũng biết, nhiệt tình chỉ dẫn: “Chú lùn ảo thuật chứ gì. Cậu ấy xây nhà to lắm. Ngôi nhà 3 tầng chưa quét sơn ấy”. Len lỏi vào một con ngõ sâu, ngôi nhà của anh Thu hiện ra, bề thế đến mức ngỡ như bước nhầm vào nhà một vị đại gia nào.

Chủ nhân nhỏ bé nghểnh cổ nhìn qua cửa sổ. “Tôi cũng xem mình là đại gia. Tôi sinh ra không lành lặn nhưng cũng có một gia đình trọn vẹn, một vợ, hai con như bao người khác. Giờ đây tôi tự hào lắm”, anh tâm sự, đôi mắt ngời hạnh phúc nhìn sang người vợ trẻ đang cho con trai 2 tháng tuổi bú. Trong lòng anh, một bé gái bụ bẫm dụi bím tóc vào mặt bố. Với anh, có được gia đình trọn vẹn này còn hơn cả “trúng số”.

Chịu di chứng chất độc da cam, anh Thu sinh ra đã khiếm khuyết cơ thể, chân tay còng queo, đầu to hơn người, có lớn mà không cao. Bố mẹ nghèo, suốt ngày phơi mặt ngoài đồng để nuôi các con, chẳng có thời gian nào đưa đón Thu đến trường. Cậu bé “sọ dừa” ấy phải nghỉ học từ khi lên cấp hai. Suốt ngày quanh quẩn xó nhà, nghĩ đến viễn cảnh xa hơn muốn có đồng tiền để tiêu mà không được, Nguyễn Văn Thu quyết tâm trốn nhà ra đi. Năm đó anh mới chừng 16 tuổi.

Lần đầu tiên một mình đi ra khỏi huyện nhưng Thu chẳng sợ gì mà mua ngay một vé tàu Nam tiến. Những ngày đầu vào Sài Gòn, anh chơi công viên, ngủ ghế đá, ai cho gì thì ăn. Có lần mua đồ nghề đánh giày thì bị những đứa trẻ đường phố bắt nạt lấy sạch. Vào đó được chục ngày, Thu hết nhẵn 250.000 đồng tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam mang theo. May thay đúng lúc đó, anh được một đoàn xiếc nhận vào dạy nghề.

“Tôi học rất nhiều môn nhưng có năng khiếu với môn ảo thuật và xiếc”, anh cho hay. Sau ba năm bôn ba ở đây, Thu nhớ nhà quá nên quyết định về quê. Lúc này, ở tuổi 19, anh đã có một sổ tiết kiệm hơn 100 triệu giắt lưng.

Ngày anh trở về, cả gia đình vui quá đỗi. Thấy con rắn rỏi lên trông thấy, vợ chồng ông Thi vui lắm, song thương con nên họ khuyên không đi làm nữa. Anh Thu cũng nghe theo, suốt vài tháng liền chỉ quanh quẩn bốn bức tường và trông trẻ hộ.

Một ngày đầu tháng 8/2004, đoàn xiếc trung ương về đây diễn. Bị ánh đèn sân khấu thu hút, anh đã xin được đi theo. Kể từ đó, cái tên chú lùn Minh Thu cũng dần được nhiều người biết đến với các tác phẩm như nuốt lưỡi dao lam, ấp trứng nở thành gà, thổi lửa nuốt lửa…

Cách đây 3 năm, anh Thu được một nhà hảo tâm tài trợ một khoá học sửa chữa đồ điện tử. Kể từ đó, “chú lùn ảo thuật” bỏ nghề để làm một công việc ổn định hơn. Mùa thu năm ngoái, anh trở thành ông chủ cửa hàng buôn bán và sửa chữa đồ điện tử tại thị trấn Yên Viên (Hà Nội).

Nghị lực vươn lên của anh đã chinh phục được trái tim cô thiếu nữ Ngọc Mai, kém anh tới 9 tuổi. Chị Mai tuy không thể nghe, nói, nhưng có nước da rất trắng và khuôn mặt ưa nhìn. Bao lần cô thiếu nữ thướt tha đi bên chàng lùn, chân tay queo quắp đã bị ví như “Sọ Dừa” và “Bạch Tuyết”.

Thậm chí, khi chị Mai dẫn anh Thu về quê mình ở Hoài Đức (Hà Nội) ra mắt, gia đình chị từng nói: “Đũa mốc mà đòi mâm son”, rồi kịch liệt phản đối, bắt chị Mai bỏ đàn hát ở gánh xiếc về nhà, hòng chia tách đôi trẻ.

Gia đình anh Thu cũng không khá hơn. Lúc anh xin được cưới chị, bố mẹ nói: “Hai đứa đều là khuyết tật thì nuôi nhau sao được. Bố mẹ nay sống, mai chết, lúc đó thì ai nuôi hai đứa”.


Chú lùn chinh phục được “nàng Bạch Tuyết” bởi tài khéo ăn nói, diễn xiếc hay, chăm chỉ làm lụng.

Tình yêu dẫn lối, họ đã bắt sóng để đồng cảm, yêu thương nhau thì cũng cùng nhau thuyết phục được gia đình. Cuối năm 2009, đám cưới nhỏ mà vui được tổ chức. Nhiều đồng nghiệp ở đoàn xiếc cũng tới chung vui.

Chia sẻ về vợ, anh Thu nói, ngày anh vào đoàn xiếc nhân đạo năm 2007 thì chị Mai đã ở đó. Chị đẹp nên thường có nhiều chàng trai trong đoàn để ý. Có lẽ nhờ sự quan tâm nhỏ của anh, hoặc cũng có thể do tài ăn nói, dần dần chị đáp lại bằng việc chuẩn bị giúp anh trang phục khi đi diễn. “Để hiểu được cô ấy, tôi đăng ký đi học một khóa ngôn ngữ ký hiệu”, anh Thu kể. Sau đó, anh còn xin đổi lịch để được làm chung giờ với người yêu.

Đến sinh nhật chị vào năm thứ hai yêu nhau, Thu mang đến cho bạn gái một bất ngờ. Bữa đó họ đi diễn ở Mai Châu (Hòa Bình), Thu tặng Mai một chiếc hộp, khi mở ra chị đã ngạc nhiên lắm vì đó là một chiếc nhẫn. “Tôi hỏi cô ấy đồng ý làm vợ không và cô ấy gật đầu”, anh cười kể.

Sau khi cưới một năm thì họ có con đầu lòng. Nhưng đến năm 2014 thì bé qua đời vì căn bệnh hen ác tính. “Đó là quãng thời gian khó khăn nhất trong đời tôi. Con bệnh, ốm, mất. Tôi thì nghỉ việc xiếc để theo học ngành điện tử. Vợ tôi đau buồn, chỉ một mình ở nhà thui thủi”, giọng anh trầm hẳn xuống.

Như cây cỏ vẫn gượng dậy sau bão táp, hai vợ chồng quyết định sinh thêm con để vui cửa, vui nhà. Tháng 8/2016 họ sinh được bé một gái và cách đây 2 tháng, lại đón tiếp một bé trai.

Cửa hàng đang trên đà phát triển, dù rất bận, nhiều thứ bất tiện vì cơ thể và sức lực không cho phép, song anh Thu không để vợ ra làm do chị không nghe nói được. Tuy thế, chị Mai cũng có thu nhập ổn định từ nghề may, học được từ lúc lấy chồng.


Anh Thu mãn nguyện đã có một gia đình đầm ấm, không phải sống cô đơn, côi cút.

Năm ngoái, anh Thu nói kế hoạch xây nhà 3 tầng với bố mẹ. Vợ chồng ông Thi suýt ngả ngửa: “Con ơi, con lấy tiền đâu mà xây nhà to vậy?”. Họ lo con mang nợ vào người. Song, anh Thu tự tin nói: “Bố mẹ không phải lo. Bố mẹ chỉ cần sống khoẻ trông nhà, trông cháu là con yên tâm kiếm tiền”.

Ngôi nhà bề thế lên một tầng, hai tầng rồi cao nữa, trong sự ngỡ ngàng của bao người hàng xóm. Một bà cụ sát nhà anh Thu cho biết: “Nó nhỏ người vậy mà nó giỏi. Cái chí của nó thì không ai bì được”.

Bữa nay bố mẹ đi đám, anh Thu đóng quán, trở về nhà sớm giúp vợ trông hai con. Cuối giờ chiều, anh cẩn thận dắt con gái nhỏ từng bậc, từng bậc, chắc chắn xuống cầu thang. Cũng rất khó khăn anh mới nhấc được con lên chiếc xe máy ba bánh của mình, rồi chở bé đi ăn cháo…

Mọi việc với chàng lùn đều khó khăn như vậy, nhưng từng bước trở nên êm đẹp trong sự nỗ lực của anh.

Từ trò đùa xem bói, cô gái cao 1m33 cưới được chồng như ý

Y Phụng không ngờ buổi xem bói “tình cờ” hôm ấy là sự tính toán của ông xã, càng không thể tin người có ngoại hình khác thường như cô lại lấy được người chồng hết mực yêu thương.

“Nhiều lần khóa trái cửa vì sợ hãi”

Trần Thị Y Phụng, cô gái sinh năm 1994 đến từ Tiền Giang chỉ cao 1m33 và nặng 28kg. Bù lại, Phụng sở hữu ngoại hình xinh xắn, làn da trắng và giọng nói ngọt ngào đặc trưng của con gái miền Tây.

Năm 17 tuổi, khi bao bạn bè trang lứa đã bước vào lứa tuổi dậy thì, cơ thể Phụng vẫn không có dấu hiệu thay đổi. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy tuyến yên nên chiều cao sẽ ngừng phát triển.

Học hết phổ thông, Phụng một mình lên Sài Gòn học trung cấp dược. Cô gái nhỏ giữa Sài Gòn vẫn tự thuê trọ, đi học bằng chiếc xe đạp dành cho trẻ con trong tiếng xì xào của những người xung quanh.

Hồi đó đi đâu người ta cũng nhìn mình bằng sự hiếu kỳ, đôi lúc mình bị chọc ghẹo nữa. Thậm chí đi học về là mình chạy thẳng một mạch về nhà trọ và khóa trái cửa vì sợ hãi“, Phụng tâm sự.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 1.

Ngoại hình hiện tại của Y Phụng

Hạn chế về ngoại hình cũng khiến quá trình tìm việc của Phụng gặp nhiều khó khăn, bị nhiều nơi từ chối.

Một lần Phụng xin vào bán hàng cho một shop quần áo, ban đầu được nhận nhưng đến ngày đi làm, chủ quán lại đổi ý vì sợ cô không đảm đương nổi công việc với chiều cao…bằng đứa bé cấp 1.

Y Phụng không bỏ cuộc. Cô tiếp tục ở lại Sài Gòn và kinh doanh online, sống hồn nhiên và tự tin với chiều cao khiêm tốn của mình. Ngoại hình từng bị nhiều người chê cười không khiến Phụng quên việc chăm sóc bản thân mỗi ngày.

Trò đùa bói toán và đám cưới có thật

Tuy vậy, Phụng không bao giờ dám mơ về một tình yêu hay một gia đình hạnh phúc. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi cô gái trẻ gặp định mệnh đời mình.

Ban đầu, Phụng và ông xã Lê Minh Chung (sinh năm 1990) quen nhau qua Facebook, nói chuyện dăm ba câu rồi thôi. Bẵng đi một thời gian, họ vô tình gặp lại nhau tại công ty mà Chung đang cộng tác.

Khi ấy Chung đã có người yêu và có rất nhiều cô gái theo đuổi. Chung và Phụng chỉ đơn thuần trao đổi công việc rồi tình cờ phát hiện nhau đã từng quen nhau qua mạng trước đó.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 2.

Chung và Phụng tình cờ gặp lại nhau khi cùng làm chung tại một công ty

Suốt một thời gian dài, cả hai chỉ duy trì ở mức tình bạn. Cho đến khi chàng trai quê Bến Tre chia tay bạn gái cũ vì không hợp.

Cặp đôi mở lòng lắng nghe những câu chuyện liên quan đến cuộc sống và ước mơ của người còn lại. Tình cảm cũng thân thiết hơn khi Chung và Phụng phát hiện ra mình cùng đồng quan điểm với đối phương.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 3.

Dù thực lòng quan tâm tới nhau nhưng chẳng ai nói ra chịu tình cảm thật.

Có lần tụi mình đi uống nước với nhau, tự nhiên anh Chung bảo sẽ coi bói cho mình để biết sau này chồng tương lai của mình là ai? Lúc ấy anh vờ tính toán rồi ghi ra giấy tên Lê Minh Chung, con thứ mấy trong gia đình và lập gia đình khi nào. 

Sau đó anh ký tên mình vào. Hóa ra ông xã đã có sẵn “”âm mưu” rồi“, Y Phụng nhớ lại.

Kể từ hôm đó, cả hai chính thức yêu nhau nhưng mọi thứ đều diễn ra một cách âm thầm. Khoảng 3 tháng sau, vào ngày 8/3, Chung chủ động công khai tình cảm với Phụng trong một chương trình có hơn 100 người tham dự.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 4.

Chàng trai mời Y Phụng lên sân khấu và quỳ xuống trước mặt cô, tặng cành hoa hồng kèm câu nói: “Làm bạn gái anh nhé!

Cả khán phòng ngỡ ngàng, có người vẫn còn nghĩ đây chỉ là màn kịch.

Một năm sau ngày tỏ tình, cặp đôi tổ chức đám cưới trong sự vui mừng và chúc phúc của cả gia đình hai bên và bạn bè đồng nghiệp.

Trước đó cả hai gia đình đều ngỡ ngàng trước quyết định kết hôn của đôi trẻ. Nếu như gia đình cô dâu lo lắng cho “con gái tí hon” đi làm dâu xứ người thì cha mẹ chú rể lại e ngại liệu con trai đã suy nghĩ chín chắn cho cuộc sống hôn nhân hay chưa.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 5.
Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 6.

Trong hoàn cảnh đó, chính Y Phụng đã cương quyết bảo rằng: “Con chấp nhận cuộc sống mới. Hạnh phúc có thể ngắn nhưng vẫn hơn là bỏ qua cơ hội này để hạnh phúc tuột mất“.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 7.

Về chung nhà được hơn một năm nay, Phụng giữ vai trò là “trợ lí” đắc lực cho chồng. Cô cũng đảm đương công việc nội trợ trong nhà.

Nhìn qua, không ai nghĩ tụi mình là vợ chồng. Thậm chí có người nghĩ cả hai là cha con. Có lần đi siêu thị, nhân viên thu ngân còn nói con gái có cặp mắt giống cha dễ sợ. Lúc đó hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau cười“, Phụng dí dỏm kể.

Sau những sự cố như vậy, Minh Chung lại cố gắng cưng chiều vợ hơn. Biết vợ chỉ có thể mang được cỡ giày như bé gái tầm 6,7 tuổi nhưng anh chàng vẫn quyết tâm săn lùng bằng được để tặng vợ.

Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 8.
Từ trò đùa xem bói, cô gái tí hon cưới được chồng như ý - Ảnh 9.

Cô gái tí hon đã tìm được bến đỗ của cuộc đời

Cặp đôi Y Phụng – Minh Chung chính là minh chứng cho câu nói: “Ngoại hình không phải là tất cả” và những người yêu nhau có thể vượt mọi khó khăn nếu như tâm hồn cùng đồng điệu.