Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ

Bằng đôi chân tật nguyền, suốt nhiều năm qua, cô gái 26 tuổi ấy đã vẽ nên những bức tranh có gam màu tươi sáng như chính ước mơ, khát vọng của mình, với tâm niệm sẽ bán tranh kiếm tiền nuôi mẹ.

“Tranh của con bán đủ tiền mua gạo cả tuần rồi!”

Hơn 2 tiếng vượt cung đường ngoằn ngoèo, từ thành phố Huế tôi tìm lên xã núi Hương Bình, thị xã Hương Trà, để được tận mắt chứng kiến “tài nghệ” của cô gái vẽ tranh bằng chân. Cô gái ấy là Huỳnh Thị Thảnh (26 tuổi), khi chào đời đã mang thân hình co quắp, chân tay dị dạng.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ
00:01:15

Clip:  Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ – Thực hiện: Hà Nam

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 2.

Hơn 20 năm qua, Thảnh đã vẽ nên những bức tranh bằng đôi chân tật nguyền của mình.

Chúng tôi đến đúng lúc cô Huỳnh Thị Liên (66 tuổi, mẹ Thảnh) vừa đi chợ về. Đang ngồi trên xe lăn, thấy mẹ Thảnh khua tay, miệng ú ớ cố ra hiệu điều gì đó. Như hiểu chuyện, bà Liên liền chạy lại, móc trong túi ra vài đồng bạc lẻ “khoe” với con rồi nói: “Tranh của con hôm nay bán được nhiều tiền lắm, đủ tiền mua gạo ăn cả tuần luôn, yên tâm nhé”. Dứt lời, bà Liên vội quay mặt đi, còn Thảnh nở miệng cười dù rất khó nhọc.

Thấy khách có vẻ thắc mắc, không đợi tôi hỏi, bà Liên ra hiệu gọi tôi ra sân rồi thì thầm: “Tôi nói dối cho con bé vui, chứ tranh của nó mà ai mua. Tội nghiệp, suốt mấy chục năm nay nó nằm vẽ tranh với niềm tin để bán kiếm tiền nuôi tôi….”.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 3.

Căn nhà tuềnh toàng mà mẹ con Thảnh ở nằm sâu hun hút bên dưới con đường tỉnh lộ.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 4.

Cầm bút, mở nắp hay xoay đầu đều được Thảnh thực hiện thuần thục bằng đôi chân của mình.

Bà Liên vốn là người ở vùng biển Thuận An (huyện Phú Vang), do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình dắt díu nhau lên đây làm kinh tế mới. Tại đây, bà từng đi thanh niên xung phong và dân quân tự vệ rồi bị phơi nhiễm chất độc da cam từ lúc nào chẳng hay.

Cũng như bao người phụ nữ khác, bà từng ước mơ có một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng “đời không như là mơ”, bởi những bất hạnh cứ “vồ vập” đến với bà. Vốn đã khổ khi cưới nhầm người chồng tệ bạc, khi bà sinh đứa con thứ 2 thì gã đàn ông này cũng bỏ đi không một lời từ biệt. Một thời gian sau, bà “kiếm con” với người đàn ông khác và sinh đôi được 2 đứa con, trong đó có Thảnh.

“Tôi sinh 3 lần được 4 đứa con nhưng chỉ có đứa con gái đầu là bình thường, nhưng nó có chồng ở tận Đồng Tháp và cũng nghèo nên lâu rồi không về quê. Đứa con trai thứ 2 thì chết khi mới 25 ngày tuổi. Đứa sinh đôi cùng Thảnh cũng chết lúc mới 7 tháng tuổi. Chúng đều chết do bị bệnh giống Thảnh…”, bà Liên nghẹn ngào.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 5.

Để con gái vui, người mẹ tội nghiệp vừa phải gồng gánh nuôi con, vừa nói dối rằng tranh của con bán được nhiều tiền lắm…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 6.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 7.

Tứ chi bị liệt, suốt ngày Thảnh chỉ nằm lăn lóc trên nền nhà, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ mẹ.

Sinh ra đã tật nguyền, lại không có cha nên Thảnh phải mang họ mẹ. Cái tên “Thảnh” cũng được bà Liên đặt với mong ước con mình luôn được thảnh thơi. Thương con bệnh tật, bán sạch tài sản, bà Liên ôm con chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng, tiền hết mà bệnh tình không thuyên giảm, bà đành ngậm ngùi mang con về. Từ đó, tuổi thơ của Thảnh chỉ biết lê lết trong nhà và nhìn các bạn cùng trang lứa ngày ngày chạy nhảy, nô đùa qua khung cửa sổ.

Cô gái vẫn ngày đêm vẽ tranh vì nghĩ rằng có thể nuôi mẹ

Năm lên 7 tuổi, thấy các bạn cắp sách đến trường, Thảnh cũng đòi đi học. Thế nhưng bế con đến khắp các trường xin nhập học, bà Liên đều chỉ nhận được những cái lắc đầu. Tứ chi tật nguyền nhưng Thảnh lại rất thông minh. Nằm ở nhà nhưng được mẹ hướng dẫn, Thảnh đã tự tập đánh vần, viết chữ và vẽ tranh bằng chính đôi chân không lành lặn.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 8.

Chỉ cần thấy con gái vui là bà Liên đã mãn nguyện.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.

Suốt 27 năm qua, những gì mà Thảnh biết và tiếp xúc chỉ là nền nhà, mẹ và bút chì, sáp màu.

Ban đầu những bức tranh của Thảnh chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc không hình hài trên nền gạch, tường nhà. Thấy Thảnh mê vẽ, bà Liên bán mấy con gà để mua giấy, bút màu cho con. Ngày mới tập cầm bút, các ngón chân Thảnh sưng tấy, đau nhức vì phải cử động liên tục. Có lần, cố gắng vẽ xong một bức tranh rồi Thảnh bỗng dưng ngất lịm. Thế nhưng không từ bỏ đam mê, Thảnh vẫn miệt mài luyện tập. Sau một thời gian thì em cũng có thể điều khiển được đôi chân để vẽ nên ước mơ của mình.

Ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên Thảnh chỉ vẽ bằng trí tưởng tượng và những cảm nhận màu sắc của bản thân. Những bức tranh Thảnh vẽ chủ yếu về chủ đề bạn bè, gia đình và những ước mơ của chính mình. Như Thảnh tự vẽ mình đang ngồi xe lăn và được mẹ đẩy đi chơi, được làm cô giáo đang dạy học cho trẻ tật nguyền. Thảnh cũng vẽ và mơ về một tình yêu đôi lứa, vẽ đôi trai gái cùng nhau dạo bước trên con đường làng thơ mộng…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 10.

Thảnh vui khi tin rằng tranh của mình được nhiều người mua để có tiền nuôi mẹ…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 11.

Nhiều năm qua, mẹ con bà Liên chỉ biết sống tằn tiện nhờ vào số tiền trợ cấp người khuyết tật của Thảnh.

Vừa được mẹ bế khỏi chiếc xe lăn đặt xuống nền nhà, Thảnh liền đưa chân kẹp giấy bút rồi bắt đầu vẽ. “Em sẽ cố gắng vẽ thật nhiều tranh để bán kiếm tiền sửa nhà, mua thuốc cho mẹ và cả em nữa…”, Thảnh hồn nhiên cố ú ớ thành lời.

Nhìn Thảnh xoay đủ kiểu nằm để kéo những nét vẽ thành hình, tôi càng khâm phục ý chí và nghị lực của em. Chợt nhìn sang bên cạnh, tôi thấy mẹ em đang cố kiềm chế những giọt nước mắt trước câu nói ngây ngô của con. “Nó thích vẽ nên suốt ngày bắt tui soạn dụng cụ ra để vẽ. Mặc dù tranh nó vẽ không bán được đồng nào nhưng cứ mỗi lần nhìn con bé hào hứng vẽ với tâm niệm bán kiếm tiền nuôi mẹ, thế là tôi mãn nguyện rồi.”, bà Liên mỉm cười, tâm sự.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 12.

Thảnh chỉ có thể nhìn thế giới bên ngoài qua ô cửa.

Chia tay cô gái tật nguyền ra về khi trời vừa nhá nhem tối, bà Liên lại loay hoay vào bếp chuẩn bị bữa cơm tối, Thảnh thì vẫn nằm giữa nền nhà và cố gắng điều khiển đôi chân để vẽ tranh. Một ngày trôi qua của hai mẹ con cứ đều đặn lặp đi lặp lại như thế. Lặng lẽ nhưng ấm áp tình thương.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính

Lớn lên tại Trung tâm bảo trợ trẻ em và chưa một lần được gặp bố mẹ – thí sinh khuyết tật Phạm Thị Thu Thuỷ dự thi để xét tuyển vào trường ĐH Sư Phạm, khoa Giáo dục đặc biệt. Cô bạn ước mơ trở thành giáo viên dạy cho người khiếm thính.

Current Time0:02
/
Duration1:47
Auto

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật và ước mơ trở thành giáo viên

Sáng nay, 1 triệu thí sinh cả nước đã bước vào ngày thi đầu tiên của kì thi THPT Quốc gia 2018. Tại điểm thi THCS Colette (quận 3), thí sinh khuyết tật Phạm Thị Thu Thuỷ (sinh năm 1997) cũng vui mừng vì đã hoàn thành môn thi Ngữ Văn.

Thu Thuỷ bị khuyết tật ở chân. Đôi chân bị cụt đến gối khiến Thu Thuỷ trông thấp hơn người bình thường nhưng 9X vẫn tự tin một mình đi lại mà không cần sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Cô bạn nhỏ rạng rỡ, vui vẻ và luôn miệng bảo mình có thể tự đi, tự ngồi lên ghế.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 2.

Thí sinh khuyết tật Thu Thuỷ tại THCS Colette.

Năm nay, Thu Thuỷ dự thi tổ hợp 3 môn xã hội Văn – Sử – Địa để xét vào trường ĐH Sư Phạm, khoa Giáo dục đặc biệt. Thuỷ muốn học chuyên ngành giảng dạy cho người khiếm thính. Hiện tại, 9X đang sống tại làng Hoà Bình thuộc Bệnh viện Từ Dũ. Tại đây Thuỷ sống chung với những người khuyết tật giống mình. Hiểu được sự khó khăn của các bạn khiếm thính, Thuỷ muốn học để quay về giúp đỡ những người khuyết tật có thể nhanh chóng hoà nhập tốt hơn với cuộc sống.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 3.

Thu Thuỷ thi vào khoa Giáo dục đặc biệt, ĐH Sư Phạm

Thu Thuỷ lớn lên tại một trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, quận Thủ Đức mà chưa một lần được biết mặt cha mẹ. Trong giấc mơ của cô gái nhỏ, em luôn mong 1 lần được gặp người đã sinh ra mình. “Nhưng mà cũng khó lắm, gặp thì em cũng chẳng nhận ra vì đã thấy mặt mẹ bao giờ đâu” – Thuỷ buồn bã chia sẻ. Năm 12 tuổi, Thuỷ được chuyển lên làng Hoà Bình để tiện sinh hoạt và đi học cùng các bạn khuyết tật khác.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 4.

Từ nhỏ, Thuỷ đã ở tại trung tâm bảo trợ trẻ em.

Sự lạc quan, vui vẻ là điều ai cũng có thể cảm nhận khi tiếp xúc với Thuỷ. Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập, cô bạn tự tin: “Không có khó khăn gì hết đâu ạ, từ nhỏ đến giờ em đều cố gắng học mà chưa bao giờ nản chí. Cuộc sống ai cũng vất vả hết nên em không thấy gì khó khăn cả”. Ngoài thời gian đi học, Thuỷ còn thích chơi bóng bàn và từng cùng đồng đội giành huy chương đồng trong hội thao dành cho người khuyết tật.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 5.

Thu Thuỷ luôn rạng rỡ

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 6.

Cô bạn vui vẻ khi nói về dự định và ước mơ của mình

Nói về đề thi năm nay, Thu Thuỷ đánh giá đề không quá khó nhưng cũng không dễ có điểm cao. Cô bạn tự tin mình làm tốt khoảng 60-70%. Cùng chúc cho cô bạn nhỏ sẽ thi đỗ và tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên nhé!

Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ

Phòng thi này được bố trí cán bộ coi thi bình thường tuy nhiên kèm theo các giáo viên hỗ trợ thí sinh ghi chép lại phần bài làm theo lời đọc của họ.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay tại địa bàn, có 5 thí sinh đặc biệt được bố trí riêng một phòng thi. Trong đó có 3 thí sinh bị tai nạn giao thông, té ngã nên bị chấn thương tay hoặc thân thể, không thể ghi chép được. 2 thí sinh còn lại bị khuyết tật đặc biệt.

Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ - Ảnh 1.

Thí sinh Phạm Thị Thu Thủy, học sinh Trung tâm Giáo dục khuyết tật Võ Thị Sáu. Từ nhỏ Thủy đã ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và không biết cha mẹ là ai. Nữ sinh này cho biết, bản thân em bị dị tật bẩm sinh nên đôi chân em co quắp lại từ đầu gối trở xuống khiến việc đi lại khó khăn

Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ - Ảnh 2.

Theo quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT, 5 thí sinh đã được đặc cách xét tốt nghiệp, tuy nhiên các em vẫn có nguyện vọng được vào đại học nên đã tham gia kỳ thi này để lấy điểm xét tuyển.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết: “Các thí sinh đều được một giáo viên không phải là giáo viên dạy môn đang dự thi hỗ trợ chép bài theo lời đọc của thí sinh. Toàn bộ quá trình này có ghi âm để tránh khiếu nại về sau”.

Phòng thi này cũng sẽ không được kết nối mạng, không có hoặc phải cắt camera giám sát (nếu có), cách âm với các phòng thi lân cận và bên ngoài khu vực thi.

Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cũng cho biết tại điểm thi trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, 3 thí sinh khiếm thị sẽ được bố trí ở 3 phòng thi riêng. Ngoài 2 cán bộ coi thi, mỗi phòng thi đặc biệt này có bố trí thêm một cán bộ hỗ trợ viết bài đối với môn thi tự luận và tô mã đề đối với môn thi trắc nghiệm.

Ở điểm THPT Chi Lăng (huyện Tịnh Biên, An Giang) Phạm Quốc Sơn là thí sinh duy nhất được bố trí một phòng thi riêng do không may gặp tai nạn bị đứt động mạch chủ ở tay phải, không thể cầm bút viết. Trong số 3 cán bộ coi thi, có 1 cán bộ làm nhiệm vụ chép bài thi cho Sơn.

Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ - Ảnh 3.

Thí sinh cả nước hiện đang làm bài thi THPT Quốc gia môn Toán

Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ - Ảnh 4.
Phòng thi đặc biệt của các thí sinh khuyết tật, bị tai nạn không thể tự chép bài, phải có người chép hộ - Ảnh 5.

Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới

Tiết mục từng gây ấn tượng với khán giả bởi nghị lực của 2 nghệ sĩ nay đã được biểu diễn lại tại “Người bí ẩn

Tập 16 “Người Bí Ẩn” đã phát sóng lúc 20h, Chủ Nhật (22.7) trên kênh HTV7. Đây cũng là lần đầu tiên đội khách mời Nhan Phúc Vinh – Kim Tuyến chạm trán đội nhà Hoài Linh – Việt Hương.

Ở vòng 3, “Người Bí Ẩn” đã tái hiện lại màn biểu diễn gây sốt của hai nghệ sĩ khuyết tật đến từ Trung Quốc đến khán giả Việt Nam. Phần trình diễn được biên đạo bởi Mã Lệ (Ma Li) và trình bày cùng với Mã Lệ là anh Trác Hiếu Vỹ (Zhai Xiao Wei).

 

Người Bí Ẩn: Ai là nghệ sĩ múa người Trung Quốc?
00:18:35

 

 

Người Bí Ẩn: Ai là nghệ sĩ múa người Trung Quốc?

Được biết Mã Lệ bị mất đi một cánh tay trong một vụ tai nạn ôtô khi đó cô mới 19 tuổi, gặp nhiều biến cố sau vụ tai nạn khiến Mã Lệ đã từng có ý định tự tử và gia đình chính là điều duy nhất ngăn cô lại. Vào năm 2005, mọi thứ như đã định trước Mã Lệ gặp Trác Hiếu Vỹ, khi đó anh vẫn chưa biết múa và đang là một vận động viên trong đội tuyển thi quốc gia Olympic bộ môn đua xe đạp. Trác Hiếu Vỹ cũng như Mã Lệ, anh cũng khuyết mất một chân năm anh 4 tuổi vì tai nạn.

Chính nghệ sĩ Việt Hương cũng cho rằng ông trời đã sắp xếp và đền bù cho điểm khuyết ở mỗi con người chúng ta và an bài cho Mã Lệ gặp Trác Hiếu Vỹ để có thể biểu diễn được như ngày hôm nay.

 

Tiết mục của 2 nghệ sĩ khiếm khuyết người Trung Quốc
00:04:53

 

 

Tiết mục của 2 nghệ sĩ khiếm khuyết người Trung Quốc cách đây hơn 10 năm

Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới - Ảnh 3.
Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới - Ảnh 4.

Tại vòng 2, nữ VĐV quốc gia Muay Thái – Thanh Trúc khiến MC Trấn Thành khá bất ngờ trước thành tích đáng nể của mình trong suốt 6 năm rèn luyện và thi đấu. Thanh Trúc cũng chia sẻ thêm về hoài bão trở lại con đường chinh phục giải vô địch thế giới sau chấn thương nặng khiến cô khó có thể trở lại để thi đấu như trước bởi đứt dây chằng cả hai chân và gãy chân hai lần trước đó.

 

Người Bí Ẩn: Ai là vận động viên Muay Thái?
00:20:43

 

 

Người Bí Ẩn: Ai là vận động viên Muay Thái?

Trấn Thành cũng dành tặng 10 triệu xem như một ít lộ phí trên con đường trở lại sự nghiệp của Thanh Trúc. Bên cạnh đó, nghệ sĩ Việt Hương cũng mở lời giúp đỡ cho nữ VĐV Thanh Trúc chi phí ăn ở và vé máy bay nếu cô có ý định sang Mỹ để chữa bệnh của mình.

Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới - Ảnh 6.
Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, chương trình còn giới thiệu nghệ sĩ hát bài chòi, một trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam.

Người bí ẩn: 2 nghệ sĩ khuyết tật người Trung Quốc tái hiện tiết mục từng gây sốt trên thế giới - Ảnh 8.

“Người Bí Ẩn” tập 17 sẽ phát sóng lúc 20h, Chủ Nhật (29.7) trên kênh HTV7.