Nghị lực và ước mơ của cô gái khuyết tật

Không đầu hàng số phận, Nguyễn Thị Lệ Hằng đã nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống, Hằng tự tìm tòi, học hỏi để có thể tạo ra những bức  như ý, thế nhưng việc tiêu thụ sản phẩm lại đang là vấn đề khó khăn đối với  này.

Số phận thiệt thòi

Không may mắn như bao người khác, Nguyễn Thị Lệ Hằng (SN 1987), ở tổ dân phố Truyền Thống, thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khi sinh ra đã mang trong mình nhiều khuyết tật.

Từ khi chào đời, Hằng đã bị chứng bại não, tứ chi co rút, teo tóp. Từ nhỏ đến lớn Hằng không thể đứng mà chỉ có thể bò lết để di chuyển một quãng ngắn và cũng không thể cầm nắm bằng tay, mọi hoạt động hằng ngày đều phải có ba mẹ giúp đỡ.

Nguyễn Thị Lệ Hằng dùng chân, tỉ mỉ đính những viên đá nhỏ lên bức tranh

Tâm sự với chúng tôi bà Bùi Thị Thu Hà (SN 1959) mẹ của Lệ Hằng cho biết: “Hằng sinh ra với bao kỳ vọng, mong ước của ba mẹ, ai ngờ nó không may lại bị .

Vợ chồng tui cũng đã cố gắng chạy chữa khắp nơi nhưng cháu cũng chỉ ngồi dậy chứ không thể đi lại. Nhiều khi nhìn con như rứa cũng thương và xót xa lắm”.

Mặc dù bị khuyết tật nhưng  của cô gái Nguyễn Thị Lệ Hằng lại vô cùng lớn. Không đầu hàng số phận, ngay từ nhỏ, trong tâm thức Hằng đã luôn khao khát vươn lên, luôn nỗ lực để một ngày có thể đứng bằng đôi chân của mình, thoát ly khỏi chiếc giường bó hẹp.

Căn nhà xập xệ của gia đình Hằng ở thị trấn nông trường Việt Trung

Dù tay, chân teo tóp nhưng Hằng luôn cố gắng để vận động, tay không thể cầm nắm, chị chuyển sang tập bằng chân. Không được đến trường, Hằng lại tự học ở nhà nhờ hai người em và người mẹ của mình. Nhờ những nỗ lực đó nên dù chưa một lần biết đến cánh của lớp học nhưng chị vẫn đọc và viết chữ thành thạo. Có thể dùng chân để viết chữ hay các sinh hoạt cá nhân khác.

Thương mẹ vất vả, suy nghĩ sống sao để không trở thành gánh nặng cho gia đình đã thôi thúc Hằng phải tìm một việc phù hợp để kiếm ra tiền đỡ đần ba mẹ, tạo niềm vui cho chính bản thân.

Hằng đã nhiều lần xin đi học các lớp đào tạo nghề cho  như làm mây tre đan, làm tăm…, thế nhưng vì không thể tự mình làm hết được các sinh hoạt cá nhân nên đành gác bỏ lại những ý định đó.

Ước mơ và khao khát vươn lên của cô gái khuyết tật

Vào đầu cuối năm 2016, nhờ chiếc điện thoại mà ba mẹ mua tặng, Hằng đã lên mạng xã hội, internet mày mò, tìm kiếm việc làm cho bản thân và phát hiện việc làm tranh đính đá khá phù hợp.

Nhờ số tiền dành dụm được từ nguồn hỗ trợ khuyết tật, Hằng đã đặt mua phôi tranh, đá đính và các dụng cụ làm tranh đính đá về nhà để tập làm.

Tay không thể cử động nên việc đính đá vào bức tranh Hằng đều làm bằng chân. Cũng vì thế mà thời gian hoàn thiện một bức tranh đối với chị phải gấp đôi thời gian so với người bình thường.

Nhiều lúc chân sưng lên vì phải căng sức làm việc trong thời gian dài, thế nhưng với sự quyết tâm của mình, Hằng đã vượt qua tất cả để có được những bức tranh mình mong muốn.

Hằng luôn mong muốn có thể dùng chút sức lực nhỏ bé của mình để kiếm tiền, giúp đỡ cho mẹ của mình

“Thấy nó đặt mua tranh về làm tui cũng động viện, suy nghĩ của tui lúc đó chỉ là cho con làm để thỏa niềm vui, quên đi buồn chán trong cuộc sống chứ đâu nghĩ nó làm được và đẹp đến như thế.

Tranh đính đá đến người bình thường làm còn mất thời gian và khó bởi cần sự tỷ mỉ, trong khi nó lại làm bằng chân. Cũng vui là Hằng tự tạo ra sản phẩm và còn bán kiếm tiền được nữa”, bà Hà chia sẻ.

Ngày đầu mới tập làm tranh đính đá, Hằng còn mắc nhiều lỗi, thành phẩm chưa được đẹp, nhưng sự quyết tâm và nỗ lực đã khiến tay nghề ngày càng được cải thiện, những tác phẩm tranh đính đá được thực hiện bằng chính đôi chân của Hằng ngày càng đẹp hơn.

Chia sẻ với PV Dân trí, Hằng vui mừng cho biết, từ khi tập làm tranh đến nay, chị đã hoàn thiện được tất cả 8 bức. Những bức tranh này được Hằng nhờ mẹ chụp lại rồi rao bán trên mạng xã hội để kiếm thêm thu nhập.

“Em tự làm rồi tự bán, một bức tranh em phải làm mất một tháng, có bức phải hai tháng mới xong. Làm được tranh, có người mua em mừng lắm”, Hằng tâm sự.

Một bức tranh đính đá được tạo nên từ chính đôi chân của cô gái khuyết tật Lệ Hằng

Mặc dù tự  để tạo được những bức tranh như ý, có thể tự kiếm tiền bằng sự lao động của bản thân. Thế nhưng những bức tranh của Hằng vẫn chưa thể có được thị trường tiêu thụ ổn định để cô gái khuyết tật này chuyên tâm vào công việc.

Thỉnh thoảng mới có người hỏi mua tranh nên Hằng dù làm được cũng chưa dám thực hiện sản phẩm vì không biết bán cho ai.

Nói về ước mơ của mình, Hằng chỉ mong bán được nhiều tranh hơn, có tổ chức, đơn vị nào đó có thể hỗ trợ để nhiều người hơn nữa biết đến những sản phầm đầy tâm huyết của cô gái khuyết tật.

Điều đó sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm của Hằng được dễ hơn, đồng thời giúp Hằng có công việc thường xuyên, có nguồn thu nhập để bớt gánh nặng cho gia đình.

Lớp học miễn phí trên cao nguyên của cô giáo khuyết tật

Thương những đứa trẻ J’rai không có điều kiện học tập, cô  (Gia Lai) miệt mài đứng lớp trên đôi chân tật nguyền, co quắp.

Làng Chao Pông, xã Ia phang, huyện Chư Pưh (Gia Lai) nằm thoai thoải giữa những rẫy cà phê. Trong căn nhà nhỏ ở giữa làng, tiếng học bài ê a luôn râm ran không ngớt.

Bị khuyết tật từ nhỏ, bảy năm qua, cô giáo Rmah H’Blao (31 tuổi) mở lớp dạy miễn phí cho học sinh J’Rai. Đôi chân co quắp, dáng chênh vênh, H’Blao nhẫn nại đến từng bàn uốn nắn cho các em những con chữ, phép tính.

Rmah BBlao uốn nét chữ cho học sinh. Ảnh: Việt Hiến.

Rmah B’Blao uốn nét chữ cho học sinh.

Năm 3 tuổi, H’Blao trải qua một cơn sốt khiến cô bị teo cơ chân. Nhưng bằng một sự kiên cường nào đó, cô gái nhỏ không chịu nằm yên một chỗ. Hình ảnh cô con gái nhỏ tập tễnh bước đến giờ vẫn khiến ông Ksor Dek, cha cô bồi hồi.

Nhìn bạn bè đến trường, mắt con gái buồn vời vợi, người cha cõng con đến lớp gửi gắm cô giáo, chỉ mong con biết đọc biết viết. Suốt 12 năm sau đó, H’Blao tự đến trường. “Mình không thể làm rẫy được, chỉ có đi học mới tự nuôi sống bản thân”, H’Blao chia sẻ.

Cánh cửa tưởng chừng đã mở ra với H’Blao khi cô đỗ Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Chỉ còn một năm nữa là hoàn thành chương trình học, những trận đau ốm triền miên khiến cô đành bỏ ngang việc học. Ước mơ khép lại. “Mình buồn lắm, phấn đấu hơn chục năm trời rồi cuối cùng phải dở dang”, H’Blao tiếc nuối.

Về lại nhà, H’Blao hay nghĩ ngợi xa xăm. Trong không gian vắng vẻ của ngôi làng mà người lớn cả ngày làm ruộng, đi rẫy, hình ảnh những đứa trẻ hay nô đùa trước hiên nhà như một đốm lửa khiến cô thấy ấm áp.

Bọn nhỏ đen nhẻm, ngoài lúc đùa nghịch thường lấy sách vở ê a hay viết xuống khoảnh sân những chữ không tròn trịa. H’Blao gặp lại tuổi thơ của mình. Cô chỉ bài cho những em trong dòng họ, động viên các em chăm học.

Những đứa trẻ trong làng rủ nhau đến ngày một đông. H’Blao đánh bạo xin cha xây thêm một phòng kiên cố, vừa tiếp khách vừa dễ quán xuyến đám nhỏ. Ông Ksor Dek lúc ấy cũng chỉ có ít tiền để dành cho gia đình, nhưng nghe con gái nói vậy liền vay mượn xây phòng.

Lớp học của cô giáo Rmah  HBlao. Ảnh: Việt Hiến.

Lớp học của cô giáo Rmah H’Blao. Ảnh: Việt Hiến.

Một tháng sau, một phòng học kiên cố được xây lên với “tổng kinh phí” 40 triệu đồng. “Mái trường” của cô giáo H’Blao từ đó trở thành ngôi nhà thứ hai của những đứa trẻ J’Rai ở miền quê này.

Uớc mơ được viết tiếp

Lớp học của H’Bao thường có khoảng 50 em tiểu học. Cứ đến hè, số lượng học sinh lại tăng lên đến 70. Tiếng lành đồn xa, không chỉ những em gần nhà mà các làng lân cận cũng tìm đến. Thời gian biểu của cô gái luôn “kín lịch” với hai lớp buổi sáng và buổi chiều. “Em nào học ở trường buổi sáng thì đến đây học buổi chiều và ngược lại”, H’Blao chia sẻ.

Cô giáo trải lòng, làng Chao Pông còn nghèo, cha mẹ các em quanh năm bám mặt vào nương rẫy, nhà lại đông con, việc học của các em chỉ là thứ yếu. “Đến miếng cơm, manh áo cũng còn thiếu thốn nên mình phải ân cần hơn”, H’Blao nói.

Ngồi giữa đám học trò nghịch ngợm lúc giữa giờ, cô giáo khoe lớp này có 19 em học sinh giỏi và tiên tiến. Con số ấy so với những nơi khác thì quá đỗi bình thường nhưng với cô là cả một niềm an ủi, vì nhiều em đến đây lực học chỉ trung bình.

Không chỉ dạy chữ, chiếc máy tính từ thời học cao đẳng của H’BLao trở thành “nhà hàng” nơi cô đem những món ăn tinh thần đến các em. Đó có thể là những bài hát hay, những câu chuyện đẹp mà cô giáo muốn kể lại để truyền cảm hứng.

Cô giáo BLao (áo trắng) đứng trên đôi chân co quắp cùng các học trò. Ảnh: Việt Hiến.

Cô giáo B’Lao (áo trắng) đứng trên đôi chân co quắp cùng các học trò. Ảnh: Việt Hiến.

Những khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh chỉ đủ để H’Blao duy trì lớp học, ngoài giờ dạy, cô giáo trẻ kiếm thu nhập bằng sở thích thêu tranh để có tiền trang trải cho cuộc sống.

Nhưng H’Blao chẳng bao giờ kể khổ với học trò, mà luôn muốn “mái trường” của mình là một nơi tương sáng. Trên những bức tường đã ố màu cũ kỹ, cô giáo nhờ người treo lên những quả bóng nhiều màu sắc.

“Học với cô H’Blao vui lắm”, Rmah H’Jin, học lớp 2 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, xã Ia Phang nói. Còn những phụ huynh trong làng thì rỉ tai nhau rằng, đám nhỏ đến đây không chỉ để biết cái chữ mà còn học được  của cô giáo H’Blao.

MÁ TÔI

MÁ TÔI

.

Má tôi nay ngoài tám mươi

Hai chân đau nhức nên người khó đi

Việc làm vườn ruộng mọi khi

Mẹ là tay đảm thu chi trong nhà…

.

Phụ chồng nuôi con học xa

Trường làng hết lớp, thuê nhà cho con

Nhiều năm vất vả hao mòn

Như con cò ốm gầy còn kiếm ăn…

.

Trưa, chiều, tối, sáng lăng xăng

Trồng cây, cấy lúa…khó khăn ngại gì

Nghe con đậu các kỳ thi

Bao nhiêu cực nhọc mẹ thì quên nhanh…

.

Hậu Giang! hiểu tấm lòng thành

Phù sa giúp má xây thành ước mơ

Mẹ tôi! Bà má Cần Thơ

Một đời yêu quí con thơ với chồng…

.

Xa xa nơi biển phương Đông

Mẹ hiền ngồi nhớ chờ mong con về

Thương con viễn xứ hai quê

Mẹ luôn vui nói không hề trách chi…

.

Dù không thăm viếng thường khi

Tôi nguyện má khỏe mạnh thì mỗi đêm

Mong mẹ sống thọ êm đềm

Cho chồng, con, cháu… gần thêm với Người…

Phượng Trắng

.Phượng Trằng

BA LÀ MẶT TRỜI QUÊ HƯƠNG

BA LÀ MẶT TRỜI QUÊ HƯƠNG
“Kính tặng ba thương yêu của bạn và tôi “Ba siêng là mặt trời quê
Làm từ sáng đến chiều về chưa than
Đời con sung sướng an nhàn
Ơn nhờ ba má sẵn sàng hy sinh

Mẹ mang nặng tạo thân hình
Công cha nuôi lớn tận tình đón đưa
Đường đến trường mùa ngập mưa
Ba là nắng ấm che vừa mình con

Tập ngồi thẳng viết ngay bon
Khuyên răn không đánh vì con khù khờ
Luyện tự tin hết ngu ngơ
Kiên trì chăm học mai nhờ tương lai

Lời ba giảng huấn thật hay
Công cha,nghĩa mẹ,ơn thầy chớ quên
Làm người có chí thì nên
Cám ơn! ba đã xây nền cho con

Từ khi má khuất về non
Thương ba sống cảnh héo hon một mình
Phone thường kể rõ sự tình
Nhìn con,thấy cháu qua hình ba vui

Gần chín mươi tuổi ba tui
Hừng đông đến tối lui cui suốt ngày
Chơi cờ, vận động luôn tay
Tinh thần sáng suốt mừng thay ba hiền

Nụ cười tỏa sáng bình yên
Giọng ba ấm áp,tâm thiền thân thiện
Mong người sống thọ như Tiên
Cho con cháu chắt mọi miền viếng thăm

Phượng Trắng

MẸ LÀ VẦNG TRĂNG QUÊ HƯƠNG

MẸ LÀ VẦNG TRĂNG QUÊ HƯƠNG
Kính tặng MẸ của chúng ta
với tất cả tình yêu thương

Mẹ hiền là ánh trăng quê
Ầu ơ… má hát chưa hề con quên
Ngây ngô có má kề bên
Tập từng bước đứng đi trên đường dài

Bơi lội, chèo chống mạnh tay
Nhẹ nhàng chải tóc, khoan thai dáng ngồi
Ăn mặc sạch không lôi thôi
Thêu may ,nấu nướng kèm tôi mỗi ngày

Học hành bền chí hăng say
Lời hay, ý tốt, thẳng ngay tánh tình
Công dung ngôn hạnh trung trinh
Làm thân con gái giữ mình trắng trong

Lời mẹ dạy vẫn thuộc lòng
Con truyền lại cháu ngoại mong ước chờ
Vầng trăng vẫn sáng mộng mơ
Mà người má ở Cần thơ xa rời …

Làm sao kể hết mẹ ơi!
Ơn sinh dưỡng dục mẹ thời cho con
Tình mạ cao cả hơn non
Dịu dàng soi hướng đàn con trưởng thành

Đêm nay bên trời xứ lạnh
Nhìn về Việt Nam nhớ ánh trăng xưa
Nguyện cầu Trời Phật và Chúa
“Mẹ hiền luôn sống đẹp tựa Hằng Nga”

Phượng Trắng
Canada, Mother’s Day 10/5/2015

MẸ THƯƠNG YÊU CŨNG LÀ BA

MẸ THƯƠNG YÊU CŨNG LÀ BA

Kính tặng Má anh
Và những người Mẹ
Dù hoàn cảnh nào
Người là Ba Má
Với cả quý mến…

Thời thơ ấu đến vào đời
Chưa từng được gọi ngọt lời “Ba ơi!”
Anh lên hai ,Ba xa rời
Vô tư không biết chào, mời ,thở than…

Chung quanh nội ngoại họ hàng
Mẹ và em nhỏ ruột ràng bấy nhiêu
Mẹ bận buôn bán sớm chiều
Nuôi con ăn học chịu nhiều hy sinh

Thờ chồng ,dâu thảo trung trinh
Việc từ nhỏ lớn một mình má lo
Con nay hạnh phúc ấm no
Ơn nhờ mẹ giỏi bày cho đủ điều

Thăm quê, nhớ bến Ninh Kiều …
Quên vui, vẫn khỏe, bạc phiêu tóc rồi
Thương sao má của chồng tôi
Người là Ba Má nhân đôi chức mình

Mây xanh chở nắng hè xinh
Hàng thông reo, gió rung rinh..nhánh hồng
Hương thơm hoa cỏ dịu lòng
“MỪNG NGÀY BA MÁ” cho tròn đạo con…

Phượng Trắng
Gordon Bell High School in Canada, 17/6/2016

CÔNG CHA, NGHĨA MẸ


Quê hương xa nửa địa cầu
Nhớ thời thơ ấu đậm sâu nghĩa tình
Từ khi con được tượng hình
Nghe lời má kể một mình ba lo
Ruộng vườn tốt, trúng mùa to
Nuôi con ăn học, dặn dò từng giây…
“Công ba cao chín tầng mây
Nghĩa mẹ như nước đong đầy đại dương”
HOA Xuân khoe nở ngàn phương
THƠM thảo kính Mẹ dư hương vẫn còn
CHÀO nàng nắng đẹp Hè non
MỪNG NGÀY BA đến cho tròn đạo con…

PHƯỢNG TRẮNG

MỪNG CON RA TRƯỜNG

MỪNG CON RA TRƯỜNG
”Thương tặng các con trai của bạn và tôi”
Thứ nam Sang Nguyễn & Mẹ Phượng Trắng
Nhiều mùa thu con đi học
Đường đến trường hoa cúc dọc lối đi…
Từ ngu ngơ đến tuổi dậy thì
Con ngoan, chăm chỉ ,kiên trì học hành
Thời học trò dưỡng mộng lành
Nuôi bao mơ ước xây thành tương lai
Thời sinh viên học thành tài
Tùy theo sức lực học dài hay nhanh
Đại học,cao đẳng nghề ngành
Điều được bằng cấp ghi danh đi làm
Sự nghiệp vững chớ ba xàm
Thanh niên trụ cột mới ham gia đình
Chung quanh hoa thắm đẹp xinh
Chọn hoa ý nghĩa tận tình nâng niu
Bình thường tối sớm trưa chiều
Dòng đời thử thách thật nhiều con ơi!
Hương hoa gọi bướm chơi vơi
Bền tâm, vững chí thảnh thơi cả đời
Mừng con tốt nghiệp rạng ngời
Tặng bao lời chúc tuyệt vời đến con…
Quý Nguyễn & Mẹ Tuyết Phượng

HẠ XƯA TRƯỜNG CŨ CÒN CHỜ ĐỢI AI ?!

HẠ XƯA TRƯỜNG CŨ
CÒN CHỜ ĐỢI AI ?!

Ai về! thăm lại trường xưa

Cùng ôn kỹ niệm năm xưa vào hè

Lặng nghe ngọt lịm tiếng ve

Say sưa ru giấc phượng che hiên trường

Ta về ! góp nhớ gom thương

Nhặt từng cánh phượng còn vương bên thềm

Vang xa lời giảng dịu êm

Lời thầy, cô dạy êm đềm không quên

Một trời kỹ niệm ngủ yên

Nay bừng thức giấc niềm riêng u hoài

Ô kìa! Những chiếc áo dài

Nhẹ nhàng, tha thước lượn bay khắp đường

Đẹp sao! mái tóc dài thương

Mượt mà xỏa xuống, thơm hương mát lành

Bao chàng áo trắng, quần xanh

Nhìn theo dáng bước, tập tành mộng mơ…

Nhớ ai ! bối rối vần thơ

Ghi vào lưu bút, ngẩn ngơ tuổi hồng

Xem nè! Một nhóm bạn đông

Bàn tay nhanh vút cầu lông bay vèo

Liên hoan, kèn sáo hòa reo

Giọng ca ngân vút cao theo tiếng đàn

Chia tay, lưu luyến, huy hoàng

Niềm vui lên lớp, hợp tan bạn đường…

Về trường vượt mấy đại dương

Bay qua mấy vạn nẽo đường quê hương

Một trời để nhớ để thương

Mãi trong ký ức, mãi vương bên lòng

Hồn ta tựa nước non sông

Trôi về bến cũ tìm dòng tuổi thơ

Quê người giữ vững ước mơ

Hạ xưa trường cũ còn chờ đợi ai ?!

Phượng Trắng

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ

Bằng đôi chân tật nguyền, suốt nhiều năm qua, cô gái 26 tuổi ấy đã vẽ nên những bức tranh có gam màu tươi sáng như chính ước mơ, khát vọng của mình, với tâm niệm sẽ bán tranh kiếm tiền nuôi mẹ.

“Tranh của con bán đủ tiền mua gạo cả tuần rồi!”

Hơn 2 tiếng vượt cung đường ngoằn ngoèo, từ thành phố Huế tôi tìm lên xã núi Hương Bình, thị xã Hương Trà, để được tận mắt chứng kiến “tài nghệ” của cô gái vẽ tranh bằng chân. Cô gái ấy là Huỳnh Thị Thảnh (26 tuổi), khi chào đời đã mang thân hình co quắp, chân tay dị dạng.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ
00:01:15

Clip:  Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ – Thực hiện: Hà Nam

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 2.

Hơn 20 năm qua, Thảnh đã vẽ nên những bức tranh bằng đôi chân tật nguyền của mình.

Chúng tôi đến đúng lúc cô Huỳnh Thị Liên (66 tuổi, mẹ Thảnh) vừa đi chợ về. Đang ngồi trên xe lăn, thấy mẹ Thảnh khua tay, miệng ú ớ cố ra hiệu điều gì đó. Như hiểu chuyện, bà Liên liền chạy lại, móc trong túi ra vài đồng bạc lẻ “khoe” với con rồi nói: “Tranh của con hôm nay bán được nhiều tiền lắm, đủ tiền mua gạo ăn cả tuần luôn, yên tâm nhé”. Dứt lời, bà Liên vội quay mặt đi, còn Thảnh nở miệng cười dù rất khó nhọc.

Thấy khách có vẻ thắc mắc, không đợi tôi hỏi, bà Liên ra hiệu gọi tôi ra sân rồi thì thầm: “Tôi nói dối cho con bé vui, chứ tranh của nó mà ai mua. Tội nghiệp, suốt mấy chục năm nay nó nằm vẽ tranh với niềm tin để bán kiếm tiền nuôi tôi….”.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 3.

Căn nhà tuềnh toàng mà mẹ con Thảnh ở nằm sâu hun hút bên dưới con đường tỉnh lộ.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 4.

Cầm bút, mở nắp hay xoay đầu đều được Thảnh thực hiện thuần thục bằng đôi chân của mình.

Bà Liên vốn là người ở vùng biển Thuận An (huyện Phú Vang), do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình dắt díu nhau lên đây làm kinh tế mới. Tại đây, bà từng đi thanh niên xung phong và dân quân tự vệ rồi bị phơi nhiễm chất độc da cam từ lúc nào chẳng hay.

Cũng như bao người phụ nữ khác, bà từng ước mơ có một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng “đời không như là mơ”, bởi những bất hạnh cứ “vồ vập” đến với bà. Vốn đã khổ khi cưới nhầm người chồng tệ bạc, khi bà sinh đứa con thứ 2 thì gã đàn ông này cũng bỏ đi không một lời từ biệt. Một thời gian sau, bà “kiếm con” với người đàn ông khác và sinh đôi được 2 đứa con, trong đó có Thảnh.

“Tôi sinh 3 lần được 4 đứa con nhưng chỉ có đứa con gái đầu là bình thường, nhưng nó có chồng ở tận Đồng Tháp và cũng nghèo nên lâu rồi không về quê. Đứa con trai thứ 2 thì chết khi mới 25 ngày tuổi. Đứa sinh đôi cùng Thảnh cũng chết lúc mới 7 tháng tuổi. Chúng đều chết do bị bệnh giống Thảnh…”, bà Liên nghẹn ngào.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 5.

Để con gái vui, người mẹ tội nghiệp vừa phải gồng gánh nuôi con, vừa nói dối rằng tranh của con bán được nhiều tiền lắm…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 6.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 7.

Tứ chi bị liệt, suốt ngày Thảnh chỉ nằm lăn lóc trên nền nhà, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ mẹ.

Sinh ra đã tật nguyền, lại không có cha nên Thảnh phải mang họ mẹ. Cái tên “Thảnh” cũng được bà Liên đặt với mong ước con mình luôn được thảnh thơi. Thương con bệnh tật, bán sạch tài sản, bà Liên ôm con chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng, tiền hết mà bệnh tình không thuyên giảm, bà đành ngậm ngùi mang con về. Từ đó, tuổi thơ của Thảnh chỉ biết lê lết trong nhà và nhìn các bạn cùng trang lứa ngày ngày chạy nhảy, nô đùa qua khung cửa sổ.

Cô gái vẫn ngày đêm vẽ tranh vì nghĩ rằng có thể nuôi mẹ

Năm lên 7 tuổi, thấy các bạn cắp sách đến trường, Thảnh cũng đòi đi học. Thế nhưng bế con đến khắp các trường xin nhập học, bà Liên đều chỉ nhận được những cái lắc đầu. Tứ chi tật nguyền nhưng Thảnh lại rất thông minh. Nằm ở nhà nhưng được mẹ hướng dẫn, Thảnh đã tự tập đánh vần, viết chữ và vẽ tranh bằng chính đôi chân không lành lặn.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 8.

Chỉ cần thấy con gái vui là bà Liên đã mãn nguyện.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.
Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 9.

Suốt 27 năm qua, những gì mà Thảnh biết và tiếp xúc chỉ là nền nhà, mẹ và bút chì, sáp màu.

Ban đầu những bức tranh của Thảnh chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc không hình hài trên nền gạch, tường nhà. Thấy Thảnh mê vẽ, bà Liên bán mấy con gà để mua giấy, bút màu cho con. Ngày mới tập cầm bút, các ngón chân Thảnh sưng tấy, đau nhức vì phải cử động liên tục. Có lần, cố gắng vẽ xong một bức tranh rồi Thảnh bỗng dưng ngất lịm. Thế nhưng không từ bỏ đam mê, Thảnh vẫn miệt mài luyện tập. Sau một thời gian thì em cũng có thể điều khiển được đôi chân để vẽ nên ước mơ của mình.

Ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên Thảnh chỉ vẽ bằng trí tưởng tượng và những cảm nhận màu sắc của bản thân. Những bức tranh Thảnh vẽ chủ yếu về chủ đề bạn bè, gia đình và những ước mơ của chính mình. Như Thảnh tự vẽ mình đang ngồi xe lăn và được mẹ đẩy đi chơi, được làm cô giáo đang dạy học cho trẻ tật nguyền. Thảnh cũng vẽ và mơ về một tình yêu đôi lứa, vẽ đôi trai gái cùng nhau dạo bước trên con đường làng thơ mộng…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 10.

Thảnh vui khi tin rằng tranh của mình được nhiều người mua để có tiền nuôi mẹ…

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 11.

Nhiều năm qua, mẹ con bà Liên chỉ biết sống tằn tiện nhờ vào số tiền trợ cấp người khuyết tật của Thảnh.

Vừa được mẹ bế khỏi chiếc xe lăn đặt xuống nền nhà, Thảnh liền đưa chân kẹp giấy bút rồi bắt đầu vẽ. “Em sẽ cố gắng vẽ thật nhiều tranh để bán kiếm tiền sửa nhà, mua thuốc cho mẹ và cả em nữa…”, Thảnh hồn nhiên cố ú ớ thành lời.

Nhìn Thảnh xoay đủ kiểu nằm để kéo những nét vẽ thành hình, tôi càng khâm phục ý chí và nghị lực của em. Chợt nhìn sang bên cạnh, tôi thấy mẹ em đang cố kiềm chế những giọt nước mắt trước câu nói ngây ngô của con. “Nó thích vẽ nên suốt ngày bắt tui soạn dụng cụ ra để vẽ. Mặc dù tranh nó vẽ không bán được đồng nào nhưng cứ mỗi lần nhìn con bé hào hứng vẽ với tâm niệm bán kiếm tiền nuôi mẹ, thế là tôi mãn nguyện rồi.”, bà Liên mỉm cười, tâm sự.

Cô gái khuyết tật ở Huế vẽ tranh bằng chân và lời nói dối đẫm nước mắt của người mẹ - Ảnh 12.

Thảnh chỉ có thể nhìn thế giới bên ngoài qua ô cửa.

Chia tay cô gái tật nguyền ra về khi trời vừa nhá nhem tối, bà Liên lại loay hoay vào bếp chuẩn bị bữa cơm tối, Thảnh thì vẫn nằm giữa nền nhà và cố gắng điều khiển đôi chân để vẽ tranh. Một ngày trôi qua của hai mẹ con cứ đều đặn lặp đi lặp lại như thế. Lặng lẽ nhưng ấm áp tình thương.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính

Lớn lên tại Trung tâm bảo trợ trẻ em và chưa một lần được gặp bố mẹ – thí sinh khuyết tật Phạm Thị Thu Thuỷ dự thi để xét tuyển vào trường ĐH Sư Phạm, khoa Giáo dục đặc biệt. Cô bạn ước mơ trở thành giáo viên dạy cho người khiếm thính.

Current Time0:02
/
Duration1:47
Auto

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật và ước mơ trở thành giáo viên

Sáng nay, 1 triệu thí sinh cả nước đã bước vào ngày thi đầu tiên của kì thi THPT Quốc gia 2018. Tại điểm thi THCS Colette (quận 3), thí sinh khuyết tật Phạm Thị Thu Thuỷ (sinh năm 1997) cũng vui mừng vì đã hoàn thành môn thi Ngữ Văn.

Thu Thuỷ bị khuyết tật ở chân. Đôi chân bị cụt đến gối khiến Thu Thuỷ trông thấp hơn người bình thường nhưng 9X vẫn tự tin một mình đi lại mà không cần sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Cô bạn nhỏ rạng rỡ, vui vẻ và luôn miệng bảo mình có thể tự đi, tự ngồi lên ghế.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 2.

Thí sinh khuyết tật Thu Thuỷ tại THCS Colette.

Năm nay, Thu Thuỷ dự thi tổ hợp 3 môn xã hội Văn – Sử – Địa để xét vào trường ĐH Sư Phạm, khoa Giáo dục đặc biệt. Thuỷ muốn học chuyên ngành giảng dạy cho người khiếm thính. Hiện tại, 9X đang sống tại làng Hoà Bình thuộc Bệnh viện Từ Dũ. Tại đây Thuỷ sống chung với những người khuyết tật giống mình. Hiểu được sự khó khăn của các bạn khiếm thính, Thuỷ muốn học để quay về giúp đỡ những người khuyết tật có thể nhanh chóng hoà nhập tốt hơn với cuộc sống.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 3.

Thu Thuỷ thi vào khoa Giáo dục đặc biệt, ĐH Sư Phạm

Thu Thuỷ lớn lên tại một trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, quận Thủ Đức mà chưa một lần được biết mặt cha mẹ. Trong giấc mơ của cô gái nhỏ, em luôn mong 1 lần được gặp người đã sinh ra mình. “Nhưng mà cũng khó lắm, gặp thì em cũng chẳng nhận ra vì đã thấy mặt mẹ bao giờ đâu” – Thuỷ buồn bã chia sẻ. Năm 12 tuổi, Thuỷ được chuyển lên làng Hoà Bình để tiện sinh hoạt và đi học cùng các bạn khuyết tật khác.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 4.

Từ nhỏ, Thuỷ đã ở tại trung tâm bảo trợ trẻ em.

Sự lạc quan, vui vẻ là điều ai cũng có thể cảm nhận khi tiếp xúc với Thuỷ. Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập, cô bạn tự tin: “Không có khó khăn gì hết đâu ạ, từ nhỏ đến giờ em đều cố gắng học mà chưa bao giờ nản chí. Cuộc sống ai cũng vất vả hết nên em không thấy gì khó khăn cả”. Ngoài thời gian đi học, Thuỷ còn thích chơi bóng bàn và từng cùng đồng đội giành huy chương đồng trong hội thao dành cho người khuyết tật.

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 5.

Thu Thuỷ luôn rạng rỡ

Nụ cười rạng rỡ, lạc quan của thí sinh khuyết tật với ước mơ trở thành giáo viên cho người khiếm thính - Ảnh 6.

Cô bạn vui vẻ khi nói về dự định và ước mơ của mình

Nói về đề thi năm nay, Thu Thuỷ đánh giá đề không quá khó nhưng cũng không dễ có điểm cao. Cô bạn tự tin mình làm tốt khoảng 60-70%. Cùng chúc cho cô bạn nhỏ sẽ thi đỗ và tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên nhé!